Bài liên quan |
Đổi mới tư duy quản lý vốn nhà nước |
Sắp có khung pháp lý đầu tư và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp |
Sáng 11/7 Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về các luật đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua, trong đó có Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Giới thiệu về Luật, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/8/2025.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận |
Luật gồm 8 chương, 59 điều, kế thừa các quy định còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát quyền lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Về những nội dung đổi mới, phạm vi điều chỉnh của Luật này quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; không có cụm từ "sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh" và "giám sát việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp" như Luật số 69/2014/QH13, nội hàm "quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp" đã bao gồm nội dung về sử dụng, giám sát vốn nhà nước và đã kế thừa có chọn lọc các quy định của Luật số 69/2014/QH13.
Luật xác định rõ đối tượng áp dụng, trong đó bao gồm doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp; tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trừ Ngân hàng chính sách (theo đó không chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như Luật số 69/2014/QH13).
Đồng thời, tại điều khoản thi hành có quy định tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được áp dụng Luật này để thực hiện việc quản lý và đầu tư vốn của tổ chức tại doanh nghiệp nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư, quản lý vốn của các tổ chức này...