Thứ tư 02/07/2025 18:15
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nhiều nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI

Tại kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI xem xét và quyết nghị chuyên đề về tài chính, ngân sách, đầu tư công, đất đai, quy hoạch, trong đó có các nội dung quan trọng.

Ngày 29/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) nhằm thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng trong thẩm quyền của HĐND thành phố.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của kỳ họp này khi chương trình làm việc chỉ gói gọn trong một ngày nhưng bao gồm 4 nhóm vấn đề lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của Thủ đô.

Nhiều nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI
Khai mạc Kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI

Một trong những nội dung trọng tâm được xem xét là chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã trên toàn địa bàn thành phố. Theo đó, Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức lại 526 xã, phường, thị trấn thành 126 đơn vị hành chính mới. Đây là bước đi nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, góp phần xây dựng nền hành chính gần dân, sát dân, phục vụ tốt hơn cho người dân Thủ đô.

Đề án sắp xếp đã được xây dựng một cách nghiêm túc, khẩn trương, tuân thủ đầy đủ các quy định, nguyên tắc và định hướng của Trung ương cũng như của thành phố. Việc này cũng phù hợp với các nghị quyết, kết luận từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương có liên quan.

Bên cạnh đó, kỳ họp cũng xem xét các nghị quyết nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, bao gồm: quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường; danh mục bảo tồn, phát huy giá trị di tích, di sản và công trình kiến trúc tiêu biểu; và các chính sách quản lý, phát triển khu công nghệ cao và khu công nghiệp trên địa bàn.

Tại kỳ họp thứ 22, HĐND Thành phố xem xét và quyết nghị chuyên đề về tài chính, ngân sách, đầu tư công, đất đai, quy hoạch, trong đó có các nội dung quan trọng như: Cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công; quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án giao thông rất quan trọng là: Dự án cầu Ngọc Hồi và dự án đường kết nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; thông qua danh mục các khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm theo Nghị quyết số 171 của Quốc hội; điều chỉnh, bổ sung danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; xem xét Đồ án Quy hoạch xây dựng Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội.

Đây là những nghị quyết kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn, khai thác tối đa các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo tiền đề quan trọng để Thủ đô phát triển bứt phá, đạt mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030.

HĐND Thành phố cũng xem xét, quyết nghị các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người có công; hỗ trợ các lực lượng làm công tác quản lý, phòng, chống ma tuý; mức hỗ trợ để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công.

Tin bài khác
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay (1/7/2025) cả 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Thời điểm này đánh dấu cuộc chuyển mình to lớn về quản trị quốc gia để phù hợp với kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Đà Nẵng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và lý lịch chính trị vững vàng.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Sáng ngày 30/6, Tại Hội trường Thành ủy Nha Trang, diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, khởi đầu cho chính quyền hai cấp mới từ 1/7/2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Từ 1/7/2025, Quảng Trị và Quảng Bình hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt hành chính - phát triển, mở ra cơ hội liên kết vùng và phát triển bền vững.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Lễ công bố tổ chức hành chính mới của tỉnh Phú Thọ diễn ra ngày 30/6, đánh dấu bước chuyển lịch sử với mô hình phát triển đa trung tâm, tích hợp cao.
Hân hoan trong ngày vui lớn

Hân hoan trong ngày vui lớn

Hôm nay 30/6/2025 đã được xác định là thời điểm trọng đại, khi các tỉnh thành công bố sự kiện hợp nhất địa giới, chung hòa đơn vị hành chính. Nhiều hoạt động chào mừng, ghi nhận đang sôi nổi diễn ra.
Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Sáng 30/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện; thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, xã, phường, đặc khu đã diễn ra trọng thể.
Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Sau Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu, từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động, giảm 29 đơn vị so với trước. Cuộc “sắp xếp lại giang sơn” được nhìn nhận “không chỉ để gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn…”.
Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Có một nhận định chung đang rất được lan tỏa với cộng đồng, là từ ngày 01/7, nhiều địa danh tỉnh thành sẽ mất đi, khi chính quyền thay đổi cấp bậc quản lý hành chính và tinh giản địa giới một số địa phương. Song điều đó có thật không, hay chúng ta cần cởi mở góc nhìn để nhìn nhận vấn đề?
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.