Thứ bảy 05/07/2025 22:03
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần thích ứng với biến đổi khí hậu

05/07/2025 18:32
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý kinh tế và chính trị, là nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xứng danh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước.

Phát triển du lịch của ĐBSCL chưa tương xứng với lợi thế tiềm năng

Chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Nguyễn Hữu Thành

Chợ nổi Cái Răng (TP.Cần Thơ). Ảnh: Nguyễn Hữu Thành

Khu vực ĐBSCL có diện tích khoảng 40.000 km², chiếm 12,8% diện tích và 18% dân số cả nước. Với thế mạnh phát triển nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa nước, cây ăn quả và nuôi trồng thủy, hải sản, khu vực này đóng góp hơn 50% sản lượng lúa và 12% GDP quốc gia. ĐBSCL có mạng lưới giao thông đường thủy, đường bộ chằng chịt; với sự đa dạng về dân tộc như: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm…

Mỗi dân tộc mang bản sắc văn hóa riêng nhưng đều có điểm chung là tính thân thiện, giản dị và mến khách. Ngoài ra, khu vực này còn là nơi giao thoa văn hóa với các nước tiếp giáp vùng sông Mekong, nổi bật với các danh lam thắng cảnh được gìn giữ, lưu truyền và phát triển từ thời cha ông ta khai hoang, mở cõi đến nay.

Mỗi địa phương trong khu vực ĐBSCL có thế mạnh, tiềm năng và đặc trưng riêng nhưng đều mang đậm nét văn hóa vùng sông nước. Với những giá trị văn hóa - lịch sử độc đáo và cảnh quan thiên nhiên phong phú, ĐBSCL đã hình thành các điểm đến hấp dẫn như: Làng gốm (Vĩnh Long); Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp); Văn hóa Óc Eo, Hội đua bò Bảy Núi (An Giang); Vườn cây trái Vĩnh Kim (Đồng Tháp); Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đồng Khởi (Vĩnh Long) ... Đây là tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần đặc trưng của người dân đồng bằng sông nước.

Bên cạnh đó, ĐBSCL với tổng chiều dài hơn 700 km và hơn 145 hòn đảo lớn, nhỏ cùng nhiều bãi tắm hoang sơ như: Hòn Khoai (Cà Mau); Phú Quốc, Mũi Nai, Hòn Chông (An Giang); Ba Động (Vĩnh Long)... Những đặc điểm này chính là động lực, đòn bẩy quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp không khói phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nổi bật ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ và một số địa phương khác.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; ô nhiễm môi trường đã tác động tiêu cực, thậm chí rất nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực ĐBSCL, nhiều địa phương vẫn chưa khai thác hiệu quả lợi thế tiềm năng du lịch trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19. Du lịch bền vững trước biến đổi khí hậu, thiên tai đạt hiệu quả thấp, thậm chí chưa thích ứng một cách đầy đủ, toàn diện với yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của khu vực ĐBSCL.

Số liệu thống kê cho thấy, tác động của biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng sạt lở. Năm 2020, vùng ĐBSCL có trên 500 điểm sạt lở ven sông, biển; trong đó có 63 điểm sạt lở nghiêm trọng. Hằng năm, sạt lở làm mất khoảng 300 ha đất, rừng ngập mặn ven biển và buộc hơn 19.000 hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm. Hiện nay, toàn vùng còn 561 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm có 63 điểm với chiều dài 204km cần được xử lý, tổng kinh phí khoảng 13.648 tỷ đồng.

ĐBSCL với tốc độ đô thị hóa nhanh, chịu ảnh hưởng hệ lụy của thành tựu khoa học

ĐBSCL đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường. Ảnh minh hoạ, Nguồn: IT

Bên cạnh những khó khăn, thách thức do tác động biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh vùng ĐBSCL cũng đối mặt với nhiều hạn chế nội tại như: Cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, chậm đổi mới; nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được chú trọng; cơ sở hạ tầng kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu; liên doanh, liên kết trong phát triển du lịch thiếu gắn kết, còn manh mún, nhỏ lẻ; thương hiệu, sản phẩm dịch vụ du lịch chưa cuốn hút; xử lý vấn đề môi trường còn nhiều hạn chế.

Giải pháp để phát triển du lịch bền vững

Thực tiễn phát triển du lịch tại ĐBSCL cho thấy cần thiết phải đề ra và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy du lịch bền vững phù hợp với điều kiện đặc thù của khu vực. Thứ nhất, cần đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội tạo điều kiện phát triển du lịch liên kết bền vững. Bao gồm xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, cải thiện hạ tầng điện, nước và viễn thông, xây dựng và nâng cấp cơ sở lưu trú, phát triển cơ sở văn hóa và giải trí và bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa của địa phương.

Thứ hai, thực hiện chặt chẽ công tác quy hoạch ngành, vùng gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên trong phát triển du lịch. Nhằm tạo tính hệ thống, có trọng tâm, trọng điểm theo thế mạnh, tiềm năng của từng địa phương, hạn chế manh mún, nhỏ lẻ gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên.

Thứ ba, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ cao thích ứng biến đổi khí hậu của khu vực; tạo ra sản phẩm, công trình trí tuệ đối phó với những tác động tiêu cực của sự biến đổi khí hậu và sự tác động của con người thông qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc biệt là các giải pháp xử lý chất thải nông nghiệp, công nghiệp, bảo đảm môi trường du lịch “trong lành, sáng, xanh, sạch, đẹp”.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đa ngành, đa lĩnh vực trong quá trình đào tạo, để người lao động có kiến thức và kỹ năng đa dạng, thực hiện hợp tác và liên kết giữa các ngành và lĩnh vực khác nhau, từ đó tạo thành sức mạnh tổng hợp trong phát triển du lịch bền vững.

Thứ năm, tăng cường quảng bá hình ảnh quê hương, con người ĐBSCL. Kết nối và tổ chức hiệu quả các sự kiện, hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng; xây dựng thương hiệu mạnh mẽ thông qua các phương tiện truyền thông, trang web, mạng xã hội và nền tảng kỹ thuật số. Song song đó, cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Cuối cùng, sự phối hợp với các tổ chức, quốc gia tiểu vùng sông Mekong là yếu tố then chốt để đối phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy du lịch bền vững. Các bên cần xây dựng chính sách chung, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, thiết lập tiêu chuẩn liên thông du lịch và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; hợp tác nghiên cứu công nghệ xanh, quản lý tài nguyên, tái tạo môi trường và triển khai các chương trình, dự án chung nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

TS. Phan Thị Hà – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tin bài khác
Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng giả, hàng nhái, sự kiện “Phát động Tick xanh trách nhiệm thương mại điện tử” đang nổi lên như một giải pháp giúp khôi phục niềm tin của người tiêu dùng. Trong chiến dịch này, Nguyễn Văn Đông – người sáng tạo nội dung được biết đến với biệt danh “cô Học” – góp mặt như một đại diện tiêu biểu cho thế hệ KOC trẻ minh bạch và có trách nhiệm.
Thời tiết ngày mai 6/7/2025: Miền Bắc nắng gắt xen kẽ mưa dông

Thời tiết ngày mai 6/7/2025: Miền Bắc nắng gắt xen kẽ mưa dông

Thời tiết ngày mai 6/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực Tây Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Dự án Luật Thương mại điện tử được đề nghị bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025

Dự án Luật Thương mại điện tử được đề nghị bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025

Chính phủ đề xuất bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình lập pháp năm 2025, trong đó có dự án Luật Thương mại điện tử, để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, quyết định thông qua tại Kỳ họp thứ 10 tới.
Quốc Lộ 28B: Mở ra cơ hội phát triển du lịch cho Lâm Đồng mới

Quốc Lộ 28B: Mở ra cơ hội phát triển du lịch cho Lâm Đồng mới

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B với tổng kinh phí 1.435 tỷ đồng đang tạo nên bước đột phá trong việc kết nối trung tâm du lịch Lâm Đồng mới, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho du lịch và phát triển kinh tế vùng.
Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững đang nổi lên như một xu hướng toàn cầu, nhưng việc thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là một thách thức lớn. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và vai trò của tiếp thị người ảnh hưởng đã được chứng minh là yếu tố quan trọng định hình ý định mua sắm thời trang bền vững trực tuyến tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7, Bắc Bộ trưa nay oi nóng, chiều tối có mưa dông; Thanh Hoá đến Huế thời tiết nóng ẩm; Trung Bộ và Nam Bộ mưa dông về chiều, ngày trời nóng; bão số 2 gây ảnh hưởng xấu trên một số vùng biển.
Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng cho hay, một bãi đáp trực thăng mới nhằm cứu hộ, cứu nạn cho người dân vào những thời điểm thiên tai, đang được lực lượng đầu tư ở xã Trà Tập (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cũ).
Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Từ ngày 1/7/2025, cấp xã chi trả trợ cấp hưu trí xã hội cho 1,6 triệu người. Quy trình này được số hóa, minh bạch, đảm bảo quyền lợi người dân và hiệu quả quản lý.
Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho 9 tỉnh Lào, hỗ trợ giống cây trồng, mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế vùng biên.
Toàn quốc cấp sổ BHXH điện tử: Cắt giảm thủ tục, tăng tiện ích cho người dân và doanh nghiệp

Toàn quốc cấp sổ BHXH điện tử: Cắt giảm thủ tục, tăng tiện ích cho người dân và doanh nghiệp

Chậm nhất là ngày 01/1/2026, sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được cấp bản điện tử, có giá trị pháp lý như sổ giấy. Việc triển khai nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, chống gian lận và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giao dịch bảo hiểm.
Thanh Hóa tích cực phát triển và đưa vào khai thác đa dạng các sản phẩm du lịch mới

Thanh Hóa tích cực phát triển và đưa vào khai thác đa dạng các sản phẩm du lịch mới

Tại Thanh Hóa, nhiều địa phương và doanh nghiệp đã tích cực phát triển và đưa vào khai thác đa dạng các sản phẩm du lịch mới, bao gồm du lịch MICE, du lịch nghề và làng nghề truyền thống, du lịch trải nghiệm, góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách, đồng thời thu hút lượng lớn khách tham quan.
Đánh giá tiềm năng khai thác năng lượng gió tại một số khu vực ở Việt Nam

Đánh giá tiềm năng khai thác năng lượng gió tại một số khu vực ở Việt Nam

Trước những thách thức từ biến đổi khí hậu và nhu cầu giảm phát thải, việc đánh giá chính xác tiềm năng năng lượng gió trở thành nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Với mục tiêu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng khai thác năng lượng gió tại Việt Nam bằng mô hình Kernel Density Estimation (KDE)”.
Thời tiết hôm nay 4/7: Bắc Bộ, Trung Bộ trưa trời nắng, chiều tối có mưa dông

Thời tiết hôm nay 4/7: Bắc Bộ, Trung Bộ trưa trời nắng, chiều tối có mưa dông

Thời tiết hôm nay 4/7, Bắc Bộ có mưa dông về chiều tối; Thanh Hoá – Quảng Ngãi mưa dông lớn đến ngày 6/7; cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ trưa trời nắng, chiều nay có mưa dông.
Hợp tác liên vùng quản lý chất thải rắn và trách nhiệm EPR

Hợp tác liên vùng quản lý chất thải rắn và trách nhiệm EPR

Hội thảo quốc gia tại Hưng Yên ngày 3/7 thu hút đại biểu 12 tỉnh thành, trao đổi giải pháp phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và triển khai trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) theo Luật BVMT 2020, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn bền vững.