Thứ ba 25/02/2025 17:53
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Giải pháp nâng tầm thương hiệu Việt trong kỷ nguyên mới

25/02/2025 11:15
Trong bối cảnh hội nhập và sự chuyển dịch mạnh mẽ sang kỷ nguyên số, các thương hiệu Việt dù đối mặt với thách thức nhưng vẫn đứng trước các cơ hội để bứt phá.
Giải pháp nâng tầm thương hiệu Việt trong kỷ nguyên mới
Toàn cảnh Hội thảo Thương hiệu Việt trong kỷ nguyên hội nhập: Từ cơ hội đến thách thức

Sáng 25/2, tại Hội thảo Thương hiệu Việt trong kỷ nguyên hội nhập: Từ cơ hội đến thách thức, TS. Đào Cẩm Thủy - Chủ nhiệm bộ môn Marketing, Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - đã có bài phát biểu sâu sắc về cách nâng tầm giá trị thương hiệu Việt trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ.

Xu hướng chuyển đổi của thương mại Việt Nam

TS. Đào Cẩm Thuỷ thông tin, trong 80 năm trước, hoạt động kinh doanh chủ yếu diễn ra tại các cửa hàng truyền thống. Đến 10 năm trước, hình thức bán hàng kết hợp giữa cửa hàng vật lý và trực tuyến trở nên phổ biến. Và đặc biệt, trong 3 năm trước, vào thời điểm dịch Covid-19, mô hình bán hàng đa kênh đã phát triển bùng nổ, và cho đến nay đã trở thành một xu thế tất yếu.

"Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có lượng người tiêu dùng trực tuyến đông đảo. Theo số liệu thống kê, Việt Nam xếp thứ 11 toàn cầu về tỷ lệ người dùng Internet mua sắm hàng tuần. Lực lượng mua sắm trực tuyến tăng 150% so với năm 2020, với số lượt truy cập các sàn thương mại điện tử lên đến 3,5 triệu lượt/ngày. Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử và các nền tảng số trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển".

Bên cạnh đó, với dân số đông, tỷ lệ sử dụng Internet cao, hành vi tiêu dùng của người Việt cũng có sự thay đổi rõ rệt. "Trung bình, mỗi người dành khoảng 8,2 giờ/tuần để mua sắm trực tuyến và 11,7 giờ/tuần để xem livestream bán hàng. Đây là những con số biết nói, cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ từ mô hình mua sắm truyền thống sang các nền tảng số", bà Thuỷ nhận định.

TS. Đào Cẩm Thủy - Chủ nhiệm bộ môn Marketing, Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
TS. Đào Cẩm Thủy - Chủ nhiệm bộ môn Marketing, Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại Hội thảo.

Áp lực cạnh tranh từ thương hiệu quốc tế

Theo TS. Đào Cẩm Thuỷ, thị trường Việt Nam ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu nước ngoài. Trong lĩnh vực thời trang, các “ông lớn” như Zara và H&M đã đạt doanh thu gần 3.100 tỷ đồng chỉ sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam, với biên lợi nhuận gộp lên đến 40%. Trong khi đó, Uniqlo cũng đang đẩy mạnh mở rộng mạng lưới cửa hàng, làm gia tăng sự cạnh tranh với các thương hiệu thời trang nội địa.

Lĩnh vực F&B cũng chứng kiến sự đổ bộ của những thương hiệu quốc tế đình đám như McDonald's và Starbucks, tạo áp lực không nhỏ lên các doanh nghiệp nội địa.

Không chỉ dừng lại ở ngành hàng tiêu dùng, cuộc cạnh tranh trên nền tảng số cũng ngày càng khốc liệt. Shopee hiện là sàn thương mại điện tử dẫn đầu tại Việt Nam, Grab đã thay đổi hoàn toàn thói quen di chuyển và đặt đồ ăn của người Việt, trong khi TikTok Shop đang mở ra một kênh bán hàng mới đầy tiềm năng. "Sự thống trị của các nền tảng nước ngoài đặt ra thách thức lớn cho các nền tảng nội địa. Nếu không kịp thời phát triển và chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp trong nước có thể bị lép vế ngay trên sân nhà", TS.Đào Cẩm Thuý thông tin.

Dù đối mặt với nhiều thách thức, các thương hiệu Việt vẫn có những cơ hội đáng kể để phát triển và khẳng định vị thế. Theo TS. Đào Cẩm Thủy, có bốn cơ hội lớn mà doanh nghiệp Việt có thể tận dụng:

Thứ nhất, mở rộng thị trường quốc tế. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận khách hàng toàn cầu, xóa bỏ rào cản về biên giới địa lý. Đây là cơ hội để các thương hiệu vươn ra thế giới mà không cần đầu tư mạnh vào hệ thống phân phối truyền thống.

Thứ hai, tiếp cận công nghệ và tri thức mới. Việc học hỏi từ các thương hiệu quốc tế, ứng dụng công nghệ vào quản trị và phát triển sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, xuất uất khẩu thương hiệu Việt. Một số thương hiệu Việt như Viettel, Trung Nguyên đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Điều này cho thấy, nếu có chiến lược đúng đắn, thương hiệu Việt hoàn toàn có thể tạo dấu ấn toàn cầu.

Thứ tư, phát triển bản sắc văn hóa. Người tiêu dùng Việt ngày càng coi trọng giá trị bản sắc và yếu tố phát triển bền vững. Đây là lợi thế để thương hiệu nội địa khai thác, tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng.

Song song với những cơ hội rộng mở, các thương hiệu Việt cũng đối mặt với không ít thách thức, đòi hỏi sự đổi mới và thích ứng linh hoạt.

"Thực tế cho thấy, sự trung thành của người tiêu dùng đang suy giảm. Trước vô số lựa chọn trên thị trường, khách hàng ngày càng dễ dàng thay đổi thương hiệu nếu tìm thấy sản phẩm chất lượng cao hơn hoặc có trải nghiệm tốt hơn. Bên cạnh đó, cạnh tranh trên không gian số ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp buộc phải liên tục đổi mới, tạo ra giá trị khác biệt để thu hút và giữ chân khách hàng, nhất là khi nền tảng số trở thành mặt trận chính của hoạt động kinh doanh. Chất lượng sản phẩm cũng là yếu tố mang tính quyết định. Người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn, đặt ra yêu cầu cao về tiêu chuẩn và độ bền của sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không duy trì và cải tiến chất lượng liên tục, thương hiệu có thể nhanh chóng bị đào thải", TS. Đào Cẩm Thuỷ thông tin.

"Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu số và bảo mật thông tin cũng là thách thức không thể xem nhẹ. Trong bối cảnh thương mại điện tử và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp phải đầu tư nghiêm túc vào chiến lược số hóa để giữ vững vị thế. Đồng thời, việc bảo vệ dữ liệu khách hàng cũng trở thành ưu tiên hàng đầu nhằm tránh rủi ro rò rỉ thông tin, củng cố lòng tin của người tiêu dùng", bà Thuỷ cho biết thêm.

Giải pháp nâng tầm thương hiệu Việt trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự chuyển dịch mạnh mẽ sang kỷ nguyên số, các thương hiệu Việt dù đối mặt với thách thức nhưng vẫn đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá. Để giúp doanh nghiệp vươn xa hơn trên thị trường trong nước và quốc tế, tại Hội thảo, TS. Đào Cẩm Thuỷ đã đề xuất một số giải pháp quan trọng.

Trước hết, doanh nghiệp cần định vị thương hiệu một cách rõ ràng và khác biệt bằng cách xác định giá trị cốt lõi, sứ mệnh thương hiệu và ứng dụng mô hình kim tự tháp thương hiệu. Đặc biệt, việc kể câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) một cách hấp dẫn và chân thực sẽ giúp tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng khách hàng, từ đó gia tăng lòng trung thành và sự kết nối bền vững với thương hiệu.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự chuyển dịch mạnh mẽ sang kỷ nguyên số, các thương hiệu Việt không chỉ đối mặt với thách thức mà còn đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự chuyển dịch mạnh mẽ sang kỷ nguyên số, các thương hiệu Việt không chỉ đối mặt với thách thức mà còn đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá.

Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu bền vững không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong kỷ nguyên mới. Doanh nghiệp cần chú trọng đến các giá trị môi trường, xã hội và quản trị (ESG) nhằm nâng cao uy tín thương hiệu, thu hút nhóm khách hàng có ý thức cao về trách nhiệm xã hội. Một thương hiệu phát triển theo hướng bền vững không chỉ tạo dựng lợi thế cạnh tranh mà còn giúp tối ưu hóa chi phí dài hạn nhờ sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Chuyển đổi số trong quản trị thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất hoạt động và tăng tính cạnh tranh. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng sẽ giúp thương hiệu tối ưu quy trình vận hành, tăng tính tương tác và kịp thời nắm bắt xu hướng tiêu dùng, từ đó điều chỉnh chiến lược phù hợp.

Song song với đó, doanh nghiệp cần không ngừng gia tăng tài sản thương hiệu thông qua việc đầu tư vào hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, chiến lược truyền thông nhất quán và các chiến dịch tiếp thị sáng tạo. Một thương hiệu mạnh không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn nâng cao sức cạnh tranh, tạo nền tảng vững chắc để phát triển bền vững.

Đặc biệt, việc chú trọng yếu tố "chất Việt" và bản sắc văn hóa sẽ tạo nên sự khác biệt rõ rệt cho thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Khi lồng ghép tinh thần Việt vào sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp không chỉ dễ dàng tiếp cận khách hàng toàn cầu mà còn tạo dựng niềm tự hào dân tộc. Những thương hiệu như Trung Nguyên, VinFast hay Viettel đã thành công khi khai thác yếu tố này, giúp họ không chỉ chinh phục thị trường trong nước mà còn vươn xa trên thế giới.

Cuối cùng, xây dựng cộng đồng khách hàng bền vững là chìa khóa giúp thương hiệu duy trì vị thế lâu dài. Các doanh nghiệp cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua các nền tảng tương tác số, chương trình khách hàng thân thiết và chiến lược truyền thông hai chiều. Khi khách hàng cảm thấy gắn bó với thương hiệu, họ không chỉ tiếp tục sử dụng sản phẩm mà còn trở thành những đại sứ thương hiệu, giúp doanh nghiệp mở rộng tầm ảnh hưởng một cách tự nhiên và hiệu quả.

Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thương hiệu Việt không chỉ cần sự đổi mới mà còn phải có chiến lược dài hạn, tận dụng tốt các lợi thế từ công nghệ, văn hóa và cộng đồng. Nếu biết cách khai thác đúng tiềm năng, các thương hiệu Việt hoàn toàn có thể khẳng định vị thế, không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

Tin bài khác
Gỡ pháp lý thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo để  đầu tư không "lỡ nhịp"

Gỡ pháp lý thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo để đầu tư không "lỡ nhịp"

Việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ là yêu cầu đối với Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mà còn là cơ hội lớn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cần huy động 4 triệu tỉ đồng để đạt tăng trưởng GDP 8%

Cần huy động 4 triệu tỉ đồng để đạt tăng trưởng GDP 8%

Bộ Tài chính vừa ước tính rằng, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, Việt Nam cần huy động một nguồn vốn khổng lồ hơn 4 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 160 tỉ USD.
Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó, công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo đóng vai trò then chốt.
Lộ trình thu thuế thương mại điện tử: Cần linh hoạt và có sự chuẩn bị

Lộ trình thu thuế thương mại điện tử: Cần linh hoạt và có sự chuẩn bị

Mặc dù việc thu thuế thương mại điện tử là cần thiết, nhưng lộ trình thực hiện cần linh hoạt và có thời gian chuẩn bị để tránh gây áp lực cho doanh nghiệp.
Thế giới “bắt sóng” kinh tế tuần hoàn: ESG – xu hướng không thể đảo ngược

Thế giới “bắt sóng” kinh tế tuần hoàn: ESG – xu hướng không thể đảo ngược

Việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn kết hợp với thực hành ESG không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động chuyển đổi mà còn mở đường cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Những “lá chắn” cần có của Việt Nam để vượt bão lạm phát toàn cầu

Những “lá chắn” cần có của Việt Nam để vượt bão lạm phát toàn cầu

Để tiếp nối thành công kiểm soát lạm phát ở mức 3,5% của năm 2024, Việt Nam cần tiếp tục sẵn sàng các “lá chắn” chính sách tiền tệ linh hoạt, tăng cường sản xuất trong nước, kiểm soát giá cả và ổn định tâm lý xã hội.
Để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

Để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 52/TB-VPCP ngày 21/2/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Đầu tư tại Bình Định: “Người đi trước là người thắng lợi”

Đầu tư tại Bình Định: “Người đi trước là người thắng lợi”

Dư địa đầu tư của Bình Định đang mở rộng hết biên độ với 11 lĩnh vực và 45 dự án được UBND tỉnh Bình Định đi kêu gọi đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh.
Thúc đẩy giải ngân đầu tư công - mệnh lệnh của nền kinh tế

Thúc đẩy giải ngân đầu tư công - mệnh lệnh của nền kinh tế

Không chỉ là nhiệm vụ được Thủ tướng hay Chính phủ giao nữa, mà thúc đẩy giải ngân đầu tư công giờ còn là “mệnh lệnh” của nền kinh tế. Muốn tăng trưởng trên 8% thì không thể để giải ngân đầu tư công chậm trễ thêm.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi sau năm 2030

Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi sau năm 2030

Việc điều chỉnh quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi sau năm 2030 nhằm tối ưu chi phí và đảm bảo cung ứng điện hiệu quả, nhưng liệu đây có phải là quyết định sáng suốt cho tương lai năng lượng Việt Nam?
Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn xanh EU

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn xanh EU

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký công điện yêu cầu các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam chủ động triển khai giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của Liên minh Châu Âu.
Làm sao để vượt bẫy thu nhập trung bình?

Làm sao để vượt bẫy thu nhập trung bình?

Sáng 21/2, Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế được tổ chức theo hình thức trực tuyến do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.
Standard Chartered: Tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2025 có thể đạt 7,5%

Standard Chartered: Tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2025 có thể đạt 7,5%

Chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 đạt 6,7%, với mức tăng 7,5% trong nửa đầu năm.
Nghị quyết đột phá giúp đẩy nhanh dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM

Nghị quyết đột phá giúp đẩy nhanh dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM

Nghị quyết thí điểm về cơ chế đặc thù cho đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM mở ra cơ hội mới, tháo gỡ vướng mắc về vốn, thủ tục và thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông quan trọng.
Thêm động lực hợp tác thương mại Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)

Thêm động lực hợp tác thương mại Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)

Hợp tác thương mại giữa các địa phương Việt Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2024 đã đạt 41,6 tỷ USD tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam duy trì 26 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.