Mục tiêu của kế hoạch này không chỉ nâng cao trình độ nghề nghiệp cho lực lượng lao động ở nông thôn mà còn giúp gắn kết phát triển kinh tế nông thôn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được triển khai nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm và đảm bảo cuộc sống ổn định cho lao động nông thôn.
![]() |
Trung tâm DVVL thành phố thường xuyên tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm để kết nối doanh nghiệp và người lao động. |
Theo đó, quán triệt các mục tiêu, giải pháp trọng tâm của Chỉ thị và Nghị quyết, nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, và tăng cường chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, các sở, ban ngành cùng với chính quyền các cấp cần triển khai các hoạt động để thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động của cộng đồng về vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
![]() |
Lao động nông thôn vùng vùng ĐBSCL phần lớn là làm nông nghiệp. Ảnh: Tr.L. (LĐCĐ) |
Phấn đấu đến năm 2030, đào tạo nghề cho khoảng 5.000 lao động nông thôn, trong đó ít nhất 60% được hỗ trợ học nghề với trình độ sơ cấp trở lên, tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt tối thiểu 85%. Ngoài ra, việc duy trì tỷ lệ học sinh khu vực nông thôn tiếp tục học nghề sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông.
![]() |
Lãnh đạo Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ giới thiệu cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy tại Trường. (Ảnh CTO) |
Các sở, ban ngành sẽ tổ chức các đợt tuyên truyền và phổ biến về các chính sách hỗ trợ, nhằm khuyến khích người dân tham gia vào các khóa đào tạo nghề. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo cần được thiết kế linh hoạt, cập nhật kịp thời các kỹ năng nghề và nhu cầu thị trường lao động. Đồng thời, chương trình đào tạo sẽ chú trọng việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quá trình đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn.
Tiếp tục áp dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích ứng với nền kinh tế số và phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn cho các sản phẩm nông sản, đồng thời nâng cao năng suất lao động, giúp nông dân nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của thị trường.