Bài liên quan |
Bộ Y tế siết quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng: Nhiều sản phẩm bị thu hồi, xử phạt |
Theo quy định mới, thành phần công bố trong mỗi phiếu phải được ghi đầy đủ, theo thứ tự hàm lượng giảm dần, sử dụng danh pháp INCI - danh pháp chuẩn mặc quốc tế đã được ASEAN công nhận. Yêu cầu này giúp hạn chế tình trạng giấu thành phần, tránh ngộ độc, và đồng bộ chuẩn kiểm định khi tham gia chuỗi cung ứng quốc tế.
Theo ông Trần Văn Dũng - chuyên gia quy chuẩn chất lượng mỹ phẩm, "quy định mới buộc doanh nghiệp Việt Nam phải nghiêm túc hơn trong R&D và truy xuất nguyên liệu. Về dài hạn, điều này giúc ngành mỹ phẩm Việt tiếp cận sâu hơn chuẩn quốc tế, mở đường xuất khẩu."
![]() |
Từ 18/8: Quản lý mỹ phẩm theo chuẩn quốc tế, siết quy trình công bố sản phẩm |
Thông tư cũng quy định rõ, các thành phần dưới 1% có thể liệt kê theo thứ tự tuý sau khi đã liệt kê đủ các thành phần >1%. Tất cả các chất màu có thể ghi trong mục “+/-”. Quan trọng hơn, tỷ lệ phần trăm của các thành phần bị giới hạn trong các phụ lục ASEAN phải được khai báo đầy đủ.
Mục đích rõ ràng là bảo vệ người tiêu dùng. Trên thực tế, nhiều sản phẩm "xách tay", "handmade" hay nhập nhằng tên gọt dáng Hàn - Nhật - Pháp trên thị trường Việt Nam hiện không rõ nguồn gốc, thành phần. Các quy định mới buộc các đơn vị kinh doanh phải truy nguồn và chịu trách nhiệm với từng thành phần sử dụng.
Đáng chú ý, trong khai báo, các chất tạp, dung môi, chất mang không hiện diện trong sản phẩm cuối cùng sẽ không được coi là thành phần. Điều này giúp tránh việc doanh nghiệp dàn trải hoặc gây nhiễu định hướng sai lệch trong việc công khai.
Việc thống nhất quy trình công bố sản phẩm mỹ phẩm không chỉ tăng tính minh bạch mà còn là bước chuẩn hóa quan trọng trong bối cảnh ngành đang phát triển nhanh như Việt Nam.
Theo Cục Quản lý Dược, từ năm 2026 sẽ tiến tới kết nối cơ sở dữ liệu công bố sản phẩm với mã vạch truy xuất nguồn gốc và blockchain chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu.