Thứ bảy 05/04/2025 16:43
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chỉ thị số 10/CT-TTg: Động lực mới cho khối DN nhỏ và vừa

05/04/2025 09:57
Cùng với việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chỉ thị số 10/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/3/2025 được đánh giá là bước đi kịp thời trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn đang "loay hoay" với nhiều thách thức về vốn, thị trường và năng lực cạnh tranh.

Chỉ thị số 10/CT-TTg: Động lực mới cho khối DN nhỏ và vừa- Ảnh 1.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân.

Trả lời phỏng vấn Báo điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhấn mạnh rằng Chỉ thị số 10/CT-TTg về phát triển kinh tế tư nhân là minh chứng rõ ràng cho sự quan tâm đặc biệt và kịp thời của Chính phủ trong việc tạo động lực mới cho khu vực doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về Chỉ thị số 10/CT-TTg được ban hành ngày 25/3/2025 trong bối cảnh hiện nay?

Ông Nguyễn Văn Thân: Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, tức là có lợi thế lớn về số lượng, về tính linh hoạt và khả năng thích ứng. Nhưng ngược lại, đây cũng chính là khu vực yếu thế nhất trong chuỗi giá trị, nhất là khi tham gia vào các liên kết sản xuất – kinh doanh với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn trong nước hoặc khi bước ra thị trường quốc tế. Những hạn chế về quy mô vốn, công nghệ, trình độ quản trị, chất lượng nhân lực... khiến họ dễ bị tổn thương trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành rất đúng thời điểm, thể hiện sự quan tâm, đồng hành sâu sắc của Đảng và Nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân – đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Đồng thời, chỉ thị 10/CT-TTg thể hiện rõ quyết tâm chính trị cao trong phát triển kinh tế tư nhân. Khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc hỗ trợ khu vực này phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả. Đây là sự tiếp nối và cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW (2017) của Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đây cũng là lần đầu tiên Hiệp hội DNNVV được đề xuất giao nhiệm vụ giám sát, đánh giá định kỳ tiến độ thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp, nâng cao vai trò phản biện, kết nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Với cách tiếp cận thực tế, cụ thể, Chỉ thị 10/CT-TTg hướng tới tháo gỡ những nút thắt lớn nhất của kinh tế tư nhân hiện nay. Đây có thể coi là một "cú hích" cần thiết trong bối cảnh doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi sau giai đoạn khó khăn.

Chỉ thị đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp mới. Để đạt được mục tiêu này, theo ông cần có những giải pháp nào trong việc hỗ trợ, tạo động lực để các doanh nghiệp mới ra đời?

Ông Nguyễn Văn Thân: Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, thì "hành trang" cho doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở định hướng chính sách, mà phải là hệ thống giải pháp đồng bộ, đủ mạnh để dẫn dắt lực lượng kế cận, đặc biệt là khối DNNVV phát triển một cách bền vững. Để đạt được mục tiêu phát triển thêm 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2030, tôi có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, cần tăng cường liên kết giữa DNNVV và các dự án trọng điểm quốc gia. Theo đó, chúng ta cần sớm ban hành quy định yêu cầu các doanh nghiệp lớn, trong và ngoài nước, khi tham gia các dự án trọng điểm quốc gia như đường sắt, đường bộ cao tốc, cảng hàng không... phải dành tối thiểu 30% giá trị đơn hàng cho DNNVV trong nước. Đồng thời, cần xây dựng chính sách ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa, trong đó mức nội địa hóa tối thiểu là 30% và được hưởng ưu đãi tăng dần theo tỷ lệ nội địa hóa cao hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, cần "tháo gỡ" vướng mắc về tiếp cận vốn, một trong những điểm nghẽn lớn nhất với DNNVV hiện nay. Chỉ khoảng 30–35% doanh nghiệp trong khối này có thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp. Trong khi đó, hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai dù đã có nhưng vẫn "nhỏ giọt" và thiếu cơ chế bảo lãnh rủi ro. Vì thế chúng ta cần có cơ chế rõ ràng và mạnh mẽ hơn để khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng hình thức cho vay này, đi kèm với vai trò của các quỹ bảo lãnh tín dụng, giúp DNNVV không bị bỏ lại phía sau trong dòng chảy đầu tư sản xuất.

Thứ ba, cần có các giải pháp về cải cách thể chế. Cần giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ (đặc biệt là hải quan, chi phí không chính thức), đồng thời rà soát và bãi bỏ tối thiểu 30% các điều kiện kinh doanh không cần thiết. Đây là những rào cản vô hình nhưng đang "giam giữ" rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp và làm chùn bước các doanh nghiệp trẻ.

Cuối cùng, để đạt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, chúng tôi kiến nghị giao KPI phát triển DNNVV cho từng địa phương. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho Hiệp hội DNNVV Việt Nam trong việc giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo cấp có thẩm quyền về tiến độ thực hiện chỉ tiêu này.

Về phía các doanh nghiệp, ông có khuyến nghị gì cho các DNNVV để tận dụng tối đa chính sách hỗ trợ của Chính phủ?

Ông Nguyễn Văn Thân: Tôi cho rằng, bên cạnh sự hỗ trợ từ Chính phủ, bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần chủ động nâng cao năng lực để có thể tận dụng hiệu quả chính sách.

Trước hết, doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào quản trị và sản xuất – kinh doanh. Trong bối cảnh hiện nay, nếu không đổi mới, không nâng cao năng suất và tính minh bạch, doanh nghiệp sẽ khó có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng lớn cũng như tiếp cận các gói hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh đó, tôi khuyến nghị các doanh nghiệp nhỏ cần chủ động tìm hiểu chính sách, đặc biệt là về tín dụng, thuế và đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều chính sách hỗ trợ đã được ban hành, nhưng nếu doanh nghiệp không chủ động nắm bắt thông tin, không tham gia các chương trình tập huấn hay không có kế hoạch kinh doanh bài bản thì rất khó hưởng lợi thực sự từ các chính sách này.

Một yếu tố quan trọng khác là doanh nghiệp nhỏ cần tích cực liên kết với các doanh nghiệp lớn, tham gia vào chuỗi giá trị để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Cần tận dụng hệ sinh thái kinh doanh, hợp tác để cùng phát triển. Chính phủ đã tạo ra cú hích về chính sách, nhưng để biến nó thành cơ hội thực sự, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, sẵn sàng đổi mới, nâng cao năng lực và hướng đến sự phát triển bền vững. Nếu làm tốt, tôi tin rằng mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 không chỉ đạt được, mà chất lượng doanh nghiệp cũng sẽ nâng lên rõ rệt.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

baochinhphu.vn
Tin bài khác
Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Chiều 4/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã họp với các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao để bàn về các giải pháp xử lý vấn đề thuế quan với Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương ra kế hoạch ứng phó với biến động thương mại toàn cầu

Bộ Công Thương ra kế hoạch ứng phó với biến động thương mại toàn cầu

Kế hoạch phát triển của ngành Công Thương năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen, kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức.
Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ để tìm tiếng nói chung về thuế quan

Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ để tìm tiếng nói chung về thuế quan

Việt Nam đang khẩn trương chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với Mỹ sau khi nước này áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam – một động thái được đánh giá là nghiêm trọng và gây lo ngại trong bối cảnh hai nước vốn có mối quan hệ kinh tế mang tính bổ trợ, không cạnh tranh trực tiếp.
Ô tô sản xuất trông nước được gia hạn nộp thuế đến cuối năm 2025

Ô tô sản xuất trông nước được gia hạn nộp thuế đến cuối năm 2025

Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác đến 20-11-2025, giúp hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Kinh tế tư nhân - Động lực phát triển kinh tế và những đổi mới cần thiết

Kinh tế tư nhân - Động lực phát triển kinh tế và những đổi mới cần thiết

Nhìn lại quá trình phát triển của kinh tế tư nhân tại Việt Nam, từ chỗ không được thừa nhận trong nền kinh tế, đến năm 1986 được chính thức ghi nhận, và nay được định hướng là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.
Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Bên cạnh yếu tố tích cực từ tăng trưởng kinh tế, kết quả thu ngân sách Nhà nước còn được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ vào việc triển khai đồng bộ các giải pháp của cơ quan thuế.
Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Ngay sau khi Mỹ ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp trước mắt với thuế quan của Mỹ, trong đó mục tiêu quan trọng là hướng đến cân bằng thương mại theo hướng phát triển bền vững.
Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Rạng sáng 3/4 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế đối ứng sẽ áp dụng với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao nhất 46%.
Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Những kết quả đạt được trong quý I/2025 là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế TP. Thủ Dầu Một, góp phần vào sự phát triển chung của Bình Dương trong giai đoạn tới.
Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ được bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu năm 2022-2023 để triển khai các dự án trọng điểm như mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai các bước chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 theo đúng cơ chế, chính sách đặc biệt đã được Quốc hội thông qua.
Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Sự chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu đã tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về một cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược.
Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Đây là chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn tại Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo" diễn ra sáng 1/4.