Thứ bảy 21/12/2024 19:33
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Góc nhìn Chuyên gia

Dự án bị 'kẹt' ở trung ương: Giải pháp nào tháo gỡ?

28/08/2024 16:45
Hàng loạt dự án xây dựng đang bị ùn tắc tại Bộ Xây dựng vì chờ thẩm định, khiến thủ tục kéo dài, chi phí tăng cao, vàcơ hội đầu tư của doanh nghiệp bị bỏ lỡ.
Ths Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản
ThS. Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập có cuộc phỏng vấn Ths Nguyễn Văn Đỉnh- chuyên gia pháp lý bất động sản.

PV: Xin ông cho biết, hiện nay quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự án sử dụng vốn khác (vốn tư nhân) đang diễn ra như thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh: Trước đây theo Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, các dự án đều phải thẩm định 2 bước thiết kế tại cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng (Cục Hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng nơi có công trình). Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 và Nghị định số 15/2021/NĐ-CP đã cải cách thủ tục, với dự án sử dụng vốn khác (không sử dụng vốn nhà nước) thì cơ quan quản lý nhà nước thẩm định 01 bước là thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Đối với các dự án sử dụng vốn tư nhân, hiện nay cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ sẽ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án do Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; các dự án nhóm A; các dự án nhóm B có công trình cấp đặc biệt, cấp I; và các dự án nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên. Với quy định như vậy, số lượng báo cáo nghiên cứu khả thi cần thẩm định tại Cục Hoạt động xây dựng là rất lớn, dẫn đến tình trạng ách tắc, chậm trễ trong quá trình thẩm định.

Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ sẽ thẩm định dự án có vốn tư nhân.
Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ sẽ thẩm định dự án có vốn tư nhân.

PV: Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ách tắc trong quá trình thẩm định này?

Chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh: Nguyên nhân chính là do quy định pháp luật hiện hành chưa phân cấp thẩm quyền thẩm định một cách hợp lý. Nghị định số 15/2021/NĐ-CP không còn cho phép áp dụng cơ chế ủy quyền thẩm định từ Cục Hoạt động xây dựng cho Sở Xây dựng như trước đây, dẫn đến việc hầu hết các dự án phải được đẩy lên trung ương thẩm định. Hơn nữa, việc cơ quan chủ trì soạn thảo luật cũng chính là cơ quan thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt ở khía cạnh nào đó có thể dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, khiến quy trình trở nên cồng kềnh và chồng chéo.

PV: Thời gian thẩm định kéo dài gây ra những tác động gì đối với doanh nghiệp, thưa ông?

Chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh: Thời gian thẩm định kéo dài chắc chắn gây ra nhiều hệ lụy đối với doanh nghiệp. Đầu tiên, nó làm mất đi cơ hội đầu tư của doanh nghiệp khi phải chờ đợi thủ tục hoàn tất, dẫn đến chi phí tuân thủ pháp luật tăng lên. Điều này có thể gián tiếp làm tăng giá thành bất động sản, đặc biệt là trong các dự án bất động sản lớn. Hơn nữa, tình trạng ách tắc này cũng tiềm ẩn nguy cơ phát sinh cơ chế “xin - cho”, gây tiêu cực và làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, đặc biệt đối với các doanh nghiệp FDI.

Quá trình tư vấn thủ tục đầu tư cho một số doanh nghiệp, tôi nhận được khá nhiều lời than phiền về việc với một dự án nhóm A thì mọi công trình đều phải đẩy lên cơ quan trung ương thẩm định, bao gồm các công trình có quy mô rất nhỏ, ví dụ một căn nhà 2 tầng, quy mô cấp III thuộc dự án nhóm A cũng thuộc thẩm quyền thẩm định của Cục Hoạt động xây dựng. Điều này là bất hợp lý.

PV: Vậy theo ông, để khắc phục những bất cập trong quy trình thẩm định này, cần có những giải pháp gì?

Chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh: Tôi cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi. Bộ Xây dựng chỉ nên thẩm định các dự án nhóm A có công trình cấp đặc biệt. Các công trình cấp I, chẳng hạn như tòa chung cư 30 tầng, hiện nay đã rất phổ biến tại các địa phương và hoàn toàn có thể phân cấp cho Sở Xây dựng thẩm định. Điều này sẽ giúp giảm tải cho cơ quan trung ương và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, không phải trường hợp nào cũng cần cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ thẩm định. Với các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp chẳng hạn, do các công trình trong dự án gồm đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, thoát nước…) đều không quá phức tạp về kỹ thuật, cần phân cấp triệt để cho địa phương tự thẩm định.

Đặc biệt, tôi kiến nghị sửa đổi Điểm a Khoản 4 Điều 16 trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP để chỉ định rõ hơn thẩm quyền thẩm định của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng, nhằm giảm tải cho cơ quan trung ương và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững.

PV: Xin cảm ơn ông!

Diệp Anh (thực hiện)

Tin bài khác
Ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng: Cần giám sát hợp nhất Tập đoàn tài chính

Ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng: Cần giám sát hợp nhất Tập đoàn tài chính

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, những thách thức trong việc giám sát các tập đoàn tài chính, nguy cơ từ việc thao túng ngân hàng và giải pháp giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ Singapore

Kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ Singapore

Trong một cuộc trao đổi gần đây, ông Yayren Teo, Giám đốc Điều hành Mạng lưới Khởi nghiệp Singapore (GEN Singapore), đã chia sẻ những kinh nghiệm về việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.
Chuyên gia Nguyễn Thành Hưng: Phát triển nhà ở xã hội cho thuê là bước đi để phát triển bền vững

Chuyên gia Nguyễn Thành Hưng: Phát triển nhà ở xã hội cho thuê là bước đi để phát triển bền vững

Phân tích những lợi ích loại hình nhà ở xã hội cho thuê đem lại, chuyên gia Nguyễn Thành Hưng - nguyên Vụ phó Vụ Quốc tế Văn phòng Chính phủ cho rằng đây là hướng đi vừa đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, vừa góp phần giữ quỹ quỹ đất.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Thách thức và cơ hội nền kinh tế năm 2025

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Thách thức và cơ hội nền kinh tế năm 2025

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, chia sẻ những thách thức lớn và cơ hội tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thế giới đầy biến động vào năm 2025.
Khai thác, sử dụng các nguồn vốn tiềm tàng 2 khu vực công và tư cho phát triển NOXH

Khai thác, sử dụng các nguồn vốn tiềm tàng 2 khu vực công và tư cho phát triển NOXH

NOXH với tư cách là tài sản xã hội ở Việt Nam đã và sẽ hình thành từ những nguồn lực nào? Đây là câu hỏi và nhiều câu trả lời từ tiềm năng toàn xã hội, theo ý kiến của chuyên gia tài chính, ngân hàng - TS. Nguyễn Đại Lai.
Chuyên gia truyền cảm hứng Christian Chua: Phát triển doanh nghiệp cần “học hỏi ngược”

Chuyên gia truyền cảm hứng Christian Chua: Phát triển doanh nghiệp cần “học hỏi ngược”

Tại buổi lễ vinh danh “Top Nhà tuyển dụng yêu thích 2024”, chuyên gia truyền cảm hứng quốc tế Christian Chua chia sẻ về cách tìm kiếm nhân sự tài năng và phương pháp học hỏi ngược để phát triển doanh nghiệp bền vững.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Giá chung cư cao nhưng vẫn thu hút nhà đầu tư

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Giá chung cư cao nhưng vẫn thu hút nhà đầu tư

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học Viện Tài chính, giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng mạnh trong năm 2024, nhưng vẫn thu hút nhà đầu tư.
Tối ưu hóa mạng lưới sân bay: Phát triển sân bay nhỏ làm vệ tinh cho sân bay lớn

Tối ưu hóa mạng lưới sân bay: Phát triển sân bay nhỏ làm vệ tinh cho sân bay lớn

Đề xuất xây sân bay Măng Đen tại huyện Kon Plông, Kon Tum đang thu hút sự quan tâm của dư luận. PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - chủ nhiệm ngành kỹ thuật hàng không, Trường đại học Văn Lang cho ý kiến xung quanh vấn đề này.
Cần cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội cho thuê

Cần cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội cho thuê

Theo Th.S Nguyễn Anh Quân - Viện trưởng IVES, đã đến lúc Việt Nam cần phải nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp để phát triển NOXH cho thuê, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cho những đối tượng có thu nhập thấp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Luật sư Trương Thanh Đức: Cần siết quản lý để chặn sở hữu chéo ngân hàng

Luật sư Trương Thanh Đức: Cần siết quản lý để chặn sở hữu chéo ngân hàng

Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam mang đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi siết chặt quản lý và cải thiện pháp lý. Luật sư Trương Thanh Đức chia sẻ góc nhìn sắc sảo về vấn đề này và giải pháp kiểm soát hiệu quả.
GS. TS Đào Hùng: Luật tổ chức tín dụng mới là bước tiến lớn

GS. TS Đào Hùng: Luật tổ chức tín dụng mới là bước tiến lớn

Theo GS. TS Đào Văn Hùng, nguyên Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, Luật Các tổ chức tín dụng mới là một bước tiến vượt bậc, đặc biệt là trong các vấn đề kiểm soát sở hữu chéo.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Hoạt động góp vốn vào ngân hàng ngày càng minh bạch hơn

TS. Lê Xuân Nghĩa: Hoạt động góp vốn vào ngân hàng ngày càng minh bạch hơn

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia khẳng định, hiện nay hoạt động góp vốn của các ngân hàng đã minh bạch hơn so với trước đây.
Nhà đầu tư giàu tiềm lực, tâm huyết sẽ đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh toàn diện

Nhà đầu tư giàu tiềm lực, tâm huyết sẽ đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh toàn diện

PGS. TS Phạm Trung Lương, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, thành viên Tổ chuyên gia tư vấn Quy hoạch quốc gia vẫn đau đáu về việc du lịch Cát Bà chưa thay đổi nhiều, kể từ sau khi ông cùng nhiều chuyên gia xây dựng bản đề án đóng góp cho phát triển du lịch Hải Phòng cách đây hơn chục năm.
“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

Liên quan đến đề xuất đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu, Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng, nếu việc áp thuế cao với các giao dịch ngắn hạn có thể làm giảm tính thanh khoản của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh những người cần bán gấp có thể chịu thiệt thòi.
Vấn đề thách thức của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Vấn đề thách thức của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập và là Phó chủ tịch MOMO chia sẻ một số vấn đề mang tính thách thức với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện nay, trong đó có sự thiếu hợp lý trong quản lý nhà nước với khởi nghiệp sáng tạo khi mà một doanh nghiệp có đến 4 Bộ quản lý.