Thứ sáu 04/04/2025 23:07
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Bứt phá và tăng trưởng bền vững trong kinh doanh nhờ xu hướng "chuyển đổi kép"

07/08/2024 22:00
Đối với doanh nghiệp Việt, theo TS Chử Đức Hoàng, nếu muốn tăng trưởng bứt phá và bền vững đều phải tích hợp chuyển đổi xanh và số hóa vào chiến lược phát triển dài hạn.

Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ và tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế hiện nay, việc kết hợp chuyển đổi số với chuyển đổi xanh (chuyển đổi kép) trở thành yêu cầu cấp bách, xu thế phát triển tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức, đòi hỏi sự chủ động và tích cực của doanh nghiệp để đảm bảo mục tiêu kinh doanh và mang lại lợi ích bền vững cho xã hội và môi trường.

TS Chử Đức Hoàng, Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ
TS Chử Đức Hoàng, Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chia sẻ với phóng viên, TS Chử Đức Hoàng, Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ, nhận định: "Trong xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các doanh nghiệp đều phải đổi mới, đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới mô hình kinh doanh. Trong quá trình phát triển đổi mới như vậy, ngoài việc chuyển đổi số, ví dụ thay đổi công nghệ mới, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào doanh nghiệp thì cũng còn phải tiến hành chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mang tính bền vững".

Ông Hoàng cũng cho rằng, doanh nghiệp muốn cạnh tranh được thì nhất thiết phải có sự thay đổi, đầu tư cho khoa học công nghệ, đầu tư cho con người, đầu tư cho nghiên cứu để phát triển xanh.

"Lợi ích đầu tiên của chuyển đôi kép mà tôi muốn nói đến là thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, lợi ích thứ 2 là tạo ra các sản phẩm mới chất lượng tốt hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, thứ 3 là tạo ra giá trị và lợi ích cho xã hội", ông Hoàng chia sẻ.

Tại Việt Nam, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030“ ban hành vào năm 2022 đặt mục tiêu cải thiện khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng kỹ thuật số với các dịch vụ 5G và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, với trọng tâm là nền kinh tế số sẽ chiếm 30% tổng GDP của Việt Nam vào năm 2030.

"Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” và “Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” đề ra các mục tiêu: Giảm thiểu cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP, xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số.

Tương tự các quốc gia khác, tại Việt Nam, công nghệ số và chuyển đổi số cũng được kỳ vọng là động lực thúc đẩy sự thành công của việc chuyển đổi mô hình kinh tế xanh, hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược về tăng trưởng xanh.

Đối với doanh nghiệp Việt, theo TS Chử Đức Hoàng, nếu muốn tăng trưởng bứt phá và bền vững đều phải tích hợp chuyển đổi xanh và số hóa vào chiến lược phát triển dài hạn. Ông cũng nêu ra ví dụ điển hình tại Vinamilk và FPT trong việc tiên phong chuyển đổi kép.

Nhiều giải pháp giúp giảm phát thải khí nhà kính được Vinamilk ứng dụng tại các trang trại
Nhiều giải pháp giúp giảm phát thải khí nhà kính được Vinamilk ứng dụng tại các trang trại.

Cụ thể, tại Vinamilk, để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh, Vinamilk đã xây dựng trang trại bò sữa sinh thái, áp dụng công nghệ biogas để tái sử dụng chất thải. Ngoài ra công ty cũng ưu tiên sử dụng năng lượng mặt trời tại các nhà máy, trang trại và triển khai chuỗi cung ứng xanh nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Mặt khác, về chuyển đổi số, Vinamilk đã ứng dụng công nghệ IoT và AI trong quản lý đàn bò và sản xuất sữa; xây dựng hệ thống quản lý thông minh cho chuỗi cung ứng; phát triển nền tảng thương mại điện tử và ứng dụng di động cho khách hàng.

Đối với FPT, vốn là một tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, đã thực hiện chuyển đổi kép một cách ấn tượng. Về chuyển đổi xanh, tập đoàn đã xây dựng trụ sở "xanh" theo tiêu chuẩn LEED; đồng thời triển khai chương trình "Vì một Việt Nam xanh" với nhiều hoạt động bảo vệ môi trường. Riêng với chuyển đổi số, tập đoàn phát triển các giải pháp công nghệ như AI, Big Data, Cloud Computing; xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến FUNiX; triển khai chương trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp và Chính phủ.

xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến FUNiX
FPT thành công trong việc xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến FUNiX.

Từ kinh nghiệm các doanh nghiệp trên, TS Hoàng nêu ra các bài học bao gồm tích hợp chuyển đổi kép vào chiến lược kinh doanh tổng thể; hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm và công nghệ; xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng tới sự bền vững và đổi mới; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi kép; đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.

"Đối với doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn vẫn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Về phần này tôi sẽ tách thành 2 phần, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhỏ, họ sẽ không đủ nguồn lực để áp dụng công nghệ mới, thì bắt buộc họ sẽ phải kết hợp thông qua dịch vụ, thông qua chuỗi công nghệ của các doanh nghiệp lớn khác để có thể tận dụng được, hoặc tham gia vào chuỗi sản xuất, từ đó thúc đẩy đổi mới cho doanh nghiệp phát triển lên.

Đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, những doanh nghiệp đổi mới phát triển công nghệ thì họ sẽ cần phải tập trung vào công nghệ lõi của mình, tạo ra công nghệ mang tính toàn cầu, để từ đó tạo ra sản phẩm, dịch vụ để từ đó phát triển, chuyển giao cho thị trường toàn cầu", TS Hoàng đề xuất.

Ngoài ra, để thúc đẩy chuyển đổi kép (xanh và số) cho Việt Nam, TS Hoàng cho rằng, cần có các giải pháp như quy định pháp lý về chuyển đổi số và môi trường; thúc đẩy năng lượng sạch; bảo vệ môi trường; phấn đấu cho nền công nghiệp xanh; đầu tư vào giao thông thông minh và phát triển bền vững; từ trang trại đến bàn ăn; dẫn dắt xu hướng chuyển đổi xanh; xóa bỏ ô nhiễm; chuyển đổi công bằng cho mọi người...

Bảo Bảo

Tin bài khác
GS. Trần Thọ Đạt: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cần phải thận trọng

GS. Trần Thọ Đạt: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cần phải thận trọng

Theo GS. Trần Thọ Đạt những thách thức trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên của Việt Nam, cảnh báo về rủi ro lạm phát và bong bóng bất động sản trong những năm tới.
TS. Trần Xuân Lượng nêu giải pháp kiểm soát thị trường sốt đất ảo

TS. Trần Xuân Lượng nêu giải pháp kiểm soát thị trường sốt đất ảo

Theo TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đánh giá Thị trường Bất động sản Việt Nam, các dấu hiệu sốt đất ảo và giải pháp kiểm soát thị trường bất động sản.
Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), cho rằng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp, cần thiết phải có những giải pháp thuế rõ ràng và hiệu quả.
TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội, chia sẻ về ba động lực tăng trưởng kinh tế bền vững cho Việt Nam trong giai đoạn 2025 – 2030.
Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu về phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang đứng trước áp lực phải thích ứng nhanh chóng để không bị bỏ lại phía sau. Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Ren Varma – Giám đốc ACCA khu vực Đông Nam Á Lục địa cho biết việc tiếp cận các chuẩn mực ESG và nâng cao năng lực kế toán không chỉ là xu hướng mà là chiến lược sống còn giúp DNNVV tăng khả năng chống chịu, thu hút nguồn lực và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tại Hội thảo diễn ra sáng ngày 1/4, TS. Hà Huy Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ rõ những khó khăn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các tiêu chí xếp hạng trung tâm tài chính quốc tế và đề xuất giải pháp để Việt Nam phát triển thành trung tâm tài chính khu vực, vượt qua khó khăn về vốn và cơ sở hạ tầng.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, giải phóng tiềm năng và tối đa hóa nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tê Việt Nam, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và thay đổi tư duy để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam vào năm 2045.
GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

Theo GS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông, vốn là thách thức nhất trong dự án PPP, cần cải cách pháp lý để thúc đẩy đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, vàng không chỉ là kênh đầu tư mà còn là loại bảo hiểm hữu ích cho người dân, đặc biệt là những người không có bảo hiểm xã hội hoặc nhân thọ.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, dòng tiền đầu tư công mạnh mẽ, cùng các chính sách tài chính, tín dụng, sẽ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt, gây khó khăn cho tăng trưởng. Ngoài ra còn các vấn đề như tín dụng tăng nhanh, tiền chảy ra ngoài và mức đầu tư thấp.
TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh nhận định, năm 2025 sẽ là năm đầy cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tăng trưởng GDP cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp.