Thứ hai 21/07/2025 12:14
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Doanh nghiệp cần biết: Bảo lãnh ngân hàng và quy trình bảo lãnh ngân hàng

01/07/2021 11:35
Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn có tư cách là nhà kinh doanh, thông qua hoạt động bảo lãnh tổ chức tín dụng tạo lợi nhuận cho mình.

minh họa

Mối liên hệ giữa bên bảo lãnh – bên được bảo lãnh – ngân hàng (Ảnh minh họa)

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng được thực hiện như thế nào? Doanhnghiephoinhap.vn giới thiệu tới quý độc giả những kiến thức cơ bản xung quanh khái niệm "bảo lãnh ngân hàng".

Nguyên nhân hình thành bảo lãnh nguyên hàng

Hiện nay, sự phát triển của sản xuất, hàng hóa và sự xuất hiện của tiền tệ ngày càng phát triển. Việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc giao lưu hàng hóa giữa các vùng miền, quốc gia càng lớn đã có một số khó khăn nhất định trong quá trình mua bán, thanh toán, chuyển đổi tiền.

Vì vậy, việc các thương gia phải thực hiện công việc đổi các loại tiền của các vùng, các nước khác nhau giúp cho việc giao lưu hàng hóa trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Chính vì vậy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng các dịch vụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Một trong những nghiệp vụ phát triển hiện nay của ngân hàng là nghiệp vụ bảo lãnh. Những rủi ro khác nhau trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng là lý do sinh ra nhiều loại bảo lãnh khác nhau.

Dù rằng về cơ bản, chúng được phát hành với mục đích chung bảo vệ người thụ hưởng đối với những rủi ro xảy ra do người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Bảo lãnh ngân hàng chính là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bụ trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng.

Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh là khái niệm được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, ở mỗi góc độ nó được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Hiểu theo phương diện pháp lí thì "Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền(gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ" – Điều 366 Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.

Đó là khái niệm bảo lãnh trong quan hệ pháp luật dân sự, theo đó cũng có thể hiểu bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với nghĩa tương tự. Theo điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, bảo lãnh ngân hàng được hiểu như sau: "Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”.

Về đặc điểm của Bảo lãnh ngân hàng, chủ thể là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này độc lập nhau về mặt chủ thể cũng như nghĩa vụ pháp lý của các bên trong hợp đồng. Giao dịch bảo lãnh ngân hàng là một giao dịch kép. Bảo lãnh ngân hàng được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ.

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Quy trình bảo lãnh ngân hàng trải qua 6 bước, gồm có:

Bước 1, Khách hàng ký kết Hợp đồng với đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng

Bước 2, khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng. Hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm: Giấy đề nghị bảo lãnh; Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ mục đích; Hồ sơ tài chính kinh doanh và Hồ sơ tài sản bảo đảm.

Bước 3, Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của KH xin bảo lãnh.

Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng. Nội dung cơ bản của hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về tài sản đảm bảo.

Buốc 4, ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh
Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhân nợ..

Cần nhớ rằng Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và khách hàng (bên được Bảo lãnh); Thư bảo lãnh là văn bản mà ngân hàng chuyển qua cho đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)

Bước 5, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.

Bước 6, ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)

Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, tổ chức tín dụng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của của bên được bảo lãnh. Tổ chức tín dụng áp dụng biện pháp cần thiết để thu hồi nợ như phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện...

Bảo Ngân

Tin bài khác
Luật Thuế TNCN mới: Hướng đến minh bạch, dễ hiểu và giảm gánh nặng cho người nộp thuế

Luật Thuế TNCN mới: Hướng đến minh bạch, dễ hiểu và giảm gánh nặng cho người nộp thuế

Bộ Tài chính vừa hoàn tất dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) và đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương trước khi trình Chính phủ, sau đó trình Quốc hội xem xét thông qua. Dự thảo mới gồm 4 chương và 30 điều, tập trung điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng nhằm đơn giản hóa và hoàn thiện chính sách thuế.
Dự thảo Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi): Đề xuất bổ sung 9 nhóm hành vi gây lãng phí

Dự thảo Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi): Đề xuất bổ sung 9 nhóm hành vi gây lãng phí

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Đáng chú ý, tại Điều 17 của dự thảo, Bộ đã đề xuất quy định 9 nhóm hành vi gây lãng phí.
Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ có chính sách hỗ trợ

Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ có chính sách hỗ trợ

Bộ Công Thương vừa trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định về chính sách hỗ trợ hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ kèm hệ thống lưu trữ điện.
Nghị quyết 206/2025/QH15: Mở khóa điểm nghẽn pháp lý, tạo đột phá phát triển kinh tế

Nghị quyết 206/2025/QH15: Mở khóa điểm nghẽn pháp lý, tạo đột phá phát triển kinh tế

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 206/2025/QH15 - cơ chế đặc biệt với mục tiêu xử lý những vướng mắc, khó khăn phát sinh từ các quy định pháp luật hiện hành đang cản trở tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thêm loạt chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thêm loạt chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 205/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Ban hành 6 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực nhà ở

Ban hành 6 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực nhà ở

Bộ Xây dựng vừa công bố 6 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực nhà ở, trong đó có 3 thủ tục do cấp bộ thực hiện và 3 thủ tục do cấp tỉnh triển khai. Các thủ tục này tập trung vào hoạt động chấp thuận đầu tư, giao chủ đầu tư và điều chỉnh quyết định đối với các dự án nhà ở cho lực lượng vũ trang và nhà ở xã hội.
Luật Hàng không sửa đổi: Tạo đột phá trong thu hút đầu tư và quản lý hạ tầng

Luật Hàng không sửa đổi: Tạo đột phá trong thu hút đầu tư và quản lý hạ tầng

Dự thảo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi) được xây dựng theo hướng linh hoạt, tiệm cận mô hình quốc tế, nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, trong khi vẫn giữ vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước đối với lĩnh vực then chốt này.
Từ 18/8, quản lý mỹ phẩm theo chuẩn quốc tế

Từ 18/8, quản lý mỹ phẩm theo chuẩn quốc tế

Từ ngày 18/8/2025, theo Thông tư 34/2025/TT-BYT của Bộ Y tế, mỗi sản phẩm mỹ phẩm trước khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có phiếu công bố riêng.
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ cá nhân kinh doanh chuyển đổi

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ cá nhân kinh doanh chuyển đổi

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu đối với doanh nghiệp thành lập từ hộ, cá nhân kinh doanh – động thái được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong lộ trình chuyển đổi hàng triệu hộ kinh doanh lên mô hình doanh nghiệp, góp phần thu hẹp khu vực kinh tế phi chính thức và mở rộng cơ sở thuế.
Bộ Tài chính đề xuất giảm mạnh mức truy thu tiền sử dụng đất

Bộ Tài chính đề xuất giảm mạnh mức truy thu tiền sử dụng đất

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định nhằm giảm mức truy thu bổ sung tiền sử dụng đất từ 5,4% xuống 3,6% mỗi năm – hoặc thậm chí có thể bỏ hoàn toàn quy định này.
Đề xuất mới về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Đề xuất mới về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã đề xuất quy định về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Từ 1/8: Chính thức thu thuế VAT tự động với hàng giá trị thấp qua chuyển phát nhanh

Từ 1/8: Chính thức thu thuế VAT tự động với hàng giá trị thấp qua chuyển phát nhanh

Từ ngày 1/8/2025, Cục Hải quan chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động đối với hàng hóa giá trị thấp nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh, áp dụng cho mọi hình thức vận chuyển gồm đường hàng không, đường bộ và đường sắt.
Hà Nội đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tái chế, tiến tới loại bỏ nhựa dùng một lần

Hà Nội đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tái chế, tiến tới loại bỏ nhựa dùng một lần

UBND TP. Hà Nội vừa thông qua nhiều chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tái chế từ nhựa, giấy, thủy tinh... sau thu gom.
Mua bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tới 10 lần khoản thu, tối đa 3 tỷ đồng

Mua bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tới 10 lần khoản thu, tối đa 3 tỷ đồng

Chiều 11/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Trong số này có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025: Thêm đối tượng, điều chỉnh mạnh thuế suất

Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025: Thêm đối tượng, điều chỉnh mạnh thuế suất

Một trong những điểm nhấn quan trọng của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025 là mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bổ sung mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml theo tiêu chuẩn quốc gia.