Thứ bảy 18/01/2025 21:30
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Góc nhìn Chuyên gia

Chuyên gia Nguyễn Thành Hưng: Phát triển nhà ở xã hội cho thuê là bước đi để phát triển bền vững

13/12/2024 06:58
Phân tích những lợi ích loại hình nhà ở xã hội cho thuê đem lại, chuyên gia Nguyễn Thành Hưng - nguyên Vụ phó Vụ Quốc tế Văn phòng Chính phủ cho rằng đây là hướng đi vừa đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, vừa góp phần giữ quỹ quỹ đất.
Bài liên quan
Cần cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội cho thuê

Giải pháp lâu dài để giữ quỹ đất

Đánh giá về lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, chuyên gia Nguyễn Thành Hưng cho rằng: Bất động sản hiện nay đang ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực, giá cả của các mặt hàng và cuộc sống con người. Cần thẳng thắn nhìn nhận, đầu cơ bất động sản tại Việt Nam khá phổ biến, người có 5-6 cái nhà trong khi nhiều người không có, việc nhà ở mua xong để đấy cũng góp phần gây ách tắc vấn đề phát triển đất nước, đồng thời cũng đẩy giá bất động sản tăng.

Nói về nhà ở xã hội, theo chuyên gia Nguyễn Thành Hưng, thực tế từ năm 60 năm nay Việt Nam đã có, đơn cử như những căn nhà Hà Nội cho thuê mà Sở Nhà đất quản lý. Hiện tại, Việt Nam đang nâng cấp nhà ở xã hội lên để đáp ứng nhu cầu lớn hơn ở tình xã hội tình phát triển hiện nay. Có thể hiểu, nhà ở xã hội cho thuê là nhà để cung cấp cho những người có thu nhập thấp hoặc là người không có đất mà chỉ đi thuê, không xây được nhà.

Chuyên gia Nguyễn Thành Hưng: Phát triển nhà ở xã hội cho thuê là bước đi để phát triển bền vững
Chuyên gia Nguyễn Thành Hưng đã phân tích về những lợi ích khi phát triển nhà ở xã hội cho thuê.

Phân tích về lợi ích của nhà ở xã hội cho thuê, chuyên gia Nguyễn Thành Hưng cho rằng: Trước hết sẽ tạo ra sự ổn định về giá cả thị trường. Bởi khi xây dựng sẽ tính được tỷ lệ người dân cần nhà thuê là bao nhiêu trên một đơn vị. Ví dụ như tại Hà Nội, sẽ tính được người có khả năng mua nhà là bao nhiêu, người có nhu cầu thuê nhà là bao nhiêu để xây chứ không xây tràn lan.

Lợi ích thứ hai lớn hơn là bảo toàn được quỹ đất. “Ví dụ như một triệu dân mà có khoảng 200 người nghèo thì chỉ xây 200 căn hộ. 200 người nghèo được thuê các căn hộ này trong vòng 7 năm hay 10 năm. Sau đấy phải thoát nghèo để đi ra chỗ khác mua nhà thương mại. Còn những người nghèo khác lại đến đây ở. 200 căn hộ ấy hàng năm luân chuyển, giống như nơi nhà trọ lâu dài. Có được sự ổn định này thì quỹ đất không mất. Còn nếu cứ xây ồ ạt tràn lan thì tôi quan ngại quỹ đất sẽ mất hết. Bao nhiêu đất lúa màu, không gian sáng tạo sẽ thành nhà chung cư hết. Chưa kể hệ thống hạ tầng đô thị không đáp ứng kịp.” – chuyên gia Nguyễn Thành Hưng phân tích.

Nhìn về tương lai của nhà ở xã hội cho thuê, chuyên gia Nguyễn Thành Hưng chia sẻ: Từ kinh nghiệm của các nước phát triển, chúng ta cần tính tới nhà ở xã hội cho thuê dành cho người giàu có. Theo chuyên gia, có nhiều người không muốn mua đất xây nhà xong, đầu tư rất lớn, sống được khoảng 15-20 năm lại phải bán đi chia cho con cái. Vậy đây chính là đối tượng khách hàng giàu có của nhà ở xã hội, họ có tiền để nay thuê chỗ này, mai thuê chỗ khác, phù hợp mong muốn.

Từng bước thúc đẩy nhà ở xã hội cho thuê

Để phát triển nhà ở xã hội cho thuê tại Việt Nam, theo chuyên gia Nguyễn Thành Hưng, khâu đầu tiên là phải khảo sát - tính được tỷ lệ nhà đáp ứng được nhu cầu thực tế của người có nhu cầu. Cũng phải tính tới tạo hệ thống quản lý ngành dọc, thống kê được số người thuê và nguồn thu rõ ràng.

Thứ hai, nhà nước cũng không thể hoàn toàn gánh vác chi phí xây dựng nhà ở xã hội, các địa phương cần tham gia trách nhiệm trong việc đầu tư vào nhà ở xã hội, vì đây là những đơn vị trực tiếp thu ngân sách từ các dự án phát triển. Chính quyền các tỉnh, thành phố cũng cần xác định rõ ràng số lượng người dân cần nhà ở xã hội và đưa ra các chiến lược đầu tư phù hợp.

Thứ ba là huy động nhiều nguồn lực. Phải có chính sách thu hút các nhà đầu tư. Làm sao để những tập đoàn, doanh nghiệp lớn thấy được cái lợi khi xây dựng nhà ở xã hội, đồng ý rót vốn rồi gắn biển tên của doanh nghiệp lên đó. Thêm nữa có thể để Bộ Tài Chính đứng ra lập quỹ, nguồn tiền từ những đơn vị hỗ trợ, tài trợ cho các dự án liên quan tới thiên tai địch họa, sau đó trích ra một phần tiền để tái đầu tư.

Tiếp đó, cơ chế quản lý hiện nay, chuyên gia Nguyễn Thành Hưng cho rằng cần phải được cải tiến theo hướng minh bạch hơn, không phân biệt giữa các công ty nhà nước và công ty tư nhân. Việc tạo ra các cơ quan chuyên trách như HDB (Housing Development Board) ở Singapore là một gợi ý tốt. Đây là một mô hình giúp quản lý và phát triển nhà ở xã hội hiệu quả, đồng thời giúp thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các dự án nhà ở xã hội. Hay cũng có thể tham khảo chính sách yêu cầu người thuê nhà ở xã hội phải đóng góp vào quỹ TCBF (Central Building Fund), giúp duy trì quỹ đầu tư lâu dài và đảm bảo an sinh xã hội. Khi phải đóng một khoản tiền 2%/tháng, trường hợp vi phạm bị đuổi việc sẽ mất hết số tiền này, từ đó tạo hiệu quả kép - giảm thiểu vi phạm.

Chuyên gia Nguyễn Thành Hưng: Phát triển nhà ở xã hội cho thuê là bước đi để phát triển bền vững
Cần cân nhắc nhiều yếu tố khi phát triển nhà ở xã hội.

Vấn đề thứ năm là địa điểm. Nếu xây nhà mà vì một vài lý do nào đó khách không tới ở, tức là thất bại. Nên khi xây phải tính toán, bắt đầu từ các tỉnh, địa phương cần lựa chọn và ra định hướng, chỉ đạo quy hoạch.

Từ góc độ sản phẩm, hiện nay phần lớn các dự án nhà ở xã hội chỉ tập trung vào các căn hộ chung cư diện tích lớn, giá cả khá cao. Điều này không đáp ứng được nhu cầu của những gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là các gia đình đông người hoặc gia đình chỉ có 1-2 người. Các dự án cần phải đa dạng hóa các sản phẩm nhà ở, từ căn hộ nhỏ đến những ngôi nhà liền kề, biệt thự cho thuê, phục vụ cho các đối tượng có thu nhập trung bình hoặc thu nhập cao như người Việt Kiều, hoặc những người cần nhà ở tạm thời.

Một vấn đề khác chuyên gia Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh là tính bền vững trong các dự án nhà ở xã hội. Các dự án không chỉ cần đáp ứng nhu cầu về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng công trình, từ xây dựng cho đến quản lý, bảo trì. Nhà ở xã hội cần có một hệ thống quản lý chuyên nghiệp và bền vững, nhằm duy trì sự ổn định cho cư dân sống tại đó, đồng thời đảm bảo giá trị bất động sản trong tương lai.

Tin bài khác
TS. Nguyễn Minh Phong: Thị trường vàng năm 2025 sẽ ổn định hơn

TS. Nguyễn Minh Phong: Thị trường vàng năm 2025 sẽ ổn định hơn

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế dự báo thị trường vàng năm 2025 sẽ ổn định hơn, giá vàng có thể lên xuống theo thị trường thế giới, trong khi cơ hội đầu tư lướt sóng sẽ ít dần.
TS. Trần Xuân Hòa: Tôi có niềm tin Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ sớm khởi động

TS. Trần Xuân Hòa: Tôi có niềm tin Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ sớm khởi động

Trao đổi với phóng viên, TS. Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, tôi có niềm tin Chính phủ sẽ sớm quyết định cho khởi động Dự án Khai thác và Tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, không thể để nguồn tài nguyên lớn của đất nước nằm im mãi…
Trung tâm tài chính quốc tế giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Trung tâm tài chính quốc tế giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án mà là một chiến lược mang tính bước ngoặt, đòi hỏi sự quyết tâm chính trị, đầu tư mạnh mẽ và hợp tác toàn diện giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng quốc tế, theo ông Richard McClellan, Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair.
Năm 2025, AI tổng hợp làm bùng nổ các mô hình kinh doanh mới

Năm 2025, AI tổng hợp làm bùng nổ các mô hình kinh doanh mới

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương. Năm 2025 được dự báo sẽ là một năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều biến động,
TS. Lê Xuân Nghĩa: Tín dụng 2025 đối diện nhiều thách thức

TS. Lê Xuân Nghĩa: Tín dụng 2025 đối diện nhiều thách thức

TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho biết năm 2025 sẽ là một năm đầy thử thách đối với thị trường tín dụng Việt Nam, với các yếu tố tác động từ cả bên ngoài lẫn nội tại nền kinh tế.
TS. Trần Xuân Lượng: Định giá đất sai do thiếu cơ sở dữ liệu

TS. Trần Xuân Lượng: Định giá đất sai do thiếu cơ sở dữ liệu

Theo ông Trần Xuân Lượng - Tiến sĩ chuyên ngành bất động sản – Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, định giá đất không chính xác, sai lệch do thiếu cơ sở dữ liệu.
TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đang thiếu các khu công nghiệp xanh

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đang thiếu các khu công nghiệp xanh

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện đang thiếu hụt khu công nghiệp xanh trong khi nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh ngày càng lớn.
"Thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách sống và làm việc?

"Thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách sống và làm việc?

Liệu "thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách chúng ta sống và làm việc không? Câu trả lời là có, và những thay đổi này có thể sâu rộng và đa dạng.
Kinh tế số Việt Nam: Động lực phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu 30% GDP năm 2030

Kinh tế số Việt Nam: Động lực phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu 30% GDP năm 2030

"Tôi tin rằng kinh tế số có thể đạt được mục tiêu đóng góp 30% GDP vào năm 2030 nếu có những thay đổi mạnh mẽ và toàn diện.", theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT.
Những xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn năm 2025

Những xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn năm 2025

Nhân dịp bước sang năm 2025, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings, đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập những đánh giá về tình hình thị trường vốn Việt Nam trong năm 2024, xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn trong năm 2025, đó là tăng trưởng tín dụng và sự phát triển của trái phiếu xanh.
TS. Cấn Văn Lực: Giá nhà Việt Nam cao gấp đôi so với thế giới

TS. Cấn Văn Lực: Giá nhà Việt Nam cao gấp đôi so với thế giới

Theo TS. Cấn Văn Lực, giá nhà ở Việt Nam cao gấp đôi so với thế giới, cần tăng cung và tháo gỡ vướng mắc để ổn định thị trường, giảm áp lực cho người dân.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Giá nhà ở Việt Nam quá cao so với thu nhập

TS. Lê Xuân Nghĩa: Giá nhà ở Việt Nam quá cao so với thu nhập

Theo Chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, giá nhà ở Việt Nam hiện đã gấp khoảng 60 năm thu nhập của người lao động.
Ông Hoàng Nam Tiến: “Nhân tài Việt chỉ trở về khi được trao bài toán xứng đáng”

Ông Hoàng Nam Tiến: “Nhân tài Việt chỉ trở về khi được trao bài toán xứng đáng”

Theo ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường - Trường Đại học FPT, ngoài chính sách đãi ngộ, trí thức hàng đầu sẽ trở về cống hiến khi được trao những bài toán lớn, xứng tầm với năng lực và khát vọng.
TS. Nguyễn Minh Phong: Căn hộ dịch vụ tiện ích sẽ phát triển mạnh mẽ

TS. Nguyễn Minh Phong: Căn hộ dịch vụ tiện ích sẽ phát triển mạnh mẽ

TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế cho rằng xu hướng căn hộ dịch vụ cao cấp sẽ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại các thành phố lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tiện ích chất lượng.
Ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng: Cần giám sát hợp nhất Tập đoàn tài chính

Ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng: Cần giám sát hợp nhất Tập đoàn tài chính

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, những thách thức trong việc giám sát các tập đoàn tài chính, nguy cơ từ việc thao túng ngân hàng và giải pháp giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.