Thứ bảy 03/05/2025 10:21
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hút đầu tư vào năng lượng tái tạo - thúc đẩy kinh tế xanh

11/02/2025 10:00
Ngoài thu hút vốn, chính sách sử dụng đất chủ động và kế hoạch triển khai toàn diện sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo.
Bài liên quan
Giải pháp về công nghệ cho ngành năng lượng tái tạo
Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá

Tại dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút khoảng 135 tỷ USD để đầu tư và xây dựng các dự án điện đến năm 2030. Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với tỷ lệ đóng góp của nguồn điện năng lượng tái tạo dự kiến đạt khoảng 25% vào năm 2030 và 45% vào năm 2050.

Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn cho quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo vẫn là một thách thức lớn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ quá trình này, từ chính sách tài chính, thuế xanh đến các tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ. Các biện pháp khuyến khích như trợ cấp và vay vốn ưu đãi cũng được áp dụng rộng rãi để thúc đẩy đầu tư xanh.

Hút đầu tư vào năng lượng tái tạo - thúc đẩy kinh tế xanh
Hút đầu tư vào năng lượng tái tạo - thúc đẩy kinh tế xanh

Tại Đức, chính phủ đã đầu tư 2,5 tỷ Euro vào cơ sở hạ tầng xe điện và trợ cấp 9.000 Euro cho mỗi phương tiện, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong khi đó, tại Thâm Quyến (Trung Quốc), ba hãng xe buýt lớn đã được hỗ trợ 75.500 USD mỗi năm cho mỗi xe điện nhằm khuyến khích việc thay thế phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Những chính sách này đã góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế xanh.

Tại Việt Nam, nhờ chương trình trợ giá điện mặt trời, công suất điện mặt trời mái nhà đã tăng 2.435% kể từ đầu năm 2019. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang thảo luận Luật Điện lực sửa đổi để tạo khung pháp lý thuận lợi cho đầu tư vào năng lượng tái tạo. Dù vậy, nhiều thách thức vẫn tồn tại. Theo bà Sunita Dubey, Đại diện quốc gia của Liên minh Năng lượng toàn cầu vì con người và hành tinh (GEAPP), sự không chắc chắn về chính sách và quy định đã khiến nhiều nhà đầu tư do dự, trong khi việc huy động vốn cho các dự án lớn vẫn là rào cản đáng kể.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam), nhấn mạnh tại Diễn đàn hỗ trợ pháp lý đầu tư năm 2024 rằng sự chậm trễ trong việc ban hành quy định và hướng dẫn thực hiện đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những nhà đầu tư vận hành dự án năng lượng mặt trời sau năm 2020. Điều này tạo ra tâm lý e ngại, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và triển khai các dự án mới.

Để giải quyết các thách thức này, Việt Nam cần xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và lộ trình đầu tư minh bạch nhằm tạo niềm tin và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, việc áp dụng các mô hình tài chính hỗn hợp, trái phiếu xanh và hợp tác với các tổ chức tài chính có thể giúp thu hẹp khoảng cách về vốn. Đồng thời, chính sách sử dụng đất chủ động và kế hoạch triển khai toàn diện sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo.

Bằng cách kết hợp nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải cách chính sách và chiến lược đầu tư toàn diện, Việt Nam có thể tối ưu hóa quá trình thu hút vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh và đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng tái tạo.

Tin bài khác
Đề xuất 1.000 tỷ đồng kiến tạo nền móng dữ liệu quốc gia

Đề xuất 1.000 tỷ đồng kiến tạo nền móng dữ liệu quốc gia

Đề xuất 1.000 tỷ đồng để phát triển dữ liệu quốc gia không chỉ là một sáng kiến tài chính, mà còn là tuyên ngôn về sự chuyển dịch tư duy quản trị, từ quản lý hành chính truyền thống sang điều hành dựa trên dữ liệu.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc bất ngờ miễn thuế một cách lặng lẽ cho khoảng 131 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá gần 40 tỷ USD. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Bộ Chính trị yêu cầu không “hình sự hóa” quan hệ kinh tế, dân sự

Bộ Chính trị yêu cầu không “hình sự hóa” quan hệ kinh tế, dân sự

Một điểm then chốt được nêu rõ trong nghị quyết là không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính. Đồng thời, không dùng các biện pháp hành chính để can thiệp vào các tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự, kinh tế.
Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Bắc Kinh tuyên bố đang đánh giá khả năng nối lại đàm phán thương mại với Washington, trong bối cảnh cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều chịu áp lực từ cuộc chiến thuế quan leo thang.
Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs nhận định các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng sẽ mang tính định hình, có thể trở thành khuôn mẫu cho những chính sách thương mại toàn cầu trong tương lai.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Hoàn thành cải cách tiền lương trước 30/6/2025 là nhiệm vụ cấp bách

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Hoàn thành cải cách tiền lương trước 30/6/2025 là nhiệm vụ cấp bách

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu các đơn vị quyết liệt thực hiện cải cách tiền lương, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trước hạn chót 30/6/2025.
Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, với nhiều hoạt động được các đại biểu, nhân dân rất trông chờ như diễu binh diễu hành, máy bay trình diễn, khai hỏa 21 loạt đại bác trên nền Quốc thiều.
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Rực rỡ, trang nghiêm mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Rực rỡ, trang nghiêm mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngày 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm và nhiều lãnh đạo cao cấp Đảng, Nhà nước và khách mời các nước bạn cùng hàng ngàn người dân tham dự lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chương trình diễu binh, diễu hành bắt đầu.
Trực tiếp: Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/04/2025

Trực tiếp: Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/04/2025

Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập thông tin trực tiếp Lễ diễu binh, diễu hành quy mô lớn nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) với sự tham gia của lực lượng vũ trang, các đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân.
Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump chuẩn bị ký sắc lệnh nới thuế ô tô, giảm áp lực lên các hãng như Ford và GM, nhằm bảo vệ sản xuất nội địa và giữ ổn định chuỗi cung ứng.
Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về việc hoàn thiện Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại – một văn bản quan trọng định hình khuôn khổ pháp lý cho đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Bộ Nội vụ hướng dẫn chi tiết thực hiện chính sách theo Nghị định 178 và và Nghị định 67

Bộ Nội vụ hướng dẫn chi tiết thực hiện chính sách theo Nghị định 178 và và Nghị định 67

Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 1814 nhằm hướng dẫn cụ thể việc triển khai Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP) về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.
Nhiều nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI

Nhiều nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI

Tại kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI xem xét và quyết nghị chuyên đề về tài chính, ngân sách, đầu tư công, đất đai, quy hoạch, trong đó có các nội dung quan trọng.