Làm nhà ở xã hội – dự kiến mỗi năm?
Việc triển khai gói ưu đãi nêu trên nằm trong văn bản, nghị quyết công bố về việc “hướng tới mục tiêu năm 2030 có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Chính phủ chủ trương thực hiện.
Ảnh minh hoạ về Nhà ở xã hội |
Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”, theo kế hoạch cho biết, đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó gồm: (giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn).
Theo đó, thời gian giải ngân của Chương trình đến khi doanh số giải ngân đạt 100.000 tỷ đồng nhưng không quá ngày 31/12/2030. Trong đó, việc phân bổ vốn cho từng năm gồm:
(Năm 2025: khoảng 16.500 tỷ đồng; Năm 2026: khoảng 16.500 tỷ đồng; năm 2027: khoảng 16.500 tỷ đồng; Năm 2028: khoảng 16.500 tỷ đồng; năm 2029: khoảng 16.500 tỷ đồng; năm 2030: khoảng 17.500 tỷ đồng).
Tuy nhiên các đối tượng được hỗ trợ về chính sách vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội cũng được quy định rõ ràng. Mục đích để tránh tình các đối tượng lợi dụng chính sách đầu cơ trục lợi. Theo như dự thảo cho thấy, thì các đối tượng gồm: “gia đình chính sách xã hội, người có thu nhập thấp, người nghèo gặp khó khăn về nhà ở”…
Lãi suất ưu đãi như thế nào?
Theo như kế hoạch dự thảo cho thấy: Chính phủ đề nghị “Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội” thực hiện quá trình triển khai nguồn vốn ưu đãi khoảng 100.000 tỷ đồng.
Các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (ảnh: Minh hoạ) |
Về chính sách ưu đã để thực hiện đề án “1 triệu căn nhà ở xã hội”, đến nay Chính phủ đã thông qua gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay đầu tư, mua nhà ở xã hội với lãi vay thấp hơn từ 1,5 - 2% so với lãi vay thương mại bình quân của 4 ngân hàng thương mại nhà nước trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, điểm hạn chế là, gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng sau hơn 1 năm triển khai có tỉ lệ giải ngân rất thấp vì mức lãi vay, điều kiện vay chưa thực sự ưu đãi với người thu nhập thấp ở đô thị, công nhân khu công nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 30.000 tỷ đồng. Trong đó: “một nửa số tiền có nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ; Mộ nửa số tiền còn lại từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay”.
Vì vậy, tháng 10/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức 2 cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước, 1 cuộc họp với Ngân hàng Chính sách xã hội trước khi đề xuất Chính phủ ban hành nghị quyết để phát hành 100.000 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, Bộ này cho rằng, việc giao các địa phương bố trí vốn cho phát triển nhà ở xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, địa phương khó thu xếp nguồn để tham gia.
Riêng với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đề nghị: “tiếp tục xem xét giảm lãi suất, nâng thời hạn vay ưu đãi khuyến khích phát triển nhà ở xã hội”. Sự kiện kiến dư luận hết sức quan tâm và đánh giá cao.
Đó cũng chính là câu chuyện: “Khi Chính phủ “lo tiền” cho nghèo mua nhà” mà Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập muốn gửi đến đọc giả…