Thứ tư 15/01/2025 14:06
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Giải bài toán Covid - 19 giúp DNNVV "vượt khó"

12/10/2020 00:00
Chiều 17/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) tổ chức Hội nghị trực tuyến với chủ đề "Áp dụng nền tảng số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn trong bối cảnh dịch Covid-19" nhằ

Tham dự hội nghị, về phía cơ quan quản lý Nhà nước có ông Nguyễn Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN). Về phía VINASME có TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch, TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký, ông Nguyễn Văn Từ - Chánh văn phòng, ông Nguyễn Kim Hùng - Phó viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME), Chủ tịch HĐQT Kim Nam Group. Hội nghị còn có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế - tài chính: Nguyễn Minh Phong, Cấn Văn Lực và Nguyễn Trí Hiếu; cùng đông đảo các doanh nghiệp tại nhiều điểm cầu khác nhau trên cả nước.

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME

Phát biểu tại hội nghị, TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME cho biết: Toàn thế giới đang phải chống chọi với đại dịch Covid - 19, điều chưa từng có trong lịch sử loài người. Covid-19 đã và đang tàn phá ghê gớm kinh tế - xã hội toàn cầu và không loại trừ một quốc gia nào. Theo dự báo của OECD, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến kéo dài và lan rộng ra tất cả các vùng châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Nam Mỹ và Mỹ thì tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống còn 1,5% trong năm 2020. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự báo Covid-19 sẽ làm tăng thêm 25 triệu lao động thất nghiệp, trong đó thấy nghiệp sẵn có là 188 triệu trên toàn cầu...

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam không những bảo đảm tính mạng người dân mà còn chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thứ 2 quan trọng không kém là duy trì ổn định kinh tế và sẵn sàng bứt phá khi dịch bệnh lắng xuống. Theo đó, Chính phủ đã, đang tiếp tục đưa ra các chính sách rất thực tế như hỗ trợ tài chính tín dụng cho cộng đồng DN và người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch, miễn giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, giãn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và chậm nộp tiền BHXH. Cùng với các chính sách dân sinh khác như: gói hỗ trợ về tiền được nâng lên 300.000 tỷ đồng, gói tài khóa 180.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ giá điện 12.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ viễn thông 15.000 tỷ đồng...

Trong khi các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ, và siêu nhỏ, đang đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí lao đao, khó cầm cự nếu không được hỗ trợ và có các giải pháp kịp thời, Chủ tịch VINASME mong muốn, đại diện các bộ, ngành, chuyên gia và bản thân doanh nghiệp thảo luận, đánh giá và hiến kế cụ thể cho công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 và đặc biệt là làm sâu sắc hơn, kể cả về tư duy của Chính phủ trong tâm thế sống chung với dịch bệnh và kinh doanh an toàn; đồng thời đưa ra giải pháp tổng thể để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm cơ hội mới hậu Covid-19.

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến

Hội nghị gồm hai phiên với hai nội dung: VINASME cùng Bộ ban ngành hiến kế để thực hiện chỉ thị 11 của Chính phủ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn thời COVID – 19; Giải pháp tổng thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh - tìm cơ hội mới (kỷ nguyên số) Thời covid – 19.

Cũng tại hội nghị, SISME đã đề xuất nhóm giải pháp quản trị, áp dụng nền tảng số, kết nối vốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt khó đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp đã tham gia hiến kế các giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng tới số hóa hoạt động quản trị, kết nối nguồn vốn và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau hội nghị, Ban tổ chức tổng hợp kế sách/giải pháp và báo cáo trực tiếp tới Thủ tướng để kịp thời đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ KH & CN Bùi Thế Duy:

Việt Nam đang đứng trước thời kỳ khó khăn khi diễn biến của dịch bệnh Covid-19 ngày càng lan rộng trên toàn thế giới và ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo đó, cần có những hành động quyết liệt, giải pháp từ Chính phủ và bản thân DN, người dân để ổn định sản xuất một cách bền vững và lâu dài.

Covid-19 là động lực mới giúp ta đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và đây là nhu cầu bắt buộc. Thực tế Việt Nam đang dần thích ứng với hình thức online. Giờ doanh nghiệp phải bắt buộc tái cơ cấu các hình thức sản suất, giao tiếp trực tuyến với khách hàng, tham gia chuỗi sản xuất để thích ứng với thời kỳ dịch bệnh có thể kéo dài, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động...

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN):

Chính phủ đã vào cuộc rất sớm và quyết liêt khi Chính phủ các bộ ngành đều vào cuộc cùng Chính phủ đối phó với Covid-19, và NHNN là một trong những đơn vị đầu tiên vào cuộc nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. NHNN đã ban hành văn bản chỉ đạo các TCTD ngay từ ngày 03/1/2020 đánh giá mức độ tác động của dịch bệnh. Sau đó, tiếp tục ban hành nhiều văn bản khác, và cuối cùng là ngày 13/3/2020 NHNN ban hành thông tư 01 hướng dẫn các TCTD cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi và cho vay mới với các doanh nghiêp.

Trong các gói hỗ trợ, đối với gói 300.000 ngàn tỷ đồng, thông điệp của NHNN đối với các doanh nghiệp là ngành ngân hàng không thiếu tiền. Vấn đề là hấp thụ của nền kinh tế như thế nào và doanh nghiệp vay với lãi suất thấp không có nghĩa là không có tài sản đảm bảo, không có quản lý dòng tiền, không chứng minh được hiệu quả của dự án thì không tiếp cận được vì ngân hàng huy động vốn của dân để cho vay chứ không phải vốn của ngân sách. Trong thời Covid, với việc được hưởng mức lãi suất thấp hơn nên các doanh nghiệp hết sức bình tĩnh, cùng chia sẻ với ngân hàng, rà soát tìm ra các dự án mới, hướng đi mới, cơ cấu lại chính mình, xem lại phương án kinh doanh của mình.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực:

DN bây giờ thực sự cần gì? Tiền hay cơ chế, hay thứ gì khác. Hiện nay doanh nghiệp cần 2 thứ, đó là dòng tiền và thanh khoản và nên tập trung vào "điểm huyệt" này. Để các gói chính sách phát huy hiệu quả cần sự vào cuộc của 3 bên: 1 là Chính phủ, bộ/ngành/địa phương; 2 là các tổ chức tín dụng và cơ quan thuế phải tiếp tục đơn giản thủ tục hành chính bằng việc áp dụng công nghệ; 3 là doanh nghiệp cũng cần phải đổi mới tư duy phù hợp với xu thế mới sau khi Covid-19 xuất hiện.

Để thực hiện các gói hỗ trợ hiệu quả, DN cung phải công khai minh bạch, cùng bắt tay với TCTD và thuế, đóng góp hiến kế cùng với VINASME kiến nghị chính sách lên Chính phủ.

Chuyên gia tài chính cao cấp Nguyễn Trí Hiếu:

Nên có gói hỗ trợ riêng cho DNNVV để hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp vay tiền, có thể qua cơ chế bảo lãnh tín dụng, để khi dịch bệnh qua đi DN mới trả nợ. NHNN nên xem xét thành lập 1 ngân hàng dành riêng cho các DNNVV bởi ngân hàng này rất quan trọng trong thời điểm hiện nay, trong khi số lượng DNNVV chiếm tới 98%, qua đó giúp cộng đồng DN này vượt qua khó khăn, không bị loại khỏi thị trường, khi đó kinh tế Việt Nam mới hồi phục.

Ông Nguyễn Kim Hùng - Phó viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME), Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam:

Cộng đồng DNNVV quản trị thường yếu hơn so với các doanh nghiệp khác. Thời bình đã khó thì thời Covid - 19 càng khó và áp lực hơn. Bởi vậy đây là thời điểm vàng để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi số. Cộng đồng doanh nghiệp giỏi nghề nhưng cần định hướng và đôi khi thực tế cũng cần cầm tay chỉ việc để tái cấu trúc thành công...

Với VERIG LENDING, đây là giải pháp chia sẻ kết nối nguồn lực vốn giữa các doanh nghiệp và người dân; giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp; hộ kinh doanh cá thể với doanh nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể với nhau; hộ kinh doanh và doanh nghiệp với nhà đầu tư, giữa các nhà đầu tư với nhau; nhằm khai thác tối ưu nguồn lực trong dân và thúc đẩy dòng tiền lưu thông vào kinh tế thông qua doanh nghiệp (biện pháp khắc phục tâm lý người dân thời COVID-19). Giải pháp này phát huy giá trị nền kinh tế chia sẻ thông qua nền tảng số VERIG LENDING để kết nối trực giữa doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư trên Toàn cầu minh bạch, an toàn, hiệu quả.

Trong khi đó, VERCO24 giới thiệu cho DN việc chuyển đổi số thông qua phương thức quản trị trên App - nền tảng web (VERCO24) 100% bằng Tiếng Việt; dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi; phù hợp từ hộ kinh doanh cá thể tới doanh nghiệp SMEs cũng như doanh nghiệp lớn. Qua đây, giúp các hộ kinh doanh cá thể có phương án chuyển đổi SME trên cơ sở doanh nghiệp số.

Gia Gia

TAGS:

Tin bài khác
Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, đề xuất trọng tâm là thúc đẩy thị trường trong nước thông qua kết nối cung-cầu, xúc tiến thương mại.
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo rà soát và đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành, yêu cầu hoàn thành đồng bộ các công trình và đánh giá hiệu quả kinh tế khi rút ngắn tiến độ.
Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Ngày 13/1/2025, một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng sạch đã được thực hiện khi Công ty Green Power (Việt Nam) và Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển dự án năng lượng mặt trời với tổng công suất 100MWp. Đây là một sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho mối quan hệ chiến lược giữa hai công ty lớn trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh các nội dung và tinh thần của Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị.
Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sáng ngày 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày chuyên đề quan trọng về chủ trương, giải pháp thể chế nhằm thúc đẩy các lĩnh vực này.
Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu, sự tham gia của các tổ chức tài chính và nhà đầu tư tư nhân đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 (VESF 2025) vừa diễn ra với chủ đề tập trung vào các giải pháp đột phá nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia và doanh nghiệp với nhiều đề xuất mang tính đột phá.
Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe khiến TP.HCM thiệt hại 6 tỷ USD, Hà Nội 1-1,2 tỷ USD mỗi năm. Điều này đẩy chi phí logistics tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Nền kinh tế Việt Nam 2024 bứt phá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2025 hướng tới mức tăng trưởng cao hơn.
Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn hơn 22,59 tỷ , trong đó Lào nhận vốn đầu tư lớn nhất.
Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đưa ra dự thảo Nghị định về xử lý tài sản công, đề xuất 5 hình thức sắp xếp nhà, đất, trong đó có các thay đổi quan trọng liên quan đến quản lý tài sản công.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Năm 2024, Lào đã xuất siêu sang Việt Nam 732,7 triệu USD. Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin tại Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Vientine (Lào).
Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Năm 2024, ngành Hải quan không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ qua các thành tựu trong thu ngân sách, đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp. Những nỗ lực này không chỉ góp phần nâng cao vị thế của ngành Hải quan trên trường quốc tế mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững trong nước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

Với những động lực mạnh mẽ được chuyển tiếp từ năm 2024, UOB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7% trong năm 2025.
Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Tăng trưởng kinh tế năm 2025 được nhóm phân tích của SSI Research dự báo chủ yếu đến từ đầu tư và sản xuất, thay vì tiêu dùng trong ngắn hạn.