Thứ bảy 12/07/2025 22:23
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc đối mặt nỗi lo giảm phát khi lạm phát tiêu dùng thấp hơn kỳ vọng

10/09/2024 09:18
Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng tốc trong tháng 8, đạt mức cao nhất trong nửa năm qua. Tuy nhiên mức tăng này chủ yếu do chi phí thực phẩm tăng cao bởi những điều kiện thời tiết cực đoan, thay vì sự phục hồi của nhu cầu nội địa. Sự khởi đầu chậm chạp trong nửa cuối năm 2024 đang gia tăng áp lực lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trung Quốc đối mặt nỗi lo giảm phát khi lạm phát tiêu dùng thấp hơn kỳ vọng
Sự khởi đầu chậm chạp trong nửa cuối năm 2024 đang gia tăng áp lực lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng tốc trong tháng 8, đạt mức cao nhất trong nửa năm qua. Tuy nhiên mức tăng này chủ yếu do chi phí thực phẩm tăng cao bởi những điều kiện thời tiết cực đoan, thay vì sự phục hồi của nhu cầu nội địa. Trong khi đó, giảm phát giá sản xuất đang ngày càng tồi tệ hơn ở quốc gia này.

Sự khởi đầu chậm chạp trong nửa cuối năm 2024 đang gia tăng áp lực lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Điều này buộc Trung Quốc phải đưa ra thêm nhiều chính sách trong bối cảnh khủng hoảng nhà ở kéo dài, tình trạng thất nghiệp dai dẳng, nợ nần và căng thẳng thương mại ngày càng leo thang.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng trước của Trung Quốc đã tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức 0,5% của tháng 7, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố hôm thứ Hai (9/9). Nhưng con số này vẫn thấp hơn dự báo tăng 0,7% trong cuộc thăm dò của Reuters với các nhà kinh tế.

Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhẹ (thấp hơn dự kiến) trong khi giảm phát sản xuất vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhẹ (thấp hơn dự kiến) trong khi giảm phát sản xuất vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại (Nguồn: Reuters Graphics)

Theo đó, điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè vừa qua, từ lũ lụt nghiêm trọng đến nắng nóng gay gắt, đã đẩy giá nông sản lên cao, góp phần làm tăng nhanh lạm phát. Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ Hai cho biết, tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do thiên tai trong tháng 8 lên tới 1,46 triệu hecta.

"Chỉ số CPI cao hơn trong tháng 8 là do nhiệt độ cao và thời tiết mưa nhiều", nhà thống kê của NBS, bà Dong Lijuan, cho biết trong một tuyên bố. Giá thực phẩm đã tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 8, trong khi tháng 7 không có sự thay đổi. Lạm phát không tính thực phẩm giảm từ 0,7% trong tháng 7 xuống còn 0,2%.

“Tuy nhiên, sự phục hồi yếu hơn dự kiến và do đó không đủ để xoa dịu nỗi lo giảm phát. Phần lớn sự cải thiện đến từ sự tăng giá thực phẩm, dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết thay đổi và sự biến động về năng lực sản xuất”, nhà kinh tế Bắc Á tại Coface, Junyu Tan, nhận định.

Cụ thể hơn, chỉ số lạm phát lõi (loại trừ các biến động giá của thực phẩm và nhiên liệu) đã đạt mức 0,3% trong tháng 8 – mức thấp nhất trong gần ba năm rưỡi, giảm từ mức 0,4% trong tháng 7. Chỉ số lạm phát tiêu dùng đã tăng 0,4% so với tháng trước, so với mức tăng 0,5% trong tháng 7 và thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế là 0,5%.

Ngoài ra, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm so với đồng đô la Mỹ vào hôm thứ Hai, khi lợi suất trái phiếu dài hạn của nước này chạm mức thấp kỷ lục sau dữ liệu lạm phát hàng tháng. Điều này đã làm gia tăng lo ngại về nền kinh tế và nêu bật sự cấp thiết của các biện pháp nới lỏng. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã kết thúc phiên giao dịch buổi sáng với xu hướng giảm.

Trong một bình luận gần đây, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang đã kêu gọi nỗ lực chống lại áp lực giảm phát tại Hội nghị Thượng đỉnh Bund ở Thượng Hải vào tuần trước.

Trước đó, trong bối cảnh doanh số bán ô tô trong nước tiếp tục giảm tháng thứ tư liên tiếp vào tháng 7, một chiến dịch quốc gia đã được triển khai nhằm dành 41 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn để hỗ trợ việc nâng cấp thiết bị và trao đổi hàng tiêu dùng. Tuy nhiên chiến dịch này đã không thành công trong việc thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng.

“Những chính sách này cần thời gian để phát huy tác dụng, vì vậy lạm phát do nhu cầu thúc đẩy rõ ràng chưa thể xuất hiện”, ông Tan cho biết.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 8 đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm lớn nhất trong bốn tháng. Con số này thấp hơn mức dự báo giảm 1,4% và còn xấu hơn mức giảm 0,8% của tháng 7.

“Áp lực giảm phát hiện nay bắt nguồn từ vấn đề lớn hơn là thặng dư sản xuất, khi sản lượng vẫn vượt quá nhu cầu”, ông Tan từ Coface nói.

“Chúng tôi cho rằng, tăng chi tiêu tài khóa sẽ thúc đẩy nhu cầu nội địa trong những tháng tới. Tuy nhiên, chính sách của chính phủ vẫn quá nghiêng về đầu tư, và việc tăng chi tiêu tài khóa có thể cuối cùng sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề về dư thừa năng lực sản xuất”, Gabriel Ng, trợ lý kinh tế tại Capital Economics, nhận định.

Hoạt động kinh tế trì trệ đã khiến các công ty môi giới toàn cầu hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc cho năm 2024 xuống dưới mục tiêu chính thức là 5%.

Giảm phát xảy ra khi giá hàng hóa và dịch vụ giảm, dẫn đến việc giảm doanh thu và thu nhập của các doanh nghiệp và người lao động.

Giảm phát là một tín hiệu tiêu cực cho nền kinh tế. Khi giá cả giảm, các doanh nghiệp kiếm được ít lợi nhuận hơn, có thể dẫn đến giảm lương và cắt giảm việc làm. Người tiêu dùng có xu hướng trì hoãn chi tiêu với hy vọng rằng giá sẽ giảm thêm nữa, dẫn đến giảm thêm trong nhu cầu tổng thể. Về lâu dài, điều này có thể tạo ra một vòng xoáy giảm phát: giá giảm dẫn đến nhu cầu giảm, làm cho sản lượng giảm và tiếp tục giảm giá, dẫn đến sự suy thoái kinh tế kéo dài.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với GDP chiếm khoảng 17% GDP toàn cầu. Việc giảm phát trong nền kinh tế Trung Quốc không chỉ là vấn đề nội bộ mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu. Thương mại, sản xuất, giá hàng hóa, đầu tư và lạm phát đều bị tác động bởi sự suy giảm này.

Bài liên quan
Tin bài khác
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Khi hạn chót ngày 9/7 cận kề, các đối tác thương mại lớn của Mỹ đang đẩy nhanh đàm phán để tránh mức thuế đối ứng, trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ khả năng gia hạn cho một số quốc gia.
Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và nguy cơ giảm phát ngày càng lớn, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đang kêu gọi đưa tiêu dùng hộ gia đình trở thành trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới.
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Thuế quan tăng mạnh đã giúp Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD trong tháng 5/2025, hỗ trợ ngân sách quốc gia giữa lúc thâm hụt ngày càng trầm trọng.
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.