
Hiệp hội BĐS TPHCM kiến nghị không ban hành bảng giá đất hàng năm
HoREA đề nghị không ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần để phù hợp với thực tiễn trình độ.
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa gửi Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường văn bản đề nghị không ban hành bảng giá đất hàng năm (mỗi năm một lần) vì chưa hội đủ điều kiện thực hiện. Thay vào đó, HoREA cho rằng, chỉ nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần. Điều này nhằm phù hợp với thực tiễn trình độ, năng lực của bộ máy hành chính, trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hiện nay.
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho rằng, có một số quy định về "tài chính về đất đai" của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa thể chế hóa đầy đủ định hướng của Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Cụ thể, Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo "Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hòa về lợi ích của nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.
Theo Chủ tịch HoREA, trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần hiện đang quy định nhiều công đoạn và công việc rất chi tiết, phức tạp, mất nhiều thời gian.
"Nếu quy định xây dựng bảng giá đất hàng năm thì phải có cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đất ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Chat GPT được cập nhật theo thời gian thực kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư theo Đề án 06 liên thông đồng bộ, thống nhất với cơ sở dữ liệu lớn của quốc gia và phải sửa đổi đồng bộ các quy định pháp luật, trước hết là Luật Thuế đi đôi với việc người dân tự giác khai đúng giá mua bán, chuyển nhượng nhà đất", ông Châu nhấn mạnh.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, với trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất hiện nay, nếu quy định xây dựng hàng năm, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện suốt năm bận rộn, loay hoay cho việc này và sẽ khó làm tròn nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.

Bởi theo ông, Bộ Tài nguyên Môi trường tuy đã lập bản đồ giá đất cho hàng triệu thửa đất nhưng cơ sở dữ liệu đầu vào (bao gồm cả dữ liệu thuế) vẫn chưa đảm bảo tính chính xác và chưa được cập nhật kịp thời theo thời gian thực.
Do đó, HoREA đề nghị không ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần để phù hợp với thực tiễn trình độ, năng lực của bộ máy hành chính, trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hiện nay.
Chủ tịch HoREA cũng cho rằng, đến khi xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đất ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được cập nhật theo thời gian thực, kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư theo Đề án 06 về xây dựng mã số định danh cá nhân, căn cước công dân gắn chip liên thông đồng bộ, thống nhất với cơ sở dữ liệu lớn của quốc gia (Big data) từ trung ương, các bộ, ngành đến địa phương trên nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và phải sửa đổi đồng bộ quy định pháp luật, để đảm bảo cơ sở dữ liệu đầu vào về giá BĐS, trong đó có giá đất đáng tin cậy; đi đôi với việc người dân tự giác khai đúng giá mua bán, chuyển nhượng bất động sản, nhà đất, lúc đó Nhà nước sẽ xây dựng được bản đồ giá đất đến từng thửa đất theo vùng giá trị.
P.V (t/h)
Cùng chuyên mục


Quy định tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Quảng Ngãi: Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn

Người dân Hà Nội có thể phải mất tới 169 năm để có nhà mặt phố

Doanh nghiệp bất động sản mạnh tay chi hỗ trợ lãi suất đến 40 tháng

Việt Nam lọt top 5 điểm đến đầu tư bất động sản của giới siêu giàu Singapore
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?