Thứ hai 07/07/2025 04:33
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Có nên đầu tư vàng giữa lúc thị trường đang đầy biến động?

16/04/2024 16:07
Tiến sĩ Đào Lê Trang Anh, giảng viên Tài chính- Đại học RMIT, đánh giá về giá vàng trong nước tăng vọt trong thời gian gần đây và phân tích các lựa chọn đầu tư hiện có trên thị trường.
Tiến sĩ Đào Lê Trang Anh, giảng viên Tài chính Đại học RMIT.
Tiến sĩ Đào Lê Trang Anh, giảng viên Tài chính- Đại học RMIT..

Nguyên nhân giá vàng tăng phi mã

Theo quan sát của tôi, việc giá vàng trong nước tăng gần đây có thể liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm cả xu hướng kinh tế toàn cầu và điều kiện kinh tế trong nước.

Thứ nhất, bất ổn kinh tế toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao, góp phần đẩy giá vàng thế giới lên mức cao kỷ lục. Các sự kiện quan trọng như xung đột Nga-Ukraine, bầu cử tại Mỹ và xung đột Israel-Gaza đã và đang ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư.

Kết quả là nhu cầu dùng vàng như một tài sản “trú ẩn” an toàn tăng lên đáng kể. Thêm vào đó, nhu cầu từ các nhà đầu tư tư nhân ở Trung Quốc do suy thoái trong lĩnh vực bất động sản cũng khiến giá vàng tăng vọt. Hơn nữa, kế hoạch sẽ cắt giảm lãi suất ba lần trong năm nay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ càng đẩy giá vàng ở thị trường trong nước tăng cao.

Tiền mất giá là một yếu tố quan trọng khác ở thị trường trong nước. Tỉ giá USD/VND tăng mạnh gần đây đã góp phần trực tiếp đẩy giá vàng tăng cao. Tỉ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng vào ngày 15/4/2024 (25.090 đồng một đô la) đạt đỉnh cao nhất kể từ tháng 11/2023. Do giá vàng thường được tính bằng USD nên tỉ giá hối đoái tăng cao đã dẫn đến giá vàng tăng.

Thêm vào đó là tình trạng mất cân đối cung cầu tồn tại trên thị trường vàng Việt Nam. Trong khi nhu cầu vẫn ở mức cao, nguồn cung hạn chế và sự chênh lệch giá nguyên liệu nhập khẩu đã góp phần đẩy giá tăng cao. Vàng SJC và vàng quốc tế chênh lệch giá đáng kể do người tiêu dùng thích sử dụng vàng SJC làm nguồn tài sản lưu trữ và phòng ngừa rủi ro đáng tin cậy.

Nhìn chung, việc giá vàng trong nước tăng cao thời gian gần đây có thể là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố gồm bất ổn kinh tế toàn cầu, mất giá tiền tệ và các yếu tố cung cầu. Các thành tố này tương tác với nhau một cách phức tác động lên giá vàng nội địa, hành vi của nhà đầu tư và xu hướng thị trường.

Hãy rải trứng vào nhiều giỏ

Theo tôi, giá vàng ở Việt Nam hiện nay đang ở mức tương đối cao nên mức độ rủi ro cũng tăng lên đáng kể. Biến động không nhỏ của giá vàng tại Việt Nam trong hai quý vừa qua cho thấy mức độ rủi ro cao trên thị trường vàng.

Trên thực tế, Chính phủ đã ban hành Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 về quản lý thị trường vàng và nhấn mạnh cần có biện pháp hữu hiệu để điều tiết giá vàng trong nước theo nguyên tắc thị trường, tránh chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế như thời gian gần đây. Ngay sau khi chỉ thị được ban hành, giá vàng SJC đã giảm mạnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Nếu Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được sửa đổi để bỏ độc quyền vàng miếng, giá vàng miếng trong nước có thể bị ảnh hưởng đáng kể và tiệm cận giá vàng thế giới nhờ nguồn cung tăng. Theo số liệu giá vàng thế giới niêm yết tại KITCO cập nhật đến ngày 15/4/2024, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch khoảng 11 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỉ giá của Vietcombank, chưa bao gồm thuế, phí.

Mặc dù những biến động trên thị trường toàn cầu có thể tiếp tục gia tăng khiến giá vàng thế giới tăng trong vài tháng tới theo báo cáo từ JPMorgan, nhưng khả năng sửa đổi Nghị định 24 cũng sẽ là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư cân nhắc khi “xuống tay” vào vàng ở Việt Nam.

Thị trường chứng khoán vẫn còn dư địa tăng trưởng nhờ lãi suất hiện tại thấp cũng như nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ, mang đến những cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, cổ phiếu có thể phải đối mặt với biến động và rủi ro tăng cao trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn và thay đổi lãi suất như hiện nay. Các nhà đầu tư cân nhắc tới cổ phiếu nên tiến hành đánh giá kỹ lưỡng từng công ty, ngành nghề và điều kiện thị trường để xác định tiềm năng tăng trưởng, đồng thời quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

Thị trường bất động sản đã trì trệ khá lâu, nhưng thị trường căn hộ chung cư đang phát triển mạnh và các lô đất đang trở nên sôi động trở lại trong bối cảnh lãi suất thấp. Đầu tư bất động sản mang đến cơ hội tăng giá lâu dài và tạo thu nhập. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần thận trọng để tránh bị lừa và xác định được cơ hội đầu tư phù hợp. Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi quy định, động lực cung-cầu và điều kiện kinh tế cần được đánh giá cẩn thận trước khi đầu tư vào bất động sản.

Điều quan trọng cần chú ý là việc lựa chọn đầu tư (vàng, cổ phiếu, bất động sản hoặc tài sản khác) phụ thuộc vào tình hình tài chính cá nhân, mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Cần phải xem xét các mục tiêu đầu tư và tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng hoặc tham khảo ý kiến của cố vấn tài chính trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào. Ngoài ra, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư trên nhiều loại tài sản có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận trong dài hạn.

Tiến sĩ Đào Lê Trang Anh, giảng viên Tài chính- Đại học RMIT

Tin bài khác
Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Trong bối cảnh chính sách thuế mới liên tục được cập nhật, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa khuyến nghị hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần hiểu luật, minh bạch tài chính, tối ưu chi phí hợp pháp.
Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Livehouse là mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, kinh doanh và giải trí, mang đến giải pháp nhà ở linh hoạt cho người đô thị và cần khung pháp lý rõ ràng.
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.
Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cần hệ thống pháp lý minh bạch, hỗ trợ hợp lý để hộ kinh doanh phát triển ổn định.
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.
Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN đã có những chia sẻ với báo chí.
96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường không chỉ do sức mua giảm mà còn từ chi phí mặt bằng, hàng hóa nhập lậu và chính sách thuế thương mại điện tử.
Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

'Nghị quyết 68 yêu cầu xóa bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh trước năm 2026 là bước cải cách then chốt để minh bạch hóa, thúc đẩy hộ chuyển lên doanh nghiệp", Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn chia sẻ với DNHN.
Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Chênh lệch giá vàng đang tạo cơ hội cho đầu cơ, trốn thuế và thất thu ngân sách. Chuyên gia về thuế - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú đề xuất siết thuế và cải cách thị trường vàng.
Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

PGS.TS Đặng Trần Thọ, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng – Đại học Bách Khoa Hà Nội, cảnh báo Việt Nam đang chững lại trong chuyển dịch năng lượng xanh do thiếu cơ chế giá điện mới và hạ tầng pháp lý phù hợp.
TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

Theo TS. Trần Xuân Lượng quản lý tốt đất công nghiệp, loại bỏ cơ chế “xin – cho”, tạo môi trường minh bạch, doanh nghiệp tiếp cận đất đai hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển.