Thứ sáu 20/09/2024 05:36
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bộ Xây dựng sắp trình Chính phủ đề án xử lý tranh chấp chung cư

12/10/2020 00:00
Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành các đề án quan trọng đối với an ninh kinh tế trong lĩnh vực bất động sản, bao gồm nhiều nội dung như: tín dụng, bong bóng bất động sản, tranh chấp, quản lý vận hành nhà chung cư, tranh chấp chung cư…
aa

Đề án về xử lý tranh chấp chung cư

Tại buổi họp báo thường kỳ quý 2.2018 của Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết đơn vị này đang xây dựng đề án an ninh kinh tế trong lĩnh vực bất động sản, dự kiến tháng 12 tới sẽ trình Chính phủ.

Theo ông Ninh trong 6 tháng cuối năm, sẽ hoàn thành các đề án quan trọng đối với thị trường bất động sản, bao gồm: “Đánh giá tình hình, dự báo xu hướng, đề xuất các giải pháp thị trường, cơ chế chính sách quản lý để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh”; “An ninh kinh tế trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản đảm bảo an sinh xã hội”; “Quản lý, phát triển quỹ nhà ở công vụ của Chính phủ giai đoạn 2018 - 2021”.

Cư dân Hòa Bình Green City căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ đỏ, tổ chức thành lập ban quản trị. (ảnh Trần Kháng)

Trong đó, có nhiều nội dung của thị trường như việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường địa ốc, tín dụng, bong bóng bất động sản, tranh chấp, quản lý vận hành nhà chung cư, tranh chấp chung cư

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai phần mềm sử dụng chung để kết nối, tích hợp, cập nhật số liệu, dữ liệu vào hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản, tạo cơ sở dữ liệu ban đầu cho hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

Sốt đất ở đặc khu đã ổn định

Lãnh đạo Bộ Xây dựng khẳng định tình trạng sốt đất ở các khu vực dự kiến trở thành đặc khu kinh tế đã bình ổn trở lại. Bên cạnh đó, thị trường trên cả nước không thể xảy ra bong bóng bất động sản như một số chuyên gia đã dự báo.

Qua kiểm tra tại các địa phương Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Phong (Khánh Hòa), các giao dịch bất động sản đã cơ bản dừng lại, các môi giới đã rút khỏi địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng sốt đất nền vẫn đang diễn ra cục bộ tại một số địa phương khác như TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội...

Cũng theo ông Ninh cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, thị trường bất động sản cả nước về cơ bản vẫn ổn định, nguồn cung dồi dào, phong phú.

Cụ thể, về lượng giao dịch tại Hà Nội, TP Hồ Chính Minh đều tăng. Về giá bất động sản trong các loại hình như: căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ giá đều tăng so với quý 1 và cùng kỳ. Tồn kho bất động sản tiếp tục giảm…

Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại một số địa phương ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), căn hộ văn phòng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2018, thị trường này có xu hướng chững lại do nguồn cung tăng cao, còn thiếu các quy định pháp lý.

Thị trường trên cả nước không thể xảy ra bong bóng bất động sản.

Ông Ninh cho biết thêm, thời gian vừa qua đã xuất hiện tình trạng sốt cục bộ đất nền, giá tăng cao bất bình thường ở một số khu vực vùng ven TP. Hồ Chí Minh, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai và đặc biệt là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Bắc Vân Phong (Khánh Hòa)…

Ông Ninh chỉ rõ các nguyên nhân chính là: Một số đối tượng lợi dụng chủ trương thành lập các đặc khu, chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư lớn về giao thông (như sân bay Long Thành, các tuyến Metro của TP. Hồ Chí Minh, đường cao tốc...) để tung tin gây thất thiệt, thổi giá, đầu cơ. Trong khi đó các cơ quan quản lý chưa làm tốt công tác truyền thông, công khai thông tin về quy hoạch, chủ trương và tiến độ các dự án đầu tư lớn; kiểm soát chuyển nhượng đất nền chưa chặt chẽ.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương thực hiện một số giải pháp quyết liệt, tình hình đã ổn định và bước đầu được kiểm soát. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương tích cực vào cuộc, tình hình thị trường bất động sản tại các khu vực nêu trên đã ổn định trở lại.

Trần Kháng

Tin bài khác
Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp bền vững cho phát triển kinh tế.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương - kỳ vọng mới

Quy hoạch tỉnh Bình Dương - kỳ vọng mới

Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo Lễ Công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển lãm điện, năng lượng.
TP.HCM: 200 doanh nghiệp FDI đối thoại đề xuất cách vận hành thông minh nhất

TP.HCM: 200 doanh nghiệp FDI đối thoại đề xuất cách vận hành thông minh nhất

Nhằm taọ điều kiện kinh doanh một cách thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài (FDI), UBND TP.HCM và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đã tổ chức cuộc đối thoại cho 200 doanh nghiệp FDI và các lãnh đạo khu vực phía Nam.
Nghệ An ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Nghệ An ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Bắc Á (17/9/1994-17/9/2024), ông Bùi Thanh An - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An biểu dương và ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương…
Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị lần thứ 55 để cho ý kiến, chủ trương về một số nội dung trình kỳ họp thứ 21 của HĐND tỉnh khóa XIV; trong đó thống nhất chủ trương dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậụ quả bão
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son