Thứ năm 17/07/2025 21:37
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.

Sàn giao dịchcarbon: Công cụ chiến lược trong chuyển dịch kinh tế xanh

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trương Huỳnh Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) - khẳng định: “Việc xây dựng và vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon tập trung cho các ngành phát thải lớn là một bước đi chiến lược, phù hợp thông lệ quốc tế, giúp hiện thực hóa mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.”

Sàn giao dịch carbon sẽ đóng vai trò là thị trường tập trung, nơi các doanh nghiệp có nghĩa vụ phát thải thực hiện giao dịch mua – bán tín chỉ phát thải, theo cơ chế thị trường. Công cụ này không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí giảm phát thải, mà còn tạo động lực thu hút đầu tư xanh, thúc đẩy sản xuất sạch và tăng khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu có yêu cầu khắt khe về phát thải.

Căn cứ vào Luật Bảo vệ Môi trường 2020 cùng các văn bản dưới luật, đặc biệt là Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và Nghị định số 119/2025/NĐ-CP, khung pháp lý sơ bộ cho thị trường các-bon tại Việt Nam đã dần được hình thành. Đáng chú ý, Quyết định 232/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 đã phê duyệt lộ trình phát triển thị trường các-bon với hai giai đoạn rõ ràng: thí điểm từ 2025–2028 và vận hành chính thức từ năm 2029.

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Chắt lọc kinh nghiệm quốc tế, xây dựng mô hình phù hợp Việt Nam

Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đến từ Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc đã chia sẻ nhiều bài học thực tiễn về thiết kế và vận hành sàn giao dịch carbon hiệu quả. GS. Michael Mehling (Viện Công nghệ Massachusetts - MIT) đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của hệ thống giám sát minh bạch và cơ chế ngăn chặn thao túng thị trường: “Một thị trường vận hành hiệu quả phải đặt nền móng vững chắc từ thể chế, công nghệ giám sát đến năng lực thực thi. Đây là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nhà đầu tư và đảm bảo tính liêm chính của thị trường.”

Ở góc độ châu Á, GS. Zhang Xiliang (Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc) chia sẻ kinh nghiệm từ việc triển khai thị trường carbon lớn nhất thế giới tại Trung Quốc, trong đó hạ tầng dữ liệu, công cụ phòng chống gian lận và mô hình đấu giá linh hoạt là ba trụ cột vận hành hiệu quả.

Mô hình đề xuất cho Việt Nam, đại diện nhóm chuyên gia tư vấn trong nước, bà Đặng Hồng Hạnh - Giám đốc Công ty VNEEC, đã trình bày mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon phù hợp cho giai đoạn thí điểm tại Việt Nam. Theo đó, sàn giao dịch sẽ được xây dựng trên nền tảng công nghệ kết nối chặt chẽ với hệ thống đăng ký – kiểm kê – xác minh tín chỉ carbon quốc gia, tích hợp các chức năng thanh toán, công bố thông tin và giám sát giao dịch.

“Chúng tôi đề xuất khung mô hình linh hoạt, có khả năng mở rộng theo từng giai đoạn, vừa đảm bảo tương thích với thị trường quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện phát triển của doanh nghiệp trong nước”, bà Hạnh nhấn mạnh.

Việt Nam là quốc gia đang trong tiến trình công nghiệp hóa, với nhiều ngành phát thải lớn như năng lượng, sản xuất công nghiệp, giao thông, xây dựng... Việc chủ động chuẩn bị cho thị trường carbon không chỉ là yêu cầu của cam kết quốc tế, mà còn là cơ hội để tái cấu trúc mô hình tăng trưởng theo hướng xanh – sạch – tuần hoàn.

Theo bà Adritha Subbiah - đại diện ETP – UNOPS: “Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc xây dựng nền tảng cho thị trường carbon. Một thiết kế sàn giao dịch hiệu quả, minh bạch sẽ là đòn bẩy quan trọng để huy động nguồn lực tài chính cho chuyển dịch năng lượng.”

Để thị trường carbon hoạt động hiệu quả, các chuyên gia khuyến nghị Bộ Tài chính sớm hoàn thiện Nghị định về sàn giao dịch carbon, đồng thời ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể về phân bổ hạn ngạch phát thải, cơ chế đấu giá, giám sát và xử lý vi phạm.

Việc tham vấn ý kiến rộng rãi từ các bên liên quan, bao gồm các bộ ngành, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và chuyên gia quốc tế tại hội thảo lần này là cơ sở quan trọng giúp hoàn thiện mô hình vận hành trong giai đoạn thí điểm, từ đó từng bước phát triển một thị trường carbon đồng bộ, minh bạch và hiệu quả.

Tin bài khác
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
TP. Hồ Chí Minh: Cuộc cách mạng xe điện trong ngành xe ôm công nghệ

TP. Hồ Chí Minh: Cuộc cách mạng xe điện trong ngành xe ôm công nghệ

TP. Hồ Chí Minh sẽ chính thức "khóa sổ" đăng ký mới cho xe máy xăng muốn gia nhập các ứng dụng gọi xe. Điều này có nghĩa là, từ năm 2026, chỉ có xe điện mới được phép hoạt động trong lĩnh vực xe ôm công nghệ và giao hàng.
Kinh tế tư nhân Phú Thọ: Động lực then chốt cho tăng trưởng sau sáp nhập

Kinh tế tư nhân Phú Thọ: Động lực then chốt cho tăng trưởng sau sáp nhập

Phú Thọ xác định kinh tế tư nhân (KTTN) là trụ cột trong chiến lược phát triển, với kỳ vọng khu vực này đóng góp trên 60% GRDP và 60% tổng thu ngân sách vào năm 2030.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ban Chính sách, chiến lược Trung ương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm

Ban Chính sách, chiến lược Trung ương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm

Chiều ngày 16/7, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Vĩnh Long: Trung ương xem xét hỗ trợ 19.680 tỉ đồng cho đầu tư công trình giao thông

Vĩnh Long: Trung ương xem xét hỗ trợ 19.680 tỉ đồng cho đầu tư công trình giao thông

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu xem xét, cân đối vốn hỗ trợ đầu tư khoảng 19.680 tỉ đồng đầu tư các công trình giao thông từ ngân sách Trung ương cho tỉnh Vĩnh Long.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Hà Nội hướng tới GRDP bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD/năm

Hà Nội hướng tới GRDP bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD/năm

Thành ủy Hà Nội vừa công bố toàn văn dự thảo Báo cáo chính trị để lấy ý kiến rộng rãi từ nhân dân thủ đô. Hà Nội không chỉ tập trung phát triển kinh tế – hạ tầng mà còn ưu tiên lớn cho văn hóa, y tế, giáo dục, và môi trường sống. Dự thảo đặt ra chỉ tiêu đầy tham vọng: "Xử lý triệt để ô nhiễm không khí nội đô trước năm 2035, hình thành vùng phát thải thấp; hồi sinh các dòng sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét… tạo nên Thủ đô xanh – sạch – văn minh."