Thứ ba 22/07/2025 16:33
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

​​​​​​​Khánh Hòa: Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm ổn định và tăng trưởng trong bối cảnh sắp xếp hành chính mới

Sau khi triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 của Quốc hội, trong đó hợp nhất toàn bộ tỉnh Ninh Thuận vào Khánh Hòa, bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực, tạo nền tảng cho sự bứt phá trong giai đoạn tới.

Tăng trưởng kinh tế đạt 7,33%, thu ngân sách tăng gần 28%

6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Khánh Hòa đã chứng tỏ bản lĩnh điều hành và năng lực thích ứng mạnh mẽ. Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng tốc trong 6 tháng cuối năm.

Khánh Hòa: Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm ổn định và tăng trưởng trong bối cảnh sắp xếp hành chính mới
Kinh tế biển tại Khánh Hòa sẽ là một trong những ngành mũi nhọn phát triển kinh tế - Cảng Cam Ranh

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025, Kinh tế Khánh Hòa tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm tăng 7,33% so với cùng kỳ. Dù chưa đạt mức kỳ vọng, kết quả này phản ánh nỗ lực điều hành trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động sau sắp xếp hành chính.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,21%; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,64% (trong đó: công nghiệp tăng 4,07%; xây dựng tăng 16,29%); Khu vực dịch vụ tăng 8,34%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (theo giá hiện hành) trong 6 tháng đầu năm 2025 được 96.335,8 tỷ đồng, với cơ cấu nền kinh tế như sau: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,9%; Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 36,57%; Ngành dịch vụ chiếm 40,92%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,61%.

Thu ngân sách nhà nước đạt 15.390 tỷ đồng, bằng 55% dự toán Trung ương giao và tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 14,7%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2025 tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,6%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí giảm 1,2%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,9%; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 19,2%.

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước như: đường các loại tăng 11,3%; bia các loại ước tăng 40,1%; thuỷ sản đông lạnh tăng 16,3%;… Tuy nhiên, sản lượng điện sản xuất tăng thấp khoảng 0,5% so với cùng kỳ (do các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh bị cắt giảm công suất điện, nước yến ước giảm 4,2% do tình hình tiêu thụ chậm, dẫn đến chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2025 có mức tăng thấp).

Đặc biệt doanh thu từ du lịch vẫn duy trì cao, 6 tháng đầu năm đạt 34.000 tỷ đồng tăng 20,2% so với cùng kỳ. tổng lượt khách lưu trú đạt 8,5 triệu lượt khách, tăng 19,5%, trong đó có 2,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 15,5%.

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm được 1.266 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, các sản phẩm xuất chủ yếu như: thuỷ sản được 408,6 triệu USD, tăng 0,3%; cà phê được 174,2 triệu USD, tăng 102,8%; đóng tàu được 350,8 triệu USD, tăng 6,3%. Kim ngạch nhập khẩu được 746,6 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các sản phẩm xuất chủ yếu như: nguyên liệu thuỷ sản được 152,4 triệu USD, tăng 3%; máy móc thiết bị, phụ tùng được 133,8 triệu USD, tăng 19,7%; sắt thép các loại được 77,5 triệu USD, tăng 19,8%.

Thu hút 61 dự án với tổng vốn đầu tư 388,9 nghìn tỷ đồng

Khánh Hòa: Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm ổn định và tăng trưởng trong bối cảnh sắp xếp hành chính mới
Cảng Cà Nà - Khu Công nghiệp Cà Ná tạo đòn bẩy phát triển kinh tế của khu vực

Trong 6 tháng đầu năm 2025, đã thu hút được 61 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 388,9 nghìn tỷ đồng. Bất động sản vẫn là điểm hấp dẫn trong thu hút đầu tư tại Khánh Hòa, trong đó có các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp, đô thị tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng như: Khu công nghiệp Cà Ná (3,875 nghìn tỷ đồng); Nhà máy nhiệt điện LNG Cà Ná (56 nghìn tỷ đồng); Khu đô thị mới Cam Lâm (283,3 nghìn tỷ đồng); Khu phức hợp Mũi Cỏ - Bãi Rạn (4,2 nghìn tỷ đồng); Khu phức hợp Vũng Ngán (2,8 nghìn tỷ đồng); Khu đô thị mới Đầm Môn (25,6 nghìn tỷ đồng); Khu đô thị mới Tu Bông (43 nghìn tỷ đồng)…. Đồng thời, tích cực triển khai thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án KCN Ninh Diêm, Ninh Diêm 1, Ninh Xuân, Mở rộng nhà máy Hyundai giai đoạn 2.

Đề xuất thực hiện Khu thương mại tự do và một số cơ chế đặc thù

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã đạt những kết quả nổi bật trong công tác chuẩn bị và triển khai các dự án mang tính chiến lược. Các nhiệm vụ đột phá, trọng tâm được chủ động triển khai theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban thường vụ Tỉnh Ủy, ngoài các dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư: Khu đô thị mới Cam Lâm, Dự án Khu đô thị mới Tu Bông và Dự án Khu đô thị mới Đầm Môn. UBND tỉnh chấp thuận chủ trường đầu tư xây dựng và và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Cà Ná - giai đoạn I.

Khánh Hòa: Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm ổn định và tăng trưởng trong bối cảnh sắp xếp hành chính mới
Vịnh Vân Phong được quy hoạch thành khu tổng hợp, du lịch, cảng biển, đô thị, khu công nghiệp

Tỉnh xây dựng hoàn thiện Đề án khu thương mại tự do tỉnh Khánh Hòa và Đề án bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Khu kinh tế Vân Phong trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất chủ trương giao UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa tại Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội theo trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng chỉ tiêu điều chỉnh cho 6 tháng cuối năm

Trước hết tỉnh cần tập trung hoàn thành 87 nhiệm vụ đột phá gồm 50 nhiệm vụ từ Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa trước sắp xếp và 37 nhiệm vụ từ tỉnh Ninh Thuận cũ, đột phá trong 6 tháng cuối năm làm sao vận hành hiệu quả bộ máy mới sau sắp xếp hành chính, không để gián đoạn hoạt động.

Đồng thời, trong công tác điều hành chính quyền hai cấp cần phân công nhiệm vụ cụ thể theo tinh thần “6 rõ”: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ kết quả. khắc phục tình trạng né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm. Sắp xếp lại trụ sở, tài sản công, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.

Do đó, một số chỉ tiêu được đặt ra tăng hơn để về đích. Về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) đạt khoảng 7,5%, phấn đấu đạt 8 - 8,5%. và GRDP bình quân đầu người đạt 110,4 triệu đồng/người, tăng 9,9% so với năm 2024. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.350 triệu USD. Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 107.888 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2024. Thu ngân sách nhà nước 27.979 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2024...

Với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Khánh Hòa đã và đang khẳng định năng lực vượt qua thách thức, duy trì ổn định, tiếp tục vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh mới. Những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm là nền tảng quan trọng để tỉnh hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025, tạo đột phá cho chặng đường phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Tin bài khác
Kho dự trữ quốc gia 2025: Khẩn trương đấu thầu mua 280.000 tấn lương thực

Kho dự trữ quốc gia 2025: Khẩn trương đấu thầu mua 280.000 tấn lương thực

Cục Dự trữ Nhà nước yêu cầu các Chi cục hoàn thành việc nhập thóc vào kho Dự trữ quốc gia chậm nhất là ngày 15/10/2025 và hoàn thành nhập gạo trước ngày 31/10/2025.
Bộ Tài chính đề xuất tăng giảm trừ gia cảnh lên 15,5 triệu đồng

Bộ Tài chính đề xuất tăng giảm trừ gia cảnh lên 15,5 triệu đồng

Bộ Tài chính đề xuất hai phương án điều chỉnh giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2026, cao nhất lên 15,5 triệu đồng/tháng, nhằm giảm gánh nặng cho người nộp thuế.
Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy, giảm chi phí logistics

Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy, giảm chi phí logistics

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 113/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả vận tải đường thủy, góp phần thúc đẩy logistics và kinh tế bền vững.
Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 của Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu tại khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã kiến nghị loạt giải pháp lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng cùng với áp lực từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/7 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”, thu hút các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công nghệ, cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.