Thứ bảy 12/07/2025 17:54
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Cảnh báo trước cơn bão Molave

27/10/2020 11:13
Trước cơn bão số 9 có tên quốc tế là Molave sắp đổ bộ vào nước ta, sáng 26-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó bão và kiểm tra chỉ đạo ứng phó bão tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Th

Trước cơn bão số 9 có tên quốc tế là Molave sắp đổ bộ vào nước ta, sáng 26-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó bão và kiểm tra chỉ đạo ứng phó bão tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tất cả các cơ quan, địa phương đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân để hạn chế thiệt hại. Từ dự báo, chúng ta đề cao cảnh giác, có biện pháp phòng chống, ứng phó chủ động trước khi bão đến mà chúng ta xác định vùng ảnh hưởng từ nam Nghệ An đến Khánh Hòa...

Ảnh họp trực tuyến Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó bão ngày 26/10/2020.

Không chỉ trước cơn bão số 9 này mà trước đây, Thủ tướng Chính phủ luôn chỉ đạo sát sao việc ứng phó trước diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt coi trọng việc phòng chống hiểm họa của thiên thông qua tác dự báo thời tiết.

Thế nhưng, cần phải thẳng thắn với nhau rằng, lâu nay, tại một số ngành, một số địa phương, việc tổ chức phòng chống thiên tai còn nặng hình thức; chỉ đạo chưa quyết liệt; thiếu kiểm tra, đôn đốc việc phòng chống nguy cơ hiểm họa của thiên nhiên. Chỉ khi thiên tai xảy ra, gây thiệt hại khôn lường, lược lượng cứu hộ mới ứng cứu, giải quyết hậu quả.

Rồi đây, công tác phòng chống, khắc phục thiên tai sẽ được các ngành, các cấp tổng kết, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, trước sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng về ứng phó với cơn bão số 9, chúng tôi đã tiếp xúc với một số nhà chuyên môn, tổng hợp nêu một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác cảnh báo thiên tai như sau:

Trước hết, do mạng lưới trạm quan trắc còn thiếu, độ chính xác chưa cao và một số nguyên nhân khác nên lâu nay, các bản tin dự báo thời tiết chưa chi tiết, chưa cụ thể; chưa đáp ứng yêu cầu độ tin cậy trong cảnh báo về thời gian, khu vực ảnh hưởng…; đặc biệt là dự báo về cường độ mưa lớn, lũ quét, ngập lụt. Thực tế này phần nào khiến cho địa phương bị động trong phòng chống, giảm rủi ro thiên tai.

Một nguyên nhân quan trọng nữa đó là hiện nay chúng ta chưa có bản đồ quy mô Quốc gia về tai biến Địa chất, từ đó đưa ra các vị trí cảnh báo cho vùng đó. Lẽ ra, chúng ta cần có bản Quy phạm về ứng phó thiên tai hoàn chỉnh, chi tiết, có tính chất định lượng theo từng cấp độ bão, cấp báo động lũ, cấp dự báo cháy rừng, v.v. Theo mỗi cấp độ, địa phương và ban ngành phải ứng phó ra sao? Cấp càng cao thì càng cần đến Ủy ban ứng phó ở cấp cao hơn...

Bên cạnh đó, một số địa phương chỉ đạo chưa quyết liệt; thiếu kiểm tra, đôn đốc việc phòng chống nguy cơ hiểm họa của thiên nhiên. Tại cuộc họp trực tuyến sáng 26/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Phải bảo đảm an toàn cho người dân, cả trên tàu, trên lồng bè. Cứu người là quan trọng nhất, cho nên, tất cả các giải pháp có thể được, kêu gọi tàu bè, di dời dân cũng như khi tàu vào rồi thì cương quyết đưa ngư dân lên bờ, ngư dân trên lồng bè phải lên bờ. Đây là kinh nghiệm khi trước đây, đã vào trú tránh gần bờ nhưng vẫn xảy ra sự cố mất an toàn. Vì những con tôm hùm, lồng bè cá mà người chủ giữ ngư dân lại, không cho lên bờ, trách nhiệm đó phải xử lý nghiêm. Cho nên, tàu thuyền phải vào bờ sớm, neo đậu tránh va đập. Đi liền với đó, chủ động sơ tán dân ở vùng thấp, ven biển bởi có nhận định, vùng ven biển có sóng lớn. Các địa phương đều phải có phương án di dời dân một cách phù hợp, không để ảnh hưởng tính mạng người dân sống ven biển”.

Đây là sự chỉ đạo vô cũng sát sao của người đứng đầu Chính phủ. Thế nhưng, lâu nay, trước hiểm họa của thiên nhiên, mặc dù Thủ tướng đã phát đi công điện tới các ngành, các cấp chỉ đạo phòng chống nhưng có nơi, chính quyền dường như bất lực trước sự chây ì của người dân. Một số ngư dân tiếc con tôm con cá, vẫn bám biến mà chính quyền không có biện pháp mạnh để xử lí. Nhiều hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở núi, chính quyền địa phương vẫn không biết, hoặc biết nhưng không có biện pháp mạnh để buộc dân đi sở tán, dẫn đến tại họa khôn lường.v.v.

Một cơ bão có cường độ lớn lại sắp đổ bộ vào nước ta. Hi vọng rằng, các cấp, các ngành và người dân trong vùng ảnh hưởng của cơn bão sẽ chấp hành nghiêm túc hơn sự chỉ đạo của Thủ tướng và chắc chắn sẽ giảm thiểu thiệt hại do cơn bão số 9 gây ra.

Cao Thâm

Tin bài khác
TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực nhận định, TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị “lớn nhưng còn nghèo” và cần một chiến lược đặc thù, không thể rập khuôn các mô hình như Bangkok hay Jakarta.
Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, pháp chế doanh nghiệp đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư X, Chủ tịch Học viện Đào tạo Pháp chế ICA – đã chia sẻ với với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập về thực trạng và các giải pháp pháp lý dành cho cộng đồng doanh nghiệp hiện nay.
UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

Chia sẻ với báo chí, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết UNFPA sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực hiện tinh thần của các quy định mới, hướng tới một xã hội mà trong đó “mỗi người – mỗi lựa chọn – mỗi tương lai” đều được tôn trọng, bảo vệ.
Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics mách nước cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cách đối phó hiệu quả hơn với vấn nạn hàng giả luôn khiến dư luận xã hội bức xúc trong thời gian gần đây.
Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Theo ông nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, niềm tin tiêu dùng giảm, thể chế thay đổi và hậu sáp nhập tạo áp lực mới, buộc ngành bán lẻ Việt Nam phải cấu trúc.
TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

Theo TS. Đặng Đức Anh tăng trưởng phải bền vững, ổn định vĩ mô, không đánh đổi môi trường, phải gỡ điểm nghẽn thể chế, đổi mới cơ cấu địa phương toàn diện.
Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Trong bối cảnh chính sách thuế mới liên tục được cập nhật, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa khuyến nghị hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần hiểu luật, minh bạch tài chính, tối ưu chi phí hợp pháp.
Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Livehouse là mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, kinh doanh và giải trí, mang đến giải pháp nhà ở linh hoạt cho người đô thị và cần khung pháp lý rõ ràng.
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.
Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cần hệ thống pháp lý minh bạch, hỗ trợ hợp lý để hộ kinh doanh phát triển ổn định.
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.