Thứ tư 25/12/2024 20:07
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Cần phát huy tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

24/12/2024 17:50
Hiện nay số kiều bào người Việt Nam ở nước ngoài là trên 5,3 triệu người. Con số này trên tổng số 98 triệu đồng bào trong nước, đã đưa Việt Nam đứng đầu về tỷ lệ kiều bào trên toàn thể dân số trong nước, cao hơn cả Trung Quốc.

“Điều này cho thấy tiềm năng của kiều bào ta là vô cùng to lớn. Nghị quyết 36-NQ/TW nhận định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Thật vậy, với nhận thức đã dẫn ở trên là 80% kiều bào hiện đang sinh sống ở các nước tiên tiến về khoa học công nghệ, về phát triển công nghiệp, thì đây quả là nguồn lực to lớn, là nguồn tài nguyên vô tận và quý giá”, GS. TS. Đặng Lương Mô, Giáo sư Danh dự Đại học HOSEI, Tokyo, Nhật Bản; Cố vấn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã phát biểu tại Hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024 vừa được diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Phát biểu của GS.TS Đặng Lương Mô, Giáo sư danh dự Đại học Hosei (Nhật Bản)
Phát biểu của GS.TS Đặng Lương Mô, Giáo sư danh dự Đại học Hosei (Nhật Bản).

Tuy nhiên, Nghị quyết 36-NQ/TW đã đánh giá: “Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về tri thức, chưa tương xứng với tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Giáo sư Đặng Lương Mô đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vận động nguồn lực trí thức từ cộng đồng kiều bào - một tài nguyên trí tuệ to lớn của Việt Nam. Ông cho biết, hiện có hơn 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại các nước phát triển. Tuy nhiên, nguồn lực này vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả.

Theo GS. TS. Đặng Lương Mô: Sau gần 20 năm kể từ khi nhận định này đã được đưa ra, giờ đây, liệu chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng nhận định này đã trở nên “lỗi thời” chưa? Thiển ý là nhận định đó chưa hề lỗi thời. Chúng ta phải thành thật nhìn nhận rằng, tiềm năng của kiều bào, nhất là về tri thức, về khoa học công nghệ, về phát triển công nghiệp, đều chưa được phát huy xứng tầm. Chỉ cần nhìn sang mấy vùng đất gần chúng ta, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Đài Loan, tức là những nơi đã được sự đóng góp đáng kể của kiều dân của họ, đủ thấy chúng ta còn phải nỗ lực hơn nữa trong công tác thu hút chất xám, kinh nghiệm trong hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động phát triển công nghiệp của kiều bào để đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nam Triều Tiên chỉ mất 6 năm để thoát khỏi giai đoạn công nghiệp lắp ráp và chỉ trong 20 năm đã vươn lên thành cường quốc công nghiệp về điện tử, nhất là về vi mạch. Đài Loan (Trung Quốc) cũng tương tự. Trung Quốc hiện nay đang là nền kinh tế thứ nhì thế giới, đồng thời có GDP bình quân đầu người là mức trung bình của thế giới. Cả 3 nơi đều đã dựa một phần không nhỏ vào sự đóng góp, đóng góp trí tuệ, tri thức, kinh nghiệm của kiều bào của họ trong quá trình công nghiệp hóa. Điều này cả thế giới đều biết. Nước ta, có tỷ lệ kiều bào cao nhất, nghĩa là có tiềm năng rất lớn về huy động kinh nghiệm và trí tuệ của kiều bào.

Để phát huy tối đa tiềm năng của kiều bào, GS.TS Đặng Lương Mô đề xuất thành lập “Ngân hàng Tài năng Việt kiều” - một tổ chức quy tụ nhân tài, đóng vai trò cầu nối giữa các chuyên gia kiều bào với nhu cầu trong nước. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng, để sử dụng người tài hiệu quả, cần xác định rõ nhu cầu thực sự, tạo điều kiện làm việc phù hợp, đảm bảo đãi ngộ công bằng cả về vật chất lẫn tinh thần và sẵn sàng lắng nghe cũng như tôn trọng ý kiến phản biện của họ.

“Theo tôi, hoạt động đề xuất của kiều bào nên có mục tiêu rõ rệt, thiết thực, phù hợp với khả năng của đương sự cũng như nhu cầu thực sự ở trong nước. Để có thể triển khai hoạt động đóng góp, kiều bào cần được cơ quan thụ hưởng hỗ trợ cả về chủ trương, thủ tục hành chính, pháp lý, lẫn tài chánh. Cá nhân kiều bào khởi xướng hoạt động cần có khả năng huy động đồng nghiệp khi cần thiết trong quá trình triển khai. Như vậy, người khởi xướng, ngoài năng lực thực sự, cần có sức hút, có uy tín với cộng đồng đồng nghiệp của mình, kể cả đồng nghiệp kiều bào lẫn đồng nghiệp người nước ngoài”- Giáo sư Đặng Lương Mô nói thêm.

Ông cũng đề xuất cần có một cơ chế hỗ trợ đắc lực và hữu hiệu làm cầu nối giữa những tổ chức, cơ quan trong nước có nhu cầu hợp tác về một vấn đề đặc thù nào đó với kiều bào có năng lực và thiện chí đáp ứng nhu cầu đó. Nhu cầu như vậy có thể là rất nhiều, thậm chí vô tận…

Hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024 do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức
Hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024 do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Bên cạnh đó, tại hội nghị, GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân - Phó Chủ nhiệm UBKHKTNN kiêm Phó Trưởng Ban Việt kiều Trung ương (1981-1992), Trưởng Ban Việt kiều TW, Chủ nhiệm UBNVNONN (1992-1996) cũng đánh giá: “Kiều bào ở nước ngoài có thân nhân ở TP. Hồ Chí Minh là một nguồn lực không nhỏ của Thành phố. Ngoài lượng kiều hối tiếp nhận mỗi năm, chuyển giao tri thức, công nghệ, kết nối xuất nhập khẩu thông qua kiều bào cũng là những đóng góp quan trọng và còn nhiều tiềm năng. Với Internet, khoảng cách không gian và thời gian giữa kiều bào với gia đình và đồng nghiệp ở trong nước, là một tiền đề thuận lợi cho cộng tác, hợp tác trong và ngoài nước. Các cơ quan chức năng của Thành phố, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố hãy hợp sức để nhạy bén nắm bắt cung cầu ngoài và trong nước, kết nối trong-ngoài, kịp thời tháo gỡ vướng mắc và đề xuất chính sách để phát huy nguồn lực này”.

“Lãnh đạo Thành phố luôn ý thức rằng, để phát triển mạnh mẽ, cần lắng nghe, học hỏi từ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức. Chúng ta phải nghiêm túc rút ra bài học từ những vị lãnh đạo tiền bối như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người luôn thể hiện tinh thần gần gũi, cầu thị, lắng nghe trực tiếp ý kiến từ nhân dân và các trí thức”. Đó là nhấn mạnh của đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh tại Hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024 do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Tin bài khác
Bình Phước: Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

Bình Phước: Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Công văn số 5435/UBND-TH vào ngày 24/12/2024, yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
AI đang dẫn đầu cuộc đua trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á?

AI đang dẫn đầu cuộc đua trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á?

Malaysia đã nổi lên như ứng viên hàng đầu thách thức vị thế của Singapore, nhưng Thái Lan cũng đang nhanh chóng trở thành một đối thủ tiềm năng trong cuộc đua trung tâm dữ liệu.
Sáp nhập Nissan - Honda có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp ô tô?

Sáp nhập Nissan - Honda có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp ô tô?

Việc sáp nhập Nissan và Honda sẽ tạo ra nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chuyển đổi sang năng lượng sạch, nâng cao cạnh tranh trong ngành ô tô toàn cầu.
Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024

Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024

Ngành Giao thông Vận tải 2024 có nhiều dấu ấn quan trọng, từ các dự án lớn đến thay đổi lãnh đạo, với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông hiện đại, bền vững.
Đề xuất cơ quan chủ trì mở tộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đề xuất cơ quan chủ trì mở tộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Bộ Giao thông vận tải đề xuất làm cơ quan chủ trì mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận với tổng mức đầu tư 38.693 tỷ đồng theo phương thức PPP, đẩy nhanh tiến độ dự án.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sẽ còn nhiều hơn nữa các Sao Vàng đất Việt

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sẽ còn nhiều hơn nữa các Sao Vàng đất Việt

Tối 24/12, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Lễ trao Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024, trao giải cho Top 10 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024.
Honda và Nissan bắt đầu đàm phán sáp nhập

Honda và Nissan bắt đầu đàm phán sáp nhập

Trong cuộc cải tổ lịch sử của ngành công nghiệp ô tô, Honda và Nissan đồng ý bắt đầu đàm phán sáp nhập. Việc sáp nhập tiềm năng, thông qua việc thành lập một công ty cổ phần chung, có thể bao gồm sự tham gia của đối tác Mitsubishi Motors của Nissan.
10 sự kiện nổi bật của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa chọn ra 10 sự kiện quan trọng trong năm 2024, đánh dấu các bước tiến lớn trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phú Thọ: 88 căn nhà ở xã hội Minh Phương đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh

Phú Thọ: 88 căn nhà ở xã hội Minh Phương đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh

Vừa qua, Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ có Văn bản số 2399/SXD-QLN&PTĐT (Ngày 18/12/2024) về việc xác nhận nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh tại dự án Khu nhà ở xã hội Minh Phương, thành phố Việt Trì.
Biện pháp phòng vệ thương mại mang về khoản thu hơn 1.200 tỷ/năm

Biện pháp phòng vệ thương mại mang về khoản thu hơn 1.200 tỷ/năm

Thu ngân sách nhà nước từ các biện pháp phòng vệ thương mại dao động từ 1.200 đến 1.500 tỷ đồng mỗi năm, đặc biệt tập trung vào các ngành sản xuất quan trọng.
Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng năm 2025

Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng năm 2025

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025, tổ chức tại Hà Nội chiều 23/12/2024.
Ông Donald Trump ủng hộ việc TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ

Ông Donald Trump ủng hộ việc TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bất ngờ ủng hộ TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ, bất chấp áp lực thoái vốn từ Thượng viện do lo ngại an ninh quốc gia.
Các hãng xe điện Trung Quốc gặp khó tại EU khi thuế quan tăng cao

Các hãng xe điện Trung Quốc gặp khó tại EU khi thuế quan tăng cao

Các hãng xe điện Trung Quốc đang đối mặt với sự thách thức gia tăng tại thị trường EU do các mức thuế nhập khẩu mới, lên tới 35%, đã làm suy giảm thị phần và tăng chi phí nhập khẩu.
Ngành Hải quan đối mặt nhiều thách thức trong năm 2025

Ngành Hải quan đối mặt nhiều thách thức trong năm 2025

Ngành Hải quan đang đối mặt với khối lượng công việc lớn và phải triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng ngay từ những tháng đầu năm 2025.
Ngành Công Thương chủ động chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Ngành Công Thương chủ động chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển" đã diễn ra sáng 23/12/2024 tại Hà Nội.