Thứ bảy 05/07/2025 23:17
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

EVNSPC dóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Kiên Giang

Đó là khẳng định của ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang tại buổi làm việc của đoàn công tác Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang với Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vào chiều 26/10 tại TP.HCM.

Buổi làm việc tập trung trao đổi về tình hình cung cấp điện và công tác đầu tư xây dựng các công trình điện trên địa bàn, đồng thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án điện đang triển khai tại tỉnh Kiên Giang.

Cùng dự buổi làm việc, về phía tỉnh Kiên Giang có đồng chí Giang Thanh Khoa - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang; lãnh đạo các Sở, ban, ngành: Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng Tỉnh ủy, Ban QLDA Khu kinh tế Phú Quốc, UBND thành phố Phú Quốc, Vườn Quốc gia Phú Quốc…

Tỉnh Kiên Giang và EVNSPC trao đổi, bàn giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng các dự án điện trên địa bàn.
Tỉnh Kiên Giang và EVNSPC trao đổi, bàn giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng các dự án điện trên địa bàn.

Về phía EVNSPC có Chủ tịch HĐTV Lê Văn Trang; Tổng Giám đốc Nguyễn Phước Đức; các Thành viên HĐTV; các Phó Tổng Giám đốc; lãnh đạo các Ban chuyên môn; Ban QLDA lưới điện miền Nam, Ban QLDA Điện lực miền Nam và Công ty Điện lực Kiên Giang.

Đảm bảo điện cho tỉnh Kiên Giang với tốc độ tăng trưởng cao

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc EVNSPC Đoàn Đức Hưng cho biết, thời gian qua, EVNSPC đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đến nay, 100% số xã/phường/thị trấn trong tỉnh đã có điện; 99,73% số hộ dân nông thôn có điện. Hiện còn 03 xã đảo chưa có điện lưới quốc gia gồm: An Sơn, Nam Du và Thổ Chu (hiện sử dụng nguồn tại chỗ Diesel và năng lượng tái tạo).

Đồng chí Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang phát biểu chỉ đạo.
Đồng chí Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang phát biểu chỉ đạo.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh Kiên Giang đạt 2.436,9 triệu kWh, tăng 9,43% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng thành phố Phú Quốc, 9 tháng đầu năm 2024, tổng điện năng tiêu thụ là 552,97 triệu kWh, cao hơn 10,85% so với cùng kỳ năm 2023. Theo dự báo, mức tăng trưởng phụ tải bình quân hàng năm của thành phố Phú Quốc giai đoạn 2026-2030 là 10%.

Từ năm 2014 đến nay, EVNSPC đã và đang đang thực hiện đầu tư xây dựng nhiều dự án lưới điện trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư là hơn 7.600 tỷ đồng; trong đó đầu tư cho lưới điện 220kV - 110kV là 5.031 tỷ đồng, lưới điện trung hạ thế là 2.569 tỷ đồng.

Đồng chí Giang Thanh Khoa - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang giao nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành địa phương tỉnh Kiên Giang tháo gỡ khó khăn các dự án điện.
Đồng chí Giang Thanh Khoa - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang giao nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành địa phương tỉnh Kiên Giang tháo gỡ khó khăn các dự án điện.

Đặc biệt, giai đoạn 2015-2023 nhiều dự án điện quan trọng đã được EVNSPC đầu tư, đưa vào vận hành như: Đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc, Đường dây 110kV Hà Tiên – Tịnh Biên, Đường dây 110kV Vĩnh Thuận – An Xuyên và các Dự án đưa điện lưới quốc gia tới các xã đảo của tỉnh Kiên Giang như: Hòn Tre, Lại Sơn, Hòn Nghệ, Sơn Hải, Tiên Hải,… đã góp phần đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang nói chung và thành phố Phú Quốc nói riêng theo đúng nhiệm vụ của được Đảng và Nhà Nước giao cho ngành điện.

Điện lưới quốc gia kéo ra xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang năm 2019.
Điện lưới quốc gia kéo ra xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang năm 2019.
Công trình đường dây 220kV Kiên Bình–Phú Quốc hoàn thành năm 2022 tăng cường nguồn điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho Phú Quốc đến 2035.
Công trình đường dây 220kV Kiên Bình–Phú Quốc hoàn thành năm 2022 tăng cường nguồn điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho Phú Quốc đến 2035.

Vẫn còn nhiều vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, EVNSPC đang đầu tư 14 công trình lưới điện 220/110kV với tổng mức đầu tư 3.880 tỉ đồng; các dự án lưới điện trung hạ thế với tổng vốn đầu tư 1.100 tỉ đồng. Mặc dù ngành điện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND và các Sở, ban, ngành, địa phương tỉnh Kiên Giang, tuy nhiên hiện nhiều dự án vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Phú Quốc.

Cụ thể, công trình Đường dây 110kV Phú Quốc - Nam Phú Quốc theo kế hoạch phải đóng điện trong năm 2024, nhưng hiện mới bàn giao mặt bằng 35/79 vị trí trụ, còn 44 vị trí trụ chưa có mặt bằng; công trình Đường dây 110kV Phú Quốc - Bắc Phú Quốc, theo kế hoạch đóng điện trong năm 2024 (Trạm biến áp 110kV Bắc Phú Quốc đã thi công xong nhưng chưa có đường dây đấu nối cấp nguồn) nhưng hiện mới bàn giao mặt bằng 07/72 vị trí trụ, còn 65 vị trí trụ chưa bàn giao mặt bằng; Công trình Trạm biến áp 220kV Phú Quốc theo kế hoạch sẽ khởi công trong quý IV/2024 nhưng hiện vẫn chưa mặt bằng đặt Trạm.

Chủ tịch HĐTV EVNSPC Lê Văn Trang kiến nghị tỉnh Kiên Giang tiếp tục quan tâm, quyết liệt hơn nữa trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án điện trên địa bàn.
Chủ tịch HĐTV EVNSPC Lê Văn Trang, kiến nghị tỉnh Kiên Giang tiếp tục quan tâm, quyết liệt hơn nữa trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án điện trên địa bàn.

Tại các huyện/thành phố khác của tỉnh Kiên Giang, có 6 công trình cũng đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong đó, có 4 công trình gặp khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm: Công trình Đường dây 110kV An Xuyên - Vĩnh Thuận; Công trình Đường dây 110kV Tịnh Biên – Hà Tiên; Công trình Phân pha dây dẫn Đường dây 110kV từ 171 Minh Phong – 171 An Biên; Công trình Đường dây 110kV Vĩnh Thuận - Gò Quao. Ngoài ra, có 2 công trình chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư, gồm công trình Đường dây 110kV Rạch Giá 2 – Vĩnh Quang; công trình Trạm 110kV Khu công nghiệp Thạnh Lộc và Đường dây 110kV NR đấu nối trạm 110kV Thạnh Lộc.

Tại buổi làm việc, EVNSPC và tỉnh Kiên Giang cũng đã có trao đổi về chủ trương đầu tư Dự án cấp điện bằng lưới điện quốc gia cho xã đảo Nam Du, An Sơn, huyện Kiên Hải, nhằm cung cấp điện ổn định, liên tục cho các xã đảo; đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia khu vực biển đảo; cải thiện đời sống của nhân dân và lực lượng biên phòng, cảnh sát biển trên đảo…

Tập trung tháo gỡ vướng mắc

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các Sở Công Thương, Tài Nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Thành phố Phú Quốc, Vườn Quốc gia Phú Quốc…, cũng đã trao đổi cụ thể về các khó khăn, vướng mắc cũng như phương án tháo gỡ của các dự án điện.

Thay mặt cán bộ, công nhân viên EVNSPC, đồng chí Lê Văn Trang - Chủ tịch HĐTV EVNSPC cảm ơn Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh Kiên Giang và các Sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh thời gian qua đã quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện để EVNSPC thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp điện và triển khai thực hiện đầu tư các công trình lưới điện trên địa bàn.

Phó Tổng giám đốc EVNSPC Đoàn Đức Hưng báo cáo vướng mắc các dự án điện tại buổi làm việc.
Phó Tổng Giám đốc EVNSPC Đoàn Đức Hưng, báo cáo vướng mắc các dự án điện tại buổi làm việc.

"Xác định “điện đi trước một bước”, những năm qua, EVNSPC đã chủ động dành nguồn lực, triển khai nhiều dự án điện đáp ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải cao của tỉnh, đặc biệt là thành phố Phú Quốc. Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án, từ đầu năm đến nay, lãnh đạo, CBCNV EVNSPC đã làm việc xuyên ngày nghỉ; lãnh đạo EVNSPC, các đơn vị thành viên thường xuyên có mặt trên công trường, làm việc với lãnh đạo các cấp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn rất nhiều dự án gặp vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; trong đó có những vướng mắc kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến tiến độ dự án, cũng như công tác cung cấp điện trên địa bàn", Chủ tịch HĐTV EVNSPC Lê Văn Trang nhấn mạnh.

EVNSPC mong Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Kiên Giang tiếp tục chỉ đạo các Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh vào cuộc quyết liệt hơn nữa, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án, nhất là các dự án đảm bảo cung cấp điện cho thành phố Phú Quốc, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bản tỉnh Kiên Giang, lãnh đạo EVNSPC kiến nghị.

Đồng chí Giang Thanh Khoa - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ghi nhận những nỗ lực của EVNSPC trong công tác đảm bảo cung cấp điện trên địa bàn; đồng thời có những chỉ đạo cụ thể cho từng Sở, ban, ngành, địa phương liên quan để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của từng dự án.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cảm ơn EVNSPC nói riêng, ngành điện nói chung trong suốt thời gian qua đã luôn đồng hành, có những đóng góp rất quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Kiên Giang.

Nhìn lại 10 năm trước, tỉnh Kiên Giang còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, những chủ trương đúng đắn trong đầu tư xây dựng hạ tầng “điện, đường, trường, trạm”, trong đó, điện đi đầu, đến nay, Kiên Giang đã có sự phát triển vượt bậc, đồng chí Đỗ Thanh Bình khẳng định và mong EVNSPC sẽ tiếp tục quan tâm, đồng hành cùng tỉnh Kiên Giang trên con đường phát triển.

Về những vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình điện, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhấn mạnh, phải quyết tâm tháo gỡ. Với từng dự án, cần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, của từng ngành; đồng thời đưa ra các mốc thời gian và bám sát để thực hiện.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình cũng đề nghị EVNSPC và các sở, ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong quá trình tháo gỡ các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án điện.

Về Dự án cấp điện lưới quốc gia cho xã đảo Nam Du, An Sơn, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang khẳng định sẽ phối hợp cùng EVNSPC báo cáo các cấp có thẩm quyền để sớm triển khai dự án./.

Tin bài khác
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.