Thứ năm 19/06/2025 00:25
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Đòn bẩy tín dụng giúp đồng bào dân tộc Yên Bái thoát nghèo

13/05/2025 10:45
Công tác xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà cấp ủy, chính quyền tỉnh Yên Bái đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Thực tế trong nhiều năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận từ tỉnh xuống cơ sở, việc tập trung các nguồn lực, trong đó đáng kể đến là nguồn vốn tín dụng chính sách, đã thực sự làm thay đổi diện mạo mọi làng quê miền núi và cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Đòn bẩy tín dụng giúp đồng bào dân tộc Yên Bái thoát nghèo
Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số giao dịch vay vốn tại Điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái.

Những đổi thay kỳ diệu

Huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái từng được nhắc đến với “3 nhất”: xa nhất (cách tỉnh lỵ 150km), cao nhất (trên 1.000m so mặt biển) và nghèo nhất (gần 60% hộ nghèo vào đầu năm 2010). Nhưng ở nơi tưởng như khó khăn chồng chất, tín dụng chính sách đã đánh thức khát vọng vươn lên thoát nghèo để xây dựng cuộc sống no đủ, vui tươi cho biết bao hộ dân nghèo.

Câu chuyện thoát nghèo ấy bắt đầu từ việc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái mở một phòng giao dịch trên vùng núi cao Mù Cang Chải từ năm 2003, cùng 10 cán bộ nhân viên đã bền bỉ chuyển tải 508 tỷ đồng vốn ưu đãi của Nhà nước đến khắp bản làng, cho vay từng hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Anh Mùa Chu Vàng ở bản Rào Xa, xã Kim Nọi kể rằng: người Mông lâu nay chỉ quen làm nương rẫy theo lối “chọc lỗ, tra hạt”, nên gia đình túng thiếu, đói cơm lạt muối, may nhờ đồng vốn ưu đãi mà cuộc đời sáng tươi dần. Khởi đầu từ việc được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 8 triệu đồng không tính lãi cách đây 15 năm và mới đây còn được vay tiếp 80 triệu đồng của chương trình tín dụng hộ nghèo để chăn nuôi, trồng chè. Hiện trong chuồng nhà anh Vàng có 4 con trâu, 2 con bò sắp đẻ ra bê nghé, trên đồi cũng xanh tốt mấy nghìn cây chè, giổi mới vào vụ thu hái được cả tấn búp tươi. Có tiền, ngôi nhà ở được tu sửa, vững chắc thoáng mát cùng với xe máy, ti-vi, bể chứa nước sinh hoạt cũng được mua sắm đầy đủ.

Còn tại thôn Tầm Vông, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, gia đình bà Vi Thị Thúy nhờ đồng vốn chính sách đã “đổi vận” cuộc đời. 5 năm trước, bà Thúy vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên để nuôi bò sinh sản, trồng keo, cấy lúa nước. Hiện gia đình bà có đàn bò 12 con, rừng cây công nghiệp 2,5ha.

“Nhờ đồng vốn chính sách mà tôi mở rộng được quy mô gia trại chăn nuôi và trồng trọt, có việc làm và thu nhập ổn định, giúp gia đình thoát khỏi hộ nghèo từ năm 2022”, bà Thúy chia sẻ.

Không riêng gì Mù Cang Chải và Lục Yên, tại các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình..., đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng có bước phát triển mới.

Ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái cho biết: Việc triển khai tín dụng chính sách, nhất là từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng vốn ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái chuyển về tận cơ sở, đến đúng đối tượng chính sách được thụ hưởng đã góp phần quan trọng, thiết thực thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, nâng cao đời sống người dân và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền.

Ông Đinh Khắc Yên, Bí thư huyện ủy Lục Yên cũng khẳng định: Chỉ thị 40-CT/TW như kim chỉ nam giúp huyện thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế việc làm cho người dân, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống, với tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,06% cuối năm 2023 xuống 2,77% vào cuối năm 2024.

Tăng nguồn lực, nâng cao chất lượng tín dụng

Theo Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thanh Hải, trên thực tế, hơn 10 năm qua với Chỉ thị số 40-CT/TW, khi “ý Đảng đã hợp với lòng dân”, tín dụng chính sách đã góp phần thay đổi diện mạo của Yên Bái, giúp Yên Bái đạt những kết quả nổi bật.

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 4,13%/năm, tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm lần lượt 6,89%/năm và 9,46%/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch. Đến hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 5,68% (tương đương 12.575 hộ) và tỷ lệ hộ cận nghèo còn 2,99%. 28/59 xã đặc biệt khó khăn đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đòn bẩy tín dụng giúp đồng bào dân tộc Yên Bái thoát nghèo
Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Yên Bái đã mạnh dạn vay vốn chính sách để mở rộng gia trại, phát triển chăn nuôi để từ đó thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đạt được thành tựu đó, trước hết có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận từ tỉnh xuống tận cơ sở để thực hiện Chỉ thị số 40. Tuy nhiên, ở Yên Bái cũng như nhiều địa phương khác, song hành với sự quan tâm đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội thì sự bổ sung nguồn lực để đẩy mạnh công tác cho vay là một điều rất quan trọng, đặc biệt càng quan trọng đối với một địa phương còn nhiều khó khăn như Yên Bái.

Thực hiện chủ trương “đa dạng hóa nguồn lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội”, cùng với nguồn vốn của Trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung huy động vốn của tổ chức, cá nhân trên thị trường và từ các thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân các cấp đã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn.

Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và các huyện thị xã, thành phố đã dành một phần ngân sách từ nguồn chi thường xuyên để ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, tổng nguồn vốn ủy thác đạt hơn 160 tỷ đồng, tăng gần 309 tỷ đồng kể từ thời điểm trước khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.

Những con số này, đối với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước có thể còn khiêm tốn, song đối với một tỉnh nhỏ, còn nhiều khó khăn như Yên Bái thì đây là kết quả của nhiều nỗ lực, cùng chung tay từ chính quyền địa phương đến trực tiếp những người thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.

Theo số liệu từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái, đến nay, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 5.650 tỷ đồng, tăng 2.594 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 84% so với cuối năm 2019. Nguồn vốn đã được chuyển tải đến đúng các địa chỉ và đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ kịp thời đồng bào các dân tộc giảm nghèo nhanh, làm giàu chính đáng.

Cùng việc tập trung nâng cao nguồn lực, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái cũng từng bước củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động. Đến nay, chi nhánh đã xây dựng được hệ thống Điểm giao dịch xã và mạng lưới 2.323 Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn ấp, cụm dân cư. Nhờ vậy, đã đáp ứng kịp thời cho các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn, giúp cho “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Theo nhandan.vn
Tin bài khác
Hưng Yên tăng trưởng GRDP 9%, thu ngân sách cao kỷ lục

Hưng Yên tăng trưởng GRDP 9%, thu ngân sách cao kỷ lục

Tỉnh Hưng Yên ghi nhận mức tăng trưởng GRDP 9% trong 6 tháng đầu năm 2025, thu ngân sách đạt kỷ lục 37.022 tỷ đồng, PCI lọt top 10 cả nước, chính thức áp dụng mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ 1/7/2025.
Đà Nẵng và Quảng Nam triển khai tập huấn mô hình chính quyền địa phương hai cấp trước khi sáp nhập

Đà Nẵng và Quảng Nam triển khai tập huấn mô hình chính quyền địa phương hai cấp trước khi sáp nhập

Chiều 18/6, TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị tập huấn vận hành thử nghiệm các hệ thống quản lý hành chính và mô hình chính quyền hai cấp, chuẩn bị cho việc sáp nhập chính thức theo nghị quyết của Quốc hội.
Vĩnh Phúc siết chặt kỷ luật đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Vĩnh Phúc siết chặt kỷ luật đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Vĩnh Phúc đẩy mạnh cải cách thủ tục đầu tư, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu nhằm thúc đẩy giải ngân vốn nhanh, hiệu quả và tăng trưởng bền vững.
TP. Huế và bài toán nâng tầm doanh nghiệp nhỏ - chính sách không thể mãi nằm trên giấy

TP. Huế và bài toán nâng tầm doanh nghiệp nhỏ - chính sách không thể mãi nằm trên giấy

Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Huế vẫn loay hoay giữa thiếu vốn, mặt bằng, cơ chế hỗ trợ – dù chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp và được xem là động lực kinh tế chủ lực.
Khát vọng trung tâm phát triển vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình

Khát vọng trung tâm phát triển vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình

Phú Thọ cùng Vĩnh Phúc, Hòa Bình định hình chiến lược phát triển sau hợp nhất. Vạch rõ tiềm năng, đặt mục tiêu lớn trở thành cực tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ, du lịch.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ở Quảng Trị, khắc phục tình trạng “chờ vốn về đích”

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ở Quảng Trị, khắc phục tình trạng “chờ vốn về đích”

Tính đến ngày 31/5, tỉnh Quảng Trị mới giải ngân 14,2% vốn đầu tư công năm 2025. Nhiều vướng mắc về thủ tục, luật mới, bộ máy hành chính và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) đang kìm hãm tiến độ triển khai dự án trên toàn tỉnh.
Thái Nguyên kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Thái Nguyên kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Ngày18/6/2025, tỉnh ủy Thái Nguyên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Hải Phòng: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Hải Phòng: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Vừa qua, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành phố Hải Phòng tổ chức Phiên họp lần thứ 11 nhằm đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Ông Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Thanh Hóa: Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Thanh Hóa: Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng 18/6, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025); trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân các nhà báo có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí giai đoạn 2015-2024 và trao giải báo chí Trần Mai Ninh năm 2024.
Bắc Giang tăng tốc xúc tiến tiêu thụ vải thiều niên vụ 2025

Bắc Giang tăng tốc xúc tiến tiêu thụ vải thiều niên vụ 2025

Bắc Giang đẩy mạnh liên kết, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ để tiêu thụ hơn 80% sản lượng vải thiều, giữ ổn định giá và chất lượng xuất khẩu.
Bình Dương: Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Dĩ An giải ngân hơn 19,5 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm

Bình Dương: Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Dĩ An giải ngân hơn 19,5 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm

Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương) đã tích cực triển khai chương trình cho vay giải quyết việc làm tại các địa phương.
Thanh Hóa: Sức hút mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Thanh Hóa: Sức hút mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Nhờ chính sách thu hút đầu tư phù hợp, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, thuận lợi, Thanh Hóa tiếp tục nổi lên như một điểm sáng của vùng Bắc Trung bộ trong thu hút đầu tư trực tiếp đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bắc Giang tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí Thân Nhân Trung năm 2024

Bắc Giang tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí Thân Nhân Trung năm 2024

Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí Thân Nhân Trung năm 2024.
Thái Nguyên thử nghiệm vận hành bộ máy xã, phường hai cấp

Thái Nguyên thử nghiệm vận hành bộ máy xã, phường hai cấp

Phường Sông Công (mới) được chọn làm điểm vận hành thử mô hình chính quyền hai cấp, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sáp nhập và đổi mới bộ máy cấp xã trên toàn tỉnh Thái Nguyên.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Bệ phóng mới cho hội nhập và thu hút đầu tư quốc tế

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Bệ phóng mới cho hội nhập và thu hút đầu tư quốc tế

Với nền tảng hạ tầng hiện đại, chính sách thông thoáng và vị trí địa chiến lược, Khu thương mại tự do Đà Nẵng hứa hẹn trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, mang lại giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và nâng tầm vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.