Thứ sáu 04/04/2025 05:43
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

03/04/2025 10:30
Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 25/3/2025 yêu cầu: Phải thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách nhanh chóng, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động.
Chú thích ảnh
Sản phẩm mây tre đan của Công ty TNHH Đức Phong ở xã Nghi Phú, thành phố Vinh (Nghệ An), đạt chất lượng sản phẩm OCOP 5 sao năm 2021. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.

Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 25/3/2025 yêu cầu: Phải thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách nhanh chóng, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế. Phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp.Vào đầu năm 2025 cả nước có hơn 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động, bên cạnh đó là gần 30.000 hợp tác xã cùng hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Đây là sự phát triển vượt bậc nếu so với số đơn vị hoạt động cách đây 20 năm (năm 2004): 92.000 doanh nghiệp.

Trong tháng 1/2025 hơn 33.400 doanh nghiệp được thành lập mới hoặc quay trở lại hoạt động, tăng 15,0% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó gần 10.700 cơ sở đăng ký thành lập mới với tổng số vốn khoảng 94.100 tỷ đồng và tổng số lao động hơn 81.500 lao động.

Đáng chú ý là gần 98% số doanh nghiệp đang hoạt động ở nước ta có quy mô nhỏ và vừa với tổng nguồn vốn là 16,6 triệu tỷ đồng, tức gần 30% tổng nguồn vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Với tỷ trọng lớn như vậy, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế.

Thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Điều 4 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 xác định: Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân mỗi năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí là tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhỏ có số lao động không quá 50 - 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 – 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng.

Doanh nghiệp vừa có số lao động không quá 100 - 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 – 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng.

“Nhỏ là đẹp” (“Small is Beautiful”) là cách nói tổng quát để chỉ ra tính ưu việt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mọi nền kinh tế trên thế giới. Cách nói này xuất phát từ tác phẩm cùng tên của nhà kinh tế học người Đức E. F. Schumacher, một trong 100 cuốn sách về lĩnh vực kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Theo quan điểm của Schumacher, các doanh nghiệp “nhỏ đẹp” có lợi thế hơn so với doanh nghiệp lớn trong sự phát triển bền vững và phát triển con người - chúng làm ra những sản phẩm ít tiền để nhiều người có thể tiếp cận, sử dụng.

Các doanh nghiệp có quy mô đầu tư nhỏ thì lợi nhuận cũng nhỏ, song chúng tạo việc làm, thu nhập cho người lao động ở trong điều kiện mà những doanh nghiệp lớn “ngó lơ”, nhờ đó mà “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Các doanh nghiệp “nhỏ đẹp” có vai trò quan trọng ở mọi quốc gia nhưng đặc biệt là ở những nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp gần 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra 5,5 triệu việc làm (so với 9,8 triệu lao động của doanh nghiệp lớn), có vai trò quan trọng trong chính sách xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập cho người lao động. Đây là lực lượng chủ yếu khai thác các thị trường ngách mà các tập đoàn, doanh nghiệp lớn không mặn mà, huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội.

Do có quy mô không lớn và cách hoạt động linh hoạt nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi phù hợp để áp dụng các ý tưởng đổi mới, sáng tạo. Đây cũng là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia thông qua hình thức cung cấp nguyên liệu, dịch vụ hậu cần hoặc gia công sản phẩm.

Các doanh nghiệp lớn thường tập trung chủ yếu ở các thành phố, khu công nghiệp lớn, "nước chảy chỗ trũng" nên sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập sự cân bằng về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn thu hút nhiều lao động thời vụ trong các kỳ nông nhàn, chuyển dịch dần dần lao động làm nông nghiệp sang làm công nghiệp hoặc dịch vụ, thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”.

Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tập trung vào các ngành, lĩnh vực nhằm khai thác lợi thế địa phương như nông sản, du lịch, làng nghề truyền thống.

Tuy vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam còn non trẻ, chưa có tích lũy nhiều về vốn, tri thức, công nghệ và kinh nghiệm, truyền thống kinh doanh, gặp nhiều khó khăn, gặp nhiều rào cản trên con đường phát triển bền vững. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thị trường đang có xu hướng giảm - trong tháng 1/2025 đã có 58.300 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Các doanh nghiệp trong khu vực này có số vốn ít, chủ yếu là dưới 10 tỷ đồng, khả năng huy động vốn hạn chế, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý chưa cao, chưa chuyên nghiệp... Phần lớn doanh nghiệp hoạt động manh mún, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, tỷ trọng doanh nghiệp tham gia sản xuất rất hạn chế, tốc độ chuyển dịch quy mô chậm.

Một trong những vấn đề nan giải của khối này là khó tiếp cận vốn vay ngân hàng do không đảm bảo được điều kiện về tài sản thế chấp vì các chủ doanh nghiệp thường lấy nhà làm trụ sở công ty, tài sản cá nhân với tài sản doanh nghiệp không tách biệt rõ ràng.

Chú thích ảnh
Sản phẩm rượu nhung hươu của Công ty CP nông nghiệp Hương Sơn ở xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đạt chất lượng OCOP 4 sao năm 2020. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.

Nhằm tháo gỡ các rào cản, khó khăn, tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp nhỏ và vừa bứt phá, trong Chỉ thị số 10/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh tham gia chuỗi giá trị; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển các mô hình kinh doanh mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với số lượng áp đảo tuyệt đối, với vai trò quan trọng và sự nỗ lực không ngừng, một khi được hỗ trợ tối đa về nguồn vốn, đổi mới về cơ chế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ góp phần hết sức quan trọng vào việc tăng trưởng GDP đạt mức 8% trong năm 2025 và 10% GDP trở lên trong các năm tiếp theo.

baotintuc.vn
Tin bài khác
Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Ngay sau khi Mỹ ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp trước mắt với thuế quan của Mỹ, trong đó mục tiêu quan trọng là hướng đến cân bằng thương mại theo hướng phát triển bền vững.
Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Rạng sáng 3/4 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế đối ứng sẽ áp dụng với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao nhất 46%.
Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Những kết quả đạt được trong quý I/2025 là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế TP. Thủ Dầu Một, góp phần vào sự phát triển chung của Bình Dương trong giai đoạn tới.
Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ được bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu năm 2022-2023 để triển khai các dự án trọng điểm như mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai các bước chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 theo đúng cơ chế, chính sách đặc biệt đã được Quốc hội thông qua.
Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Sự chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu đã tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về một cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược.
Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Đây là chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn tại Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo" diễn ra sáng 1/4.
Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines vừa nhận được chỉ dẫn quan trọng để triển khai dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với tổng giá trị 3,7 tỷ USD, nâng cao năng lực và mở rộng mạng bay nội địa.
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Để thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam - Brazil trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất tập trung vào 6 lĩnh vực hợp tác trọng điểm.
Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam không chỉ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế mà còn tích cực tham gia vào các diễn đàn đa phương nhằm tháo gỡ rào cản thương mại, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp.
Bài III: Tận  thấy 10.000 tỷ đồng ở VietinBank Tower "đắp chiếu" gây lãng phí

Bài III: Tận thấy 10.000 tỷ đồng ở VietinBank Tower "đắp chiếu" gây lãng phí

Dự án VietinBank Tower, với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, đã "đắp chiếu" suốt nhiều năm, gây lãng phí lớn trong khi khu đất vàng ở Hà Nội vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Nghiên cứu triển khai mô hình cảng miễn thuế

Nghiên cứu triển khai mô hình cảng miễn thuế

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, việc triển khai cảng miễn thuế và cổng một cửa đầu tư quốc gia không chỉ giúp Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh mà còn tạo động lực phát triển bền vững.