Thứ sáu 09/05/2025 16:28
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Chương trình kích cầu du lịch năm 2025: Đòn bẩy đưa du lịch Việt vươn xa?

05/03/2025 16:11
Chương trình kích cầu du lịch 2025 mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn, nâng cao trải nghiệm du khách với kỳ vọng tạo cú hích mạnh mẽ cho du lịch Việt vươn tầm.
Chương trình kích cầu du lịch năm 2025: Đòn bẩy đưa du lịch Việt vươn xa?
Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 có nhiều ưu đãi về giá cả, dịch vụ, tăng trải nghiệm cho khách du lịch, từ đó tạo sức bật cho ngành du lịch Việt trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 với chủ đề "Việt Nam - đi để yêu". Chương trình này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành du lịch, giúp đạt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ 120-130 triệu lượt khách nội địa.

Chương trình mang đến nhiều ưu đãi về giá cả, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch như: miễn phí vào cửa một số điểm tham quan, khu du lịch; giảm giá các sản phẩm, dịch vụ vận tải khách, lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm... Giá trị những ưu đãi lên tới 50% tùy theo từng hạng mục dịch vụ.

Chương trình kích cầu du lịch 2025 cũng đặt ra yêu cầu với các đơn vị vận tải xây dựng chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam bao gồm gói giá ưu đãi, giảm giá vé tàu, máy bay hoặc các chương trình khuyến mãi riêng cho các đoàn khách tham gia chương trình kích cầu. Nghiên cứu, lên kế hoạch mở thêm các đường bay thẳng, bay thuê chuyến, tăng tần suất bay kết nối các trung tâm du lịch của Việt Nam với các thị trường gửi khách tiềm năng... Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai mạnh mẽ hoạt động xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm. Trong đó, chương trình giới thiệu điểm đến Việt Nam sẽ được tổ chức tại Ba Lan, Séc và Thụy Sỹ.

ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á (ATI), Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC)
Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á (ATI), Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC). Ảnh: Nhân vật cung cấp.

"Cần cân bằng giữa giá cả và chất lượng dịch vụ"

Trước những kỳ vọng mà chương trình kích cầu du lịch 2025 mang lại, trao đổi với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á (ATI) cho rằng chương trình này là một bước đi đúng đắn, tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu này, chương trình cần có các biện pháp cụ thể và mạnh mẽ hơn nhằm thu hút du khách, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh với các điểm đến du lịch khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia,...

"Cần lưu ý rằng, nếu chỉ trông chờ vào các chương trình giảm giá, miễn phí, thì sẽ rất khó đạt được mục tiêu này. Chính sách miễn phí vào cửa và giảm giá dịch vụ có thể thu hút khách du lịch, nhưng cũng cần lưu ý đến chất lượng dịch vụ. Nếu giảm giá quá mức mà không đảm bảo chất lượng, có thể dẫn đến việc khách hàng không quay lại. Do đó, cần có sự cân nhắc để cân bằng giữa giá cả và chất lượng dịch vụ", ông Quỳnh nhấn mạnh.

Cũng theo chương trình kích cầu du lịch năm nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, việc hợp tác liên kết các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ sẽ tạo ra các gói sản phẩm kích cầu dành cho khách du lịch. Cụ thể, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng và bán các gói sản phẩm du lịch liên kết bao gồm: gói sản phẩm về du lịch văn hóa, di sản; du lịch ẩm thực; du lịch golf; du lịch sinh thái, nông nghiệp, nông thôn… Hoặc liên kết chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch từ vận chuyển, mua sắm, ẩm thực, tham quan, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, hội nghị, hội thảo, thể thao… để hấp dẫn du khách.

Ngoài ra, khuyến khích sản xuất các sản phẩm, vật phẩm có lợi thế, độc đáo sản phẩm OCOP làm quà tặng, quà lưu niệm cho khách du lịch, nhất là khách quốc tế.

Ông Phạm Hải Quỳnh đánh giá, sự phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với các địa phương và doanh nghiệp là rất quan trọng. Nếu được thực hiện hiệu quả, nó sẽ giúp tạo ra một chiến lược du lịch đồng bộ, thúc đẩy sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, sự phối hợp này cần được cải thiện và thực hiện thường xuyên mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu.

"Việc xây dựng gói sản phẩm du lịch liên kết giữa các địa phương có thể gặp khó khăn trong việc thống nhất về quy trình và tiêu chuẩn dịch vụ. Để tránh tình trạng triển khai riêng lẻ, cần có một cơ chế phối hợp rõ ràng và các sự kiện chung để quảng bá sản phẩm. Nhiều trường hợp tôi biết được là chỉ lấy hiệu ứng truyền thông nhưng khi vào triển khai lại thiếu đi sự hợp tác và cam kết đồng hành với chương trình", ông Quỳnh thông tin thêm.

Sáng kiến mới về chuyên trang kích cầu du lịch

Một trong những điểm nổi bật của chương trình kích cầu du lịch năm nay phải kể đến việc Cục Du lịch Quốc gia sẽ triển khai chuyên trang kích cầu du lịch để các doanh nghiệp và địa phương có thể cập nhật thông tin, chương trình khuyến mãi và sự kiện đặc biệt.

Chuyên trang có thể giúp khách du lịch thuận tiện tra cứu thông tin liên quan đến chương trình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để nền tảng này thực sự tiếp cận được khách du lịch lại là một câu chuyện cần phải bàn đến. "Chuyên trang kích cầu du lịch này cần được quảng bá mạnh mẽ để khách du lịch biết đến và sử dụng. Các chiến dịch truyền thông đa dạng và sự hợp tác với các nền tảng du lịch trực tuyến (như Booking, Agoda, Traveloka) có thể giúp tăng cường nhận thức về chuyên trang này", ông Phạm Hải Quỳnh đề xuất.

Chương trình kích cầu du lịch năm 2025: Đòn bẩy đưa du lịch Việt vươn xa?
Một trong những hoạt động giúp phát triển du lịch Việt là tăng cường tổ chức chương trình xúc tiến du lịch tại các thị trường du lịch trọng điểm. Ảnh: VGP.

Chương trình kích cầu du lịch 2025 không chỉ hướng đến việc tăng trưởng số lượng khách du lịch, mà còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược dài hạn nhằm xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Để chương trình kích cầu du lịch năm 2025 thực sự hiệu quả, theo ông Phạm Hải Quỳnh, cần phải chú trọng đến các yếu tố như nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, bền vững và tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới thông qua các hoạt động quảng bá và sự kiện quốc tế cũng là điều vô cùng cần thiết.

"Nếu các biện pháp và chính sách được thực hiện đồng bộ và hiệu quả, ngành du lịch Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu đề ra trong chương trình kích cầu du lịch năm 2025. Thành công của chương trình kích cầu 2025 sẽ không chỉ đo lường bằng số lượng khách tăng trưởng, mà còn bằng chất lượng trải nghiệm và dấu ấn mà Việt Nam để lại trong lòng du khách. Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 sẽ là một phần quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP về miễn thị thực cho công dân ba nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ cũng như thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng du lịch", ông Phạm Hải Quỳnh chia sẻ.

Tin bài khác
TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh đã có những phân tích với DNHN về cải cách đột phá để khu vực này bứt phá.
Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam, không có đất thì mọi hỗ trợ khác đều là hình thức. Luật hóa Nghị quyết 68 chính là cách cấp cứu năng lực nội sinh của nền kinh tế.
TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

Theo TS. Võ Trí Thành, Việt Nam đang thiếu các nghiên cứu khoa học vững chắc để xây dựng chính sách tiêu dùng hiệu quả, trong khi khẩu hiệu lại chiếm ưu thế.
Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Trong khi chính phủ đàm phán thương mại với Mỹ, doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng kịch bản ứng phó để giảm thiểu rủi ro và duy trì hoạt động ổn định.
Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang khi nói về ứng dụng AI và dữ liệu thông minh- hướng đi tất yếu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả, ra quyết định và tối ưu nguồn lực.
Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tín dụng xanh đang trở thành một trong những xu hướng tài chính quan trọng tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dài hạn, chi phí hợp lý nhằm phát triển bền vững. Tuy nhiên, hành trình thúc đẩy tín dụng xanh vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức: từ khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, năng lực thẩm định hạn chế, đến rào cản về lãi suất và nhận thức môi trường. Trong bối cảnh đó, việc tháo gỡ các nút thắt, hoàn thiện chính sách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng xanh trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Dưới đây là góc nhìn của ông Nguyễn Bá Hùng – Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), về triển vọng, khó khăn và giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam.
Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Theo ông Trần Anh Thắng – Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), người tiêu dùng đang dần thắt chặt hầu bao hoặc thiếu niềm tin vào triển vọng thu nhập và thị trường.
Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Trong bối cảnh dân số toàn cầu đang biến chuyển nhanh chóng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế. Đặc biệt, mức sinh thấp và tốc độ già hóa đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho các chính sách dân số. Phóng viên DNHN đã có cuộc trao đổi với ông Matt Jackson - Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thành, tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng và dài hạn. Theo đó, Cần xác định các danh mục cụ thể để phát triển tốt lĩnh vực này.
TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

Trong cuộc trao đổi với phóng viên DNHN, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia – cho rằng, để thị trường vốn phát huy tốt vai trò hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), cần sự đồng hành từ cả tổ chức tài chính và chính bản thân doanh nghiệp.
PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất cho rằng, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả ngân sách 3% GDP để phát triển công nghệ, tập trung đúng lĩnh vực trọng yếu, tránh lãng phí nguồn lực và xây dựng nền tảng tự chủ kỹ thuật.
TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

Theo TS. Nguyễn Văn Đính ngành môi giới đang bị kìm hãm bởi điểm nghẽn tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề, cần tháo gỡ ngay để khơi thông dòng chảy nhân lực thị trường bất động sản .
Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Muốn phục hồi sức mua bền vững, cần bắt đầu từ việc nâng cao thu nhập cho người lao động, chấn chỉnh hệ thống phân phối hàng hóa, và xử lý triệt để vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng đang làm xói mòn niềm tin người tiêu dùng, theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.
Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Với tiềm năng từ 1 triệu km2 từ diện tích biển, Việt Nam có thể sản xuất 10 triệu tấn cá mỗi năm, tương đương 50 tỷ USD nếu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp hóa.
TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

Theo TS. Bạch Tân Sinh, Nghị quyết 57 mở ra cơ hội để doanh nghiệp chủ động đặt đầu bài, định hướng các công trình khoa học-công nghệ phục vụ nhu cầu thực tiễn.