Thứ năm 19/09/2024 07:15
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Động lực tăng trưởng của Trung Quốc suy yếu làm tăng tính cấp thiết của các biện pháp kích thích

06/09/2024 22:06
Các nhà kinh tế cho rằng, Chính phủ Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%. Chỉ số PMI sản xuất tháng 8 của nước này ghi nhận tháng thứ tư liên tiếp nằm trong vùng thu hẹp.
aa
Bắc Kinh đang phải vật lộn để kiểm soát tình trạng suy thoái bất động sản, đồng thời đối mặt với sự gia tăng ngày càng lớn của chủ nghĩa bảo hộ thương mại cùng với sự bất ổn toàn cầu ảnh hưởng tới xuất khẩu của nước này
Bắc Kinh đang phải vật lộn để kiểm soát tình trạng suy thoái bất động sản, đồng thời đối mặt với sự gia tăng ngày càng lớn của chủ nghĩa bảo hộ thương mại cùng với sự bất ổn toàn cầu ảnh hưởng tới xuất khẩu của nước này. (Ảnh: REUTERS/Aly Song)

Những động lực tăng trưởng còn lại của Trung Quốc đang cho thấy dấu hiệu suy yếu trong khi thị trường bất động sản tiếp tục là gánh nặng cho nền kinh tế, làm nổi bật sự cần thiết của sự can thiệp của Chính phủ để duy trì mục tiêu tăng trưởng ngày càng khó đạt được.

Hoạt động sản xuất đã thu hẹp trong tháng thứ tư liên tiếp vào tháng 8, theo một cuộc khảo sát chính thức đối với các nhà sản xuất. Các số liệu bán hàng mới nhất cho thấy sự suy giảm trong lĩnh vực nhà ở đang trở nên tồi tệ hơn, sau khi Công ty China Vanke Co., một trong những nhà phát triển lớn nhất của quốc gia này, nhấn mạnh những khó khăn của ngành khi báo cáo thua lỗ nửa năm lần đầu tiên trong hơn hai thập kỷ.

Ông Wang Zhe, nhà kinh tế cao cấp tại Caixin Insight Group, cho biết: “Những thách thức và khó khăn trong việc ổn định tăng trưởng trong những tháng tới sẽ rất lớn. Nhu cầu tăng cường hỗ trợ chính sách của chính phủ Trung Quốc đang ngày càng trở nên cấp bách”.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang phải vật lộn để kiểm soát tình trạng suy thoái bất động sản, đồng thời đối mặt với sự gia tăng ngày càng lớn của chủ nghĩa bảo hộ thương mại cùng với sự bất ổn toàn cầu ảnh hưởng tới xuất khẩu của nước này. Nhiều biện pháp nhằm khôi phục nhu cầu nội địa đã không đủ để khắc phục tình trạng suy giảm, từ đó đe dọa mục tiêu tăng trưởng của chính phủ và thúc đẩy các nhà kinh tế kêu gọi thêm biện pháp kích thích.

Làn sóng kinh tế đóng băng của Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu lan rộng khắp châu Á. Hoạt động sản xuất của Đài Loan đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 8, khi niềm tin của các công ty giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay do lo ngại về nền kinh tế toàn cầu, theo dữ liệu từ S&P Global.

Mặc dù chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Đài Loan vẫn cho thấy sự mở rộng, PMI của Indonesia đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm và tiếp tục duy trì trong vùng thu hẹp trong tháng thứ hai liên tiếp. Chỉ số của Hàn Quốc có cải thiện nhưng vẫn thấp hơn so với mức tháng 6.

“Chúng tôi tin rằng cần phải nới lỏng chính sách tài khóa nhiều hơn để có thể đảm bảo mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho cả năm”, các nhà kinh tế của Goldman Sachs Group Inc., bao gồm Lisheng Wang và Andrew Tilton, viết trong một ghi chú.

Thêm vào đó, dữ liệu tính đến thời điểm hiện tại đang cho thấy rủi ro ngày càng gia tăng khi mà doanh thu từ thuế và bán đất sẽ không đạt như dự kiến trong năm nay. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của Chính phủ nếu không có sự điều chỉnh tăng hạn mức thâm hụt ngân sách chính thức và không có hạn ngạch phát hành trái phiếu chính phủ bổ sung.

Các nhà kinh tế tại các ngân hàng như UBS Group AG và JPMorgan Chase & Co. hiện dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình.

Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số PMI sản xuất chính thức đã giảm xuống 49,1 từ mức 49,4 của tháng 7. Điều này lại càng làm tăng thêm bầu không khí ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Tính từ tháng 4/2023, chỉ có 3 tháng chỉ số PMI sản xuất nằm trên 50, tất cả thời gian còn lại chỉ số này của Trung Quốc đều nằm dưới ngưỡng 50, ngưỡng phân chia tăng trưởng và suy giảm. Ngoài ra, cả chỉ số chi phí đầu vào và giá đầu ra đều giảm trong tháng 8.

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục kéo dài đà trượt dốc trong tháng 8 (đường màu đen: PMI sản xuất; đường màu xanh: PMI dịch vụ)
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục kéo dài đà trượt dốc trong tháng 8 (đường màu đen: PMI sản xuất; đường màu xanh: PMI dịch vụ). (Ảnh: Bloomberg)

Khi căng thẳng thương mại với Mỹ và châu Âu gia tăng, ngành sản xuất của Trung Quốc cũng gặp nhiều sóng gió hơn. Triển vọng trung hạn sẽ phụ thuộc nhiều vào kết quả của cuộc bầu cử Mỹ: cựu Tổng thống Donald Trump đã đề xuất mức thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi chính sách của Phó Tổng thống Kamala Harris đối với Trung Quốc dự kiến sẽ tương đồng hơn với cách tiếp cận của Tổng thống Joe Biden.

Về lĩnh vực bất động sản, dữ liệu mới nhất cũng không mấy lạc quan. Giá trị doanh số bán nhà mới từ 100 công ty bất động sản lớn nhất đã giảm 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 251 tỷ nhân dân tệ (35,4 tỷ USD), cao hơn mức giảm 19,7% trong tháng 7, theo dữ liệu sơ bộ từ Công ty Thông tin Bất động sản Trung Quốc.

Ít nhất 10 chính quyền thành phố đã nới lỏng hoặc loại bỏ hướng dẫn về giá nhà mới nhằm cho phép nhu cầu thị trường đóng vai trò lớn hơn, một động thái được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhiều công ty bất động sản giảm giá hơn.

Theo Bloomberg News, Trung Quốc cũng đang cân nhắc cho phép các chủ nhà được tái cấp vốn lên đến 5,4 nghìn tỷ USD tiền thế chấp để giảm chi phí vay cho hàng triệu hộ gia đình và thúc đẩy tiêu dùng. Mặc dù lãi suất thế chấp thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng nhà nước, các nhà phân tích cho rằng điều này có thể có lợi ngành bất động sản.

“Về cơ bản, đây là một sự chuyển giao tài sản từ ngân hàng sang hộ gia đình, vì vậy nó có lợi cho tiêu dùng”, Larry Hu, Trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Group Ltd., cho biết. “Nhưng quy mô quá nhỏ để tạo ra sự thay đổi lớn, xét đến tình hình tiêu dùng hiện tại của Trung Quốc vốn đang khá ảm đạm”.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa có những phản ứng mạnh mẽ trước những khó khăn về tăng trưởng của nền kinh tế, với việc chưa đến một nửa chi tiêu ngân sách được thực hiện trong 7 tháng đầu năm 2024. Vào thứ sáu (30/8), Bộ trưởng Tài chính Lan Fo'an cho biết nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng ở mức 5%, mô tả hiệu suất trong nửa đầu năm là “nhìn chung ổn định và tiến triển đều đặn”.

Lân Nguyễn (theo Bloomberg)

Tin bài khác
Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất “lớn” đầu tiên sau 4 năm

Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất “lớn” đầu tiên sau 4 năm

Fed đã gây bất ngờ cho Phố Wall khi quyết định giảm lãi suất 0,5. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones lập tức phản ứng và đạt mức kỷ lục mới.
Điều gì sẽ xảy ra khi Fed cắt giảm lãi suất

Điều gì sẽ xảy ra khi Fed cắt giảm lãi suất

Ngày thứ Tư (18/9), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ năm 2022. Mặc dù được dự báo từ trước, nhà đầu tư toàn cầu vẫn đang chuẩn bị cho những tác động của việc này.
Việc Fed hạ lãi suất sẽ tác động thế nào đến người dân?

Việc Fed hạ lãi suất sẽ tác động thế nào đến người dân?

Trong trường hợp Fed hạ lãi suất, các gia đình trung lưu tại Mỹ sẽ là những người đặc biệt có lợi, bởi họ có thể giảm bớt gánh nặng tài chính.
Những biến chuyển kinh tế của Đông Nam Á và Việt Nam khi Fed đưa ra quyết định về lãi suất

Những biến chuyển kinh tế của Đông Nam Á và Việt Nam khi Fed đưa ra quyết định về lãi suất

Các chuyên gia dự đoán rằng, các ngân hàng trung ương ở Đông Nam Á sẽ bắt đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ ngay khi Fed thực hiện động thái quyết định lãi suất đầu tiên.
Giá nhà ở Trung Quốc giảm nhanh khi các gói kích thích kém hiệu quả

Giá nhà ở Trung Quốc giảm nhanh khi các gói kích thích kém hiệu quả

Bắc Kinh đang phải chật vật kiểm soát sự suy thoái bất động sản. Khách hàng dự đoán giá nhà ở Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm nhanh.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son