Thứ tư 02/07/2025 11:37
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Du lịch Việt được gì từ việc sớm kiểm soát dịch bệnh?

12/10/2020 00:00
Việc sớm kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 cho phép các hoạt động kinh doanh, sản xuất, khai thác du lịch được hoạt động trở lại.

Covid-19 đã giáng một đòn chí mạng xuống ngành du lịch toàn thế giới nói chung, trong đó Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề khi du lịch chiếm tỷ trọng tới gần 7% GDP trong những năm gần đây. Để vượt qua được khủng hoảng này các nhà phân tích dự tính cần ít nhất 2 năm đề đưa các hoạt động và doanh thu trở về mức trước khủng hoảng.

Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, du lịch Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn để trụ lại và phục hồi hậu Covid-19.

Việt Nam sớm kiểm soát được dịch bệnh Covid-19

Việc sớm kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 cho phép các hoạt động kinh doanh, sản xuất, khai thác du lịch được hoạt động trở lại. Tuy lệnh đóng băng các chuyến bay quốc tế làm mất đi hoàn toàn nguồn thu từ du khách nước ngoài nhưng thị trường du lịch nội địa đã mang lại sức sống cho ngành du lịch Việt Nam. Các chuyến bay nội địa đang được khôi phục dần, các trung tâm vui chơi giải trí, các điểm tham quan đều đã được phép hoạt động. Trong cuộc khảo sát mới đây của TR2 International (một công ty tư vấn chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch cho các chủ đầu tư tại Việt Nam), chỉ có 7,4% người được hỏi trả lời không đi du lịch, trong khi 55,6% số người được hỏi sẽ đi du lịch hè 2020 và 37% cân nhắc dựa vào tình hình dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Việt Nam được cả thế giới ghi nhận và đánh giá cao về khả năng kiểm soát dịch bệnh và trở thành điểm sáng trên bản đồ thế giới về mức độ an toàn trong đại dịch. Tờ TTA Asia đã thực hiện một cuộc khảo sát trong đó 45% người Trung Quốc được hỏi trả lời lựa chọn Việt Nam cho chuyến du lịch đầu tiên năm 2020 của họ.

Du lịch Việt được gì từ việc sớm kiểm soát dịch bệnh? - Ảnh 1.

Cầu Vàng trên đỉnh Bà Nà Hills - điểm đến hấp dẫn khi đi du lịch ở Đà Nẵng và Việt Nam.

Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro, người phụ trách mảng nghiên cứu về du lịch và khách sạn thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam chia sẻ rằng, với một số người, dịch chuyển và du lịch là nhu cầu chứ không phải là thú vui xa xỉ. Khách du lịch không chỉ đến những đất nước có phong cảnh đẹp và thú vị nhất trên thế giới, mà sẽ chủ yếu đến nơi an toàn nhất. Và Việt Nam hiện đang làm rất tốt và minh chứng rằng đây là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới. Điều này cho phép chúng ta lạc quan hy vọng trở thành điểm đến của khách du lịch quốc tế khi các chuyến bay được khôi phục trở lại.

Các doanh nghiệp du lịch đã tìm ra hướng đi hậu Covid-19

Đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 1/2020 ngay sau khi Việt Nam vừa trải qua một năm phát triển du lịch ngoạn mục với mức tăng trưởng đạt 16% năm 2019. Những tổn thất do đại dịch gây ra đối với ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là vô cùng nghiêm trọng. Có nhiều kịch bản được dựng nên cho ngành du lịch dựa trên diễn biến của dịch bệnh tại Việt Nam và thế giới. Cho dù với kịch bản nào tăng trưởng du lịch 2020 đều không thể đạt được như những năm trước. Tuy vậy, đây cũng là dịp để ngành du lịch tái cấu trúc và chuẩn bị cho một nền kinh tế du lịch phát triển bền vững.

Trước tiên là những gói sản phẩm, dịch vụ hướng đến các đối tượng thu nhập và độ tuổi khác nhau nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa với 96 triệu dân. Với cơ cấu khách du lịch nội địa chiếm 82,5% (năm 2019) khách nội địa vẫn có khả năng trở thành trụ cột vững chắc cho ngành kinh tế mũi nhọn này. Sự phối hợp liên ngành giữa cơ sở lưu trú, hàng không và hãng lữ hành đang mang đến cho du khách Việt rất nhiều lựa chọn nghỉ dưỡng cao cấp với chi phí hấp dẫn chưa từng có. Các cơ sở lưu trú cũng tung ra những gói dịch vụ độc đáo thu hút du khách với nhiều ưu đãi và gia tăng trải nghiệm du lịch.

Du lịch Việt được gì từ việc sớm kiểm soát dịch bệnh? - Ảnh 2.

Sa Pa là địa phương tiên phong tại khu vực Tây Bắc nói riêng và miền Bắc nói chung trong việc sớm tung ra các chương trình kích cầu du lịch.

Đối với thị trường quốc tế, Tổng cục du lịch và các doanh nghiệp khai thác du lịch đang xây dựng những chương trình marketing trực tiếp tới những thị trường dự kiến sẽ công bố hết dịch trước thay vì tiếp tục trông đợi vào các thị trường truyền thống là thị trường Âu, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đối tượng khách quốc tế đi công vụ dự đoán sẽ là những vị khách quốc tế đầu tiên tới Việt Nam sau khi các chuyến bay được khôi phục. Việc xác định đúng các đối tượng đến là cơ sở cho các chiến dịch marketing và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khai thác tối ưu thị trường.

Trang Globalnews.ca dẫn lời các cố vấn cho các tập đoàn nước ngoài nhận định thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đã giúp cải thiện độ tin cậy của giới đầu tư nước ngoài. Việt Nam đang định vị mình như là một địa bàn an toàn cho kinh doanh, thu hút các nhà sản xuất quốc tế đang cố gắng tìm cách đa phương hóa chuỗi cung ứng.

Với những cơ hội khả quan cho nền kinh tế Việt Nam từ việc kiểm soát tốt và sớm ngăn chặn được dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, ngành du lịch cũng không nằm ngoại lệ với những cơ hội tốt để sớm phục hồi và phát triển ngoạn mục.

Đức Tuấn - Đức Hoàng

Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.