Thứ ba 31/12/2024 01:03
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Giá nhà ở Trung Quốc giảm nhanh khi các gói kích thích kém hiệu quả

17/09/2024 16:05
Bắc Kinh đang phải chật vật kiểm soát sự suy thoái bất động sản. Khách hàng dự đoán giá nhà ở Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm nhanh.

Giá nhà ở Trung Quốc đã giảm nhanh hơn trong tháng 8, điều này nhấn mạnh sự suy giảm tác động đáng kể của kế hoạch cứu trợ nhà ở mới nhất của Chính phủ đại lục.

Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố vào thứ Bảy (14/9), giá nhà mới tại 70 thành phố, không bao gồm nhà ở được trợ cấp bởi nhà nước, đã giảm 0,73% so với tháng 7, sau khi giảm về 0,65% trong tháng trước đó. Giá trị nhà cũ trên thị trường giảm 0,95%, so với mức giảm 0,8% của tháng trước.

Giá nhà ở Trung Quốc giảm nhanh khi các gói kích thích kém hiệu quả
Giá nhà ở Trung Quốc giảm nhanh khi các gói kích thích kém hiệu quả (đơn vị: phần trăm) (Ảnh: Bloomberg).

Những con số này đã làm nổi bật sự khó khăn của Bắc Kinh trong việc kiểm soát suy thoái bất động sản, vào thời điểm áp lực giảm phát đang gia tăng và khiến cho nền kinh tế trở nên ngày càng ảm đạm. Các nỗ lực kích cầu trong nước đã không đủ để hồi sinh thị trường nhà đất, đe dọa tới mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ, và khiến các nhà kinh tế kêu gọi giới chức trách tìm kiếm thêm các biện pháp kích thích.

Theo đó, sự suy giảm kéo dài của giá trị bất động sản đã khiến người mua nhà hình thành tâm lý ngần ngại chi tiền, vì họ chờ đợi giá sẽ còn giảm thêm trong tương lai.

“Vẫn còn áp lực lớn đối với việc giá nhà mới sẽ tiếp tục giảm”, bà Chen Wenjing, Giám đốc Nghiên cứu tại China Index Holdings, nhận định: “Trong mùa thu sắp tới, chỉ có một vài thành phố lớn có khả năng thấy hoạt động mua nhà tăng lên”.

Bài liên quan
Động lực tăng trưởng của Trung Quốc suy yếu làm tăng tính cấp thiết của các biện pháp kích thích
Trung Quốc đối mặt nỗi lo giảm phát khi lạm phát tiêu dùng thấp hơn kỳ vọng
Dư thừa công suất: Vấn đề không chỉ riêng của ngành ô tô Trung Quốc

Các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm kích thích nhu cầu mua nhà trong năm nay, bao gồm giảm chi phí vay thế chấp và nới lỏng các hạn chế mua nhà. Tuy nhiên, dấu hiệu phục hồi doanh số bán nhà vào tháng 6 đã không kéo dài khi người mua dự đoán giá nhà mới sẽ tiếp tục giảm, khiến cho nhu cầu trong thị trường cũng trở nên yếu hơn.

Bên cạnh đó, tiến độ chậm chạp của các biện pháp cứu trợ thực tế được cho là càng làm gia tăng khó khăn cho thị trường. Cụ thể hơn, chiến dịch của Bắc Kinh nhằm mua lại các căn nhà tồn kho để giảm bớt nguồn cung dư thừa đã được thực hiện quá chậm, chủ yếu do kế hoạch này thiếu đi sự hấp dẫn kinh tế đối với các chính quyền địa phương.

Giá nhà ở Trung Quốc giảm nhanh khi các gói kích thích kém hiệu quả
Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đóng băng bất chấp các biện pháp cứu trợ từ Chính phủ (Ảnh: Costfoto/NurPhoto).

“Doanh số bán nhà vẫn yếu hơn dự kiến” bất chấp sự hỗ trợ của Chính phủ, ông Raymond Cheng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu bất động sản Trung Quốc tại CGS International Securities Hong Kong, cho biết: “Nếu vấn đề này không được giải quyết, việc giá bất động sản và khối lượng giao dịch giảm vẫn sẽ tiếp tục diễn ra”.

Cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã tiếp tục giảm sâu, với chỉ số Bloomberg Intelligence giảm hơn 40% kể từ mức đỉnh vào giữa tháng 5.

Theo Bloomberg, Trung Quốc dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất đối với hơn 5 nghìn tỷ USD các khoản thế chấp đang tồn tại sớm nhất trong tháng này, khi chính phủ tăng tốc nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo ông Cheng tại CGS, động thái này sẽ có tác động “tối thiểu” trực tiếp đến thị trường bất động sản, dù có thể giúp cải thiện thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình.
Tin bài khác
Ông Donald Trump gửi đơn lên Tòa án Tối cao nhằm “cứu” TikTok

Ông Donald Trump gửi đơn lên Tòa án Tối cao nhằm “cứu” TikTok

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã yêu cầu Tòa án Tối cao hoãn thi hành lệnh cấm TikTok, nhằm tìm kiếm giải pháp đàm phán vừa bảo vệ quyền tự do ngôn luận và đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia.
Những lĩnh vực nào của ASEAN đang thu hút nhà đầu tư ?

Những lĩnh vực nào của ASEAN đang thu hút nhà đầu tư ?

Dòng vốn FDI vào một số lĩnh vực trọng điểm tại ASEAN đạt kỷ lục 230 tỷ USD năm 2023. Đặc biệt, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư trong bất động sản và du lịch.
Nền kinh tế Anh có thể vượt các nước châu Âu trong 15 năm tới

Nền kinh tế Anh có thể vượt các nước châu Âu trong 15 năm tới

Vương quốc Anh có thể vượt qua các nền kinh tế châu Âu trong 15 năm tới bất chấp các thách thức kinh tế hiện tại, với những dự báo lạc quan về vị thế toàn cầu.
Các ngân hàng lớn kiện Fed vì bài kiểm tra sức chịu đựng hàng năm

Các ngân hàng lớn kiện Fed vì bài kiểm tra sức chịu đựng hàng năm

Các ngân hàng lớn và nhóm doanh nghiệp tại Mỹ vừa đệ đơn kiện Fed, cáo buộc quy trình kiểm tra sức chịu đựng hàng năm thiếu minh bạch, vi phạm pháp luật và yêu cầu điều chỉnh để đảm bảo công khai hơn.
AI đang dẫn đầu cuộc đua trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á?

AI đang dẫn đầu cuộc đua trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á?

Malaysia đã nổi lên như ứng viên hàng đầu thách thức vị thế của Singapore, nhưng Thái Lan cũng đang nhanh chóng trở thành một đối thủ tiềm năng trong cuộc đua trung tâm dữ liệu.
Sáp nhập Nissan - Honda có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp ô tô?

Sáp nhập Nissan - Honda có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp ô tô?

Việc sáp nhập Nissan và Honda sẽ tạo ra nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chuyển đổi sang năng lượng sạch, nâng cao cạnh tranh trong ngành ô tô toàn cầu.
Honda và Nissan bắt đầu đàm phán sáp nhập

Honda và Nissan bắt đầu đàm phán sáp nhập

Trong cuộc cải tổ lịch sử của ngành công nghiệp ô tô, Honda và Nissan đồng ý bắt đầu đàm phán sáp nhập. Việc sáp nhập tiềm năng, thông qua việc thành lập một công ty cổ phần chung, có thể bao gồm sự tham gia của đối tác Mitsubishi Motors của Nissan.
Ông Donald Trump ủng hộ việc TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ

Ông Donald Trump ủng hộ việc TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bất ngờ ủng hộ TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ, bất chấp áp lực thoái vốn từ Thượng viện do lo ngại an ninh quốc gia.
Các hãng xe điện Trung Quốc gặp khó tại EU khi thuế quan tăng cao

Các hãng xe điện Trung Quốc gặp khó tại EU khi thuế quan tăng cao

Các hãng xe điện Trung Quốc đang đối mặt với sự thách thức gia tăng tại thị trường EU do các mức thuế nhập khẩu mới, lên tới 35%, đã làm suy giảm thị phần và tăng chi phí nhập khẩu.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu, ngăn chính phủ đóng cửa vào phút chót

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu, ngăn chính phủ đóng cửa vào phút chót

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu vào phút chót, ngăn việc chính phủ đóng cửa. Dự luật vẫn phải chờ Thượng viện và Tổng thống Biden ký thành luật, bảo đảm hoạt động liên bang đến tháng 3.
Ông Donald Trump yêu cầu EU phải mua dầu khí từ Mỹ trong tối hậu thư thương mại

Ông Donald Trump yêu cầu EU phải mua dầu khí từ Mỹ trong tối hậu thư thương mại

Ông Donald Trump yêu cầu EU giảm thâm hụt thương mại của Mỹ bằng cách tăng mua dầu khí, đe dọa sẽ áp thuế nếu không thực hiện, trong bối cảnh quan hệ kinh tế xuyên Đại Tây Dương đầy biến động.
Chính phủ Mỹ đối mặt nguy cơ đóng cửa khi dự luật chi tiêu do ông Trump ủng hộ bị từ chối

Chính phủ Mỹ đối mặt nguy cơ đóng cửa khi dự luật chi tiêu do ông Trump ủng hộ bị từ chối

Chính phủ Mỹ đối diện nguy cơ đóng cửa khi dự luật chi tiêu do ông Trump ủng hộ bị từ chối tại Hạ viện, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế và giao thông dịp lễ Giáng sinh.
Nền kinh tế Nga đang “quá nóng”, lạm phát là “tín hiệu đáng lo ngại”

Nền kinh tế Nga đang “quá nóng”, lạm phát là “tín hiệu đáng lo ngại”

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thừa nhận rằng lạm phát đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với Nga, đồng thời cảnh báo nền kinh tế nước này đang trong tình trạng "quá nóng".
“Giai đoạn mới” của Fed sẽ chấm dứt thời kỳ thăng hoa của Phố Wall

“Giai đoạn mới” của Fed sẽ chấm dứt thời kỳ thăng hoa của Phố Wall

Fed đã chuyển hướng chính sách và giảm lãi suất thận trọng hơn. Chủ tịch Jerome Powell còn cảnh báo về tình hình lạm phát phức tạp và triển vọng kinh tế mờ mịt.
Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN

Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, Trung Quốc đã đẩy mạnh FDI vào ASEAN, nhắm đến xe điện (EV), chất bán dẫn và năng lượng tái tạo.