![]() |
Dược phẩm - Mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump. |
Phát biểu tại sự kiện của Ủy ban Quốc hội Đảng Cộng hòa, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết mục tiêu của sắc lệnh thuế tiếp theo này là khuyến khích các công ty dược chuyển hoạt động sản xuất về Mỹ. Dược phẩm vốn được miễn trừ trong đợt áp thuế quy mô lớn mà ông Trump công bố hồi tuần trước, nhưng Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ áp dụng một khung thuế riêng cho lĩnh vực này.
Trước nguy cơ này, các tập đoàn dược phẩm châu Âu đã lên tiếng cảnh báo Ủy ban châu Âu (EC) trong cuộc họp ngày 8/4 rằng chính sách thuế mới của ông Trump có thể đẩy nhanh làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi châu Âu sang Mỹ.
Hiệp hội Công nghiệp Dược phẩm châu Âu (EFPIA) – đại diện cho các “ông lớn” như Bayer, Novartis và Novo Nordisk – đã kêu gọi Chủ tịch EC Ursula von der Leyen triển khai “hành động nhanh chóng và quyết liệt” nhằm ngăn chặn “nguy cơ tháo chạy” sang Mỹ của các nhà sản xuất.
Theo EFPIA, EU cần cải cách khung pháp lý trong lĩnh vực dược để tạo môi trường thuận lợi hơn cho đổi mới sáng tạo, đồng thời tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Dù vậy, những yêu cầu này không phải là mới. EFPIA đã nhiều lần cảnh báo ngành dược châu Âu sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh so với Mỹ, Trung Quốc và các thị trường mới nổi nếu EU không điều chỉnh đề xuất sửa đổi luật ngành dược hiện tại.
“Hiện nay, khi sự bất định gia tăng bởi nguy cơ áp thuế quan, gần như không còn động lực nào để đầu tư vào EU, trong khi lại có nhiều yếu tố hấp dẫn để chuyển dịch sang Mỹ”, EFPIA nhấn mạnh.
Theo một tuyên bố từ Ủy ban châu Âu, nhiều tên tuổi lớn ngành dược như Novo Nordisk, Novartis, Fresenius, Sanofi, Bayer, Gedeon Richter và Ipsen Chiesi đã tham gia cuộc họp với giới chức EU.
Hơn nữa, ngành dược cũng bày tỏ “mối lo ngại lớn” về tác động lan tỏa của thuế quan Mỹ đến chuỗi cung ứng toàn cầu, và khả năng tiếp cận thuốc tại châu Âu cũng như những rào cản pháp lý nội khối.
Các doanh nghiệp đã đề xuất đơn giản hóa thủ tục thử nghiệm lâm sàng, thúc đẩy số hóa hệ thống y tế châu Âu, và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, giới doanh nghiệp cũng kêu gọi EU đẩy nhanh Đạo luật Công nghệ Sinh học (Biotech Act) sắp được triển khai.
Đáng chú ý, hiện châu Âu và Mỹ có chuỗi cung ứng thuốc liên kết hết sức chặt chẽ. Mỹ phụ thuộc vào nhiều loại thuốc được sản xuất một phần tại châu Âu – mang lại hàng trăm tỷ USD doanh thu cho khối 27 nước. Theo số liệu từ Eurostat, trong năm 2023, xuất khẩu sản phẩm y tế và dược phẩm từ EU sang Mỹ đạt khoảng 90 tỷ euro (tương đương 97,05 tỷ USD).
Các tập đoàn dược châu Âu gần đây cũng đã tăng tốc mở rộng cơ sở sản xuất tại Mỹ – thị trường dược phẩm lớn nhất thế giới tính theo doanh số. Theo EFPIA, khu vực Bắc Mỹ chiếm gần 50% tổng doanh số ngành dược toàn cầu năm 2021, trong khi châu Âu chỉ chiếm khoảng 25%.
![]() Tổng thư ký ASEAN kêu gọi hành động khẩn cấp, đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực, trong bối cảnh các nước thành viên của khối phải chịu mức thuế quan của Mỹ lên tới 49% đe dọa tới tăng trưởng. |
![]() Nhà đầu tư Trung Quốc đã rót hơn 1 tỷ USD vào các quỹ ETF vàng trong tuần qua, đánh dấu mức cao chưa từng có, giữa lo ngại leo thang do xung đột thương mại Mỹ - Trung. |
![]() Mức thuế 104% đã chính thức được Mỹ áp lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, đẩy căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên đỉnh điểm, trong khi Bắc Kinh cũng kiên quyết “không nhượng bộ”. |
![]() Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả nếu Mỹ tiếp tục áp thuế quan bổ sung, cho rằng các đe dọa từ Washington là hành vi “cưỡng ép” và “bá quyền”. |