Cây táo nở hoa
- Chúng tôi nghĩ
- 08:01 13/11/2020
DNHN - “Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa/Tại sao cây táo lại nở hoa?”. Chân lí thật giản dị! Cuộc sống hôm nay còn biết bao chuyện xấu xa, tồi tệ, nhưng cái đẹp; lòng tốt của con người và niềm tin yêu cuộc sống vẫn luôn hiện hữu như cây táo vẫn luôn nở hoa!.
Bài thơ “Phố ta” của nhà thơ Lưu Quang Vũ viết cách đây 50 năm (1970), đến nay nhiều người còn thuộc. Bài thơ khắc họa hình ảnh thân thuộc của con phố nghèo và buồn với màu đỏ hồng của quầy hàng cà chua chín sớm; màu đen của chiếc áo góa phụ; tiếng chuông người đưa thư; rồi rãnh nước; con chim sẻ tóc xù; bác thợ mộc...mà khiến người đọc xúc động khôn cùng. Nhất là mỗi khi nghe nhạc sĩ Trần Tiến hát ca khúc “Chim sẻ tóc xù” do ông sáng tác, lấy cảm hứng từ bài thơ trên, khiến ta thấy thương yêu cuộc đời này biết bao!
“Con chim sẻ tóc xù
Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.
(Trích đoạn cuối bài thơ Phố ta).
...Hình ảnh cây táo nở hoa trong bài thơ trên khiến tôi liên tưởng đến bài phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong phiên chất vấn của Quốc hội hôm 10/11. Trong phiên chất vấn đó, nhiều đại biểu đã đặt vấn đề tỏ ý quan ngại đến tình trạng đạo đức xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng. Trong nhiều gia đình, con cái hỗn láo, thậm chí giết cha mẹ. Ở nhà trường, học sinh vô lễ với thầy, nạn bạo lực học đường luôn xảy ra. Trong các cơ quan, công sở và ngoài xã hội cũng nẩy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, trái với luân thường đạo lí....
Tại diễn đàn Quốc hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu quan điểm, hiện tượng xuống cấp đạo đức là đáng báo động và là mặt trái đối với những quốc gia đang phát triển bởi sức ép của tăng trưởng, cần có nhiều biện pháp để đẩy lùi với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương tới các địa phương. Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên không chỉ trong nhà trường; không chỉ bằng cách tuyền truyền, giáo dục pháp luật... mà còn cả những tác phẩm văn học nghệ thuật với tính tư tưởng và giá trị thẩm mĩ cao... Rồi ông đề cao truyền thống tốt đẹp của đồng bào ta, dân tộc ta. Ông đưa ra dẫn chứng, trong cuộc chiến với đại dịch Covid -19 và trong đợt lũ lụt gây thiệt hại nặng nề đối với đồng bào miền Trung, đồng bào khắp cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã thương yêu nhau, nhường cơm sẻ áo cho nhau như ruột thịt. Trong thiên tai, dịch bệnh, biết bao hình ảnh cảm động về nghĩa cử cao đẹp của đồng bào ta, không thẻ nào kể hết. Phó Thủ tướng nói: "Có đất nước nào lũ lụt, dịch bệnh mà người dân yêu thương nhau đến như vậy!".
Đoàn xe chở hàng cứu trợ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt - Ảnh: ST
Và, như chúng ta đã biết, không chỉ khi gặp thiên tai, dịch bệnh đồng bào mới thương nhau mà truyền thống tốt đẹp đó xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nhất là trong các cuộc chiến tranh vệ quốc. Tình thương yêu giữa đồng bào, đồng chí của nhân dân ta đã tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, chiến thắng mọi kẻ thù.
“Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa/Tại sao cây táo lại nở hoa?”. Đúng vậy. Cuộc đời này còn nhiều tồi tệ, xấu xa. Xã hội của chúng ta còn tồn tại nhiều mặt trái. Nhưng truyền thống đoàn kết của dân tộc ta là vẻ đẹp bất tử, là sức mạnh vô địch để đẩy lùi cái xấu; để chúng ta luôn tin yêu cuộc sống như cây táo vẫn luôn nở hoa!
Minh Cao
Tin liên quan
#Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 02
Các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch hành động, các văn bản cụ thể để triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, ban hành trước ngày 20/1/2021.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phát huy các di sản văn hóa, biến thành sức mạnh để đất nước phát triển
Ngày 5/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia (Hội đồng) nhiệm kỳ 2020-2024.

Thẻ căn cước được tiến hành tích hợp các dữ liệu cần thiết
Với tinh thần quản lý thống nhất, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và tiết kiệm cho bộ máy nhà nước.

Năm 2020 Việt Nam tăng 5 bậc về phát triển bền vững trên thế giới
Đây là đánh giá của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2020.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì họp Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững
Chiều 14/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Đó là “Nghĩa đồng bào”
“Người Việt Nam ở nước ngoài trường hợp thực sự cần thiết phải về nước, thì dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức, thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất có thể. Đấy là nghĩa đồng bào”.
Đọc thêm Chúng tôi nghĩ
Người tài ở đâu?
Sau một thời gian ấp ủ, mở đầu năm 2021, Bộ Nội vụ đã đưa ra lấy ý kiến góp ý về Dự thảo chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài, với mục tiêu từ năm 2026 đến năm 2030, có ít nhất từ 2 đến 5% lãnh đạo cấp bộ là “nhân tài”.
Lại chuyện "hành" doanh nghiệp
Chờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục thuê đất. Vậy một tấm giấy chứng nhận, có gì là khó ? Cùng lắm thì chỉ mất vài ngày là xong. Tại sao lại mất đến chừng ấy thời gian?
Nghệ An: Khai tử một chỉ thị đã có tuổi thọ 4 năm
Sau hơn 4 năm thực hiện, Chỉ thị 18/CT-UBND của UBND tỉnh Nghệ An đã phát lộ nhiều bất cập nên UBND tỉnh Nghệ an đã cho khai tử chỉ thị này.
Thưởng Tết và kích cầu tiêu dùng
Với những điểm mới trong Bộ luật Lao động, 2019 về thưởng Tết, hi vọng, đây là dịp để các doanh nghiệp không chỉ tri ân với người lao động, đảm bảo sự công bằng mà còn là cơ hội để kích cầu tiêu dùng, quảng bá thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đến đông đảo người tiêu dùng.
Chống phá rừng và những vấn đề đặt ra ở Đắk Lắk: Nhìn từ các doanh nghiệp Lâm nghiệp
Nhiều năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng luôn là vấn đề nóng bỏng ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk. Mặc dù luôn có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, nhưng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn không được ngăn chặn hiệu quả. Diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh ngày càng suy giảm, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường và kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Những vấn đề đó cần phải được nhìn nhận một cách đầy đủ, khách quan, trung thực trên cơ sở cần có những nghiên cứu, đánh giá của các cấp, các ngành và các cơ quan hữu quan, đồng thời phải có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt được đề ra và triển khai thực hiện triệt để giữ rừng, tái sinh rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cũng như bảo đảm sự bình yên cho cuộc sống.
Tiếc cho thương hiệu" gạo Việt Nam ngon nhất thế giới"
Mới đây, báo đài đưa tin, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) tiếp tục đưa gạo ST25 đi thi World's Best Rice tại Mỹ, nhưng chỉ đoạt giải giải Nhì- Giải nhất thuộc về gạo Hom Mali của Thái Lan! Bỗng nhiên tôi nghĩ, vì sao VFA lại tiếp tục đưa ST25 đi dự thi? Việc làm này khác nào đương kim Hoa hậu tiếp tục đi thi Hoa hậu rồi mất ngôi vương miện, thành Á hậu!...
Hình ảnh mất mỹ quan của Thủ đô
Hình ảnh “Chị lao công” và “Tiếng chổi tre” (tên bài thơ của Tố Hữu) “Như sắt/Như đồng/Chị lao công/Đêm đông/Quét rác...” đã đi vào văn chương, nhạc họa với vẻ đẹp bình dị và bất tử. Nhưng, khi tiếp xúc với họ, nghe họ kể về công việc, về chế độ đãi ngộ...mới thấy nỗi cơ cực của nghề này; mới hiểu, vì sao vừa rồi hàng loạt công nhân vệ sinh môi trường ở Hà Nội “đình công”, rác thải ngập ngụa bên các đường phố rợp bóng cây - một hình ảnh mất mỹ quan của Thủ đô.
Khi cấp trên không nghe cấp dưới tham mưu...
Mặc dù cấp dưới (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) đã đề nghị cấp trên” (Bộ Giao thông Vận tải) không nên tách Luật Giao thông Đường bộ thành 2 dự án luật, nhưng cấp trên vẫn phớt lờ ý kiến của cơ quan tham mưu của mình. Kết quả là, tại Kì họp thứ 10 vừa rồi, Quốc hội không đồng ý tách Luật Giao thông Đường bộ thành 2 luật.
Quỹ hỗ trợ sáng tác văn học không phải là “miếng bánh”!...
Từ năm 1995 đến nay, hàng năm, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng hỗ trợ cho các văn nghệ sĩ thuộc các hội VHNT từ Trung ương tới các Hội VHNT địa phương; trong đó có Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, lâu nay, hiệu quả sử dụng kinh phí hỗ trợ sáng tác chưa cao. Hi vọng rằng, Đại hội đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025 diễn ra trong tháng 11 này sẽ đề ra phương hướng nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, trong đó, phát huy hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.
Lại đề xuất chuyển đổi rừng tự nhiên để làm điện gió!
Dư luận chưa hết bức xúc về việc phá rừng để làm nhà máy thủy điện nhỏ thì đến lượt UBND tỉnh Bình Thuận đề xuất chuyển đổi 28 ha rừng tự nhiên để làm điện gió!.