Chủ nhật 27/07/2025 12:00
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chủ động thị trường, kiểm soát dòng hàng: Gỡ nút thắt cho xuất khẩu nông sản Việt

Công điện 79/CĐ-TTg do Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 31/5/2025 không chỉ là lời nhắc nhở, mà còn là chỉ đạo hành động khẩn trương, yêu cầu các bộ ngành và địa phương “không để tình trạng ùn tắc nông sản tái diễn”, hướng đến mục tiêu lâu dài: phát triển xuất khẩu nông sản bền vững, chủ động, chính ngạch.
Xuất khẩu nông sản Việt Nam: Điểm sáng và hướng đi bền vững

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, 4 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt 21,15 tỷ USD (tăng 10,7%) so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu nông sản đạt 11,6 tỷ USD, lâm sản 5,56 tỷ USD, thủy sản 3,09 tỷ USD và chăn nuôi 178 triệu USD. Đặc biệt, một số mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng: cà phê đạt gần 3,8 tỷ USD (tăng hơn 51%), tôm tăng 28,4%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 5,8%.

Mặc dù vậy, bức tranh xuất khẩu không hoàn toàn sáng màu. Các ngành hàng như gạo, hồ tiêu, hạt điều… ghi nhận sự sụt giảm về sản lượng hoặc giá trị. Đáng lưu ý, xuất khẩu sang thị trường châu Á, vốn chiếm tỷ trọng lớn, lại giảm 1,3% so với cùng kỳ, cho thấy áp lực cạnh tranh và rào cản kỹ thuật ngày càng lớn từ khu vực láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc.

Chính trong bối cảnh này, những điểm nghẽn tồn tại lâu nay như tình trạng dồn hàng cục bộ tại cửa khẩu, đặc biệt vào mùa thu hoạch rộ, tiếp tục trở thành nguy cơ lớn có thể làm “chệch hướng” tăng trưởng xuất khẩu.

Chủ động thị trường, kiểm soát dòng hàng: Gỡ nút thắt cho xuất khẩu nông sản Việt
Chủ động thị trường, kiểm soát dòng hàng: Gỡ nút thắt cho xuất khẩu nông sản Việt

Nhấn mạnh vai trò điều tiết từ khâu sản xuất đến xuất khẩu, Công điện 79/CĐ-TTg yêu cầu các địa phương, đặc biệt là các tỉnh có cửa khẩu lớn như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng, cần giám sát sát sao tình hình vận chuyển hàng hóa lên biên giới. Mục tiêu là tránh tình trạng phương tiện “ùn ùn” đổ dồn về cửa khẩu, gây quá tải, ùn ứ, dẫn đến thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.

Cùng với đó, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp cung - cầu, cung cấp thông tin cập nhật cho các vùng sản xuất, khuyến cáo nông dân, hợp tác xã chỉ gieo trồng, thu hoạch theo tín hiệu thị trường. Những tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc, đóng gói, vùng trồng, kiểm dịch, tưởng chừng là kỹ thuật, giờ đây đã trở thành yếu tố quyết định để nông sản có thể “đứng vững” trên sân chơi chính ngạch, đặc biệt là ở thị trường Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và các cơ quan thương mại quốc tế được giao nhiệm vụ xúc tiến mạnh mẽ hoạt động mở cửa thị trường, thúc đẩy đàm phán kỹ thuật, trong khi lực lượng hải quan và biên phòng cần có phương án ưu tiên thông quan nhanh đối với nông sản tươi.

Tất cả các động thái này đều hướng về một mục tiêu: giữ vững nhịp xuất khẩu nông sản, hạn chế tổn thất từ những bất cập mang tính thời vụ, thiếu tính toán dài hạn.

Việt Nam hiện đang xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất, trong khi châu Âu, châu Phi và châu Mỹ đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường “sát sườn”, có ảnh hưởng lớn đến chuỗi tiêu thụ nông sản Việt, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc.

Tình trạng ùn tắc nông sản tại cửa khẩu thường xuất hiện khi lượng hàng dồn về cùng lúc, không có cảnh báo sớm, trong khi thông quan lại phụ thuộc lớn vào quy trình kiểm tra nghiêm ngặt của phía bạn. Việc thiếu liên kết giữa vùng trồng, doanh nghiệp, hệ thống logistics cũng khiến nông sản Việt dễ bị động khi có biến động.

Công điện của Thủ tướng vì thế không chỉ nhằm xử lý hiện tượng nhất thời, mà hướng tới thay đổi tư duy phát triển: sản xuất theo tín hiệu thị trường, xây dựng vùng nguyên liệu chuẩn hóa, thúc đẩy thương mại chính ngạch, phát triển logistics lạnh, đầu tư kho trữ, chế biến sâu. Nếu không đi theo con đường này, Việt Nam mãi ở vị thế “bị mua, bị ép giá, bị tồn hàng” trong mỗi mùa thu hoạch rộ.

Năm 2025, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt 64-65 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, cao hơn khoảng 4-5 tỷ USD so với năm 2024. Để thực hiện, ngoài việc tận dụng cơ hội từ các thị trường truyền thống, Việt Nam cần tiếp tục mở rộng thị phần tại các thị trường tiềm năng như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ.

Nhưng quan trọng hơn cả, “sức khỏe nội tại” của ngành nông nghiệp phải được cải thiện từ bên trong. Từ khâu giống, vật tư, tổ chức sản xuất, cơ giới hóa, chế biến, truy xuất, logistic đến xúc tiến thương mại tất cả đều cần liên kết thành chuỗi, gắn chặt với doanh nghiệp và thị trường đầu ra.

Trong thông điệp của mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Không để tình trạng ùn tắc nông sản xảy ra, không chỉ vì tránh tổn thất kinh tế, mà còn để bảo vệ uy tín hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế”.

Đây là thời điểm không thể thích hợp hơn để ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển mình. Tăng trưởng đã có, thị trường đang mở, Chính phủ đã chỉ đạo sát sao điều còn lại là cách chúng ta đi từ sản xuất sang kinh doanh, từ mạnh về sản lượng sang mạnh về giá trị, từ lúng túng ứng phó sang chủ động hội nhập.

Tin bài khác
Đề xuất tiêu chí “làng thông minh”, "chỉ số hạnh phúc” vào Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2026–2030

Đề xuất tiêu chí “làng thông minh”, "chỉ số hạnh phúc” vào Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2026–2030

Phân loại xã theo vùng, thêm tiêu chí làng thông minh, hướng đến nông thôn hiện đại,... là những nội dung nổi bật từ Hội thảo tham vấn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2026–2030.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vướng mắc pháp lý ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vướng mắc pháp lý ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Trước những phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp về các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi quy định pháp luật, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương vào cuộc xử lý, tháo gỡ, bảo đảm môi trường đầu tư – kinh doanh thông thoáng, minh bạch và ổn định.
Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án về Phát triển kinh tế nhà nước

Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án về Phát triển kinh tế nhà nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 24/7/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án về Phát triển kinh tế nhà nước theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước.
Những khoản thu nhập mới sắp vào tầm ngắm thuế thu nhập cá nhân

Những khoản thu nhập mới sắp vào tầm ngắm thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính vừa đề xuất hàng loạt khoản thu nhập chưa từng có tiền lệ sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân, từ biển số xe đấu giá đến tài sản số…
Nghiên cứu làm đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng gần 64.200 tỷ đồng

Nghiên cứu làm đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng gần 64.200 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh đang nghiên cứu tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng theo Luật Đường sắt 2025, với vốn đầu tư dự kiến 64.148 tỷ đồng, nhằm tăng cường kết nối vùng sau sáp nhập.
ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống còn 6,3%

ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống còn 6,3%

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế cho các nền kinh tế đang phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay và năm tới. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến đã được điều chỉnh giảm xuống còn 6,3% vào năm 2025 và 6,0% vào năm 2026.
9 địa phương khẩn trương tháo gỡ khó khăn các dự án năng lượng tái tạo

9 địa phương khẩn trương tháo gỡ khó khăn các dự án năng lượng tái tạo

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan đến các dự án điện năng lượng tái tạo phải khẩn trương xử lý dứt điểm vướng mắc còn tồn đọng, hoàn thành báo cáo trước ngày 25/7/2025.
Thủ tướng chỉ đạo: Huy động nguồn lực tư nhân, đẩy mạnh hợp tác công tư để phát triển ngành hàng không

Thủ tướng chỉ đạo: Huy động nguồn lực tư nhân, đẩy mạnh hợp tác công tư để phát triển ngành hàng không

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế) phải là đạo luật mang tính kiến tạo, phục vụ phát triển ngành hàng không hiện đại, qua đó huy động mạnh mẽ nguồn lực tư nhân, thúc đẩy hợp tác công – tư trong xây dựng các hãng hàng không, sân bay, logistics và đô thị sân bay.
Bộ Công Thương hỏa tốc chỉ đạo toàn ngành ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Bộ Công Thương hỏa tốc chỉ đạo toàn ngành ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Chiều 22/7, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc số 5444/CĐ-BCT về việc tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3.
Tỉnh Gia Lai mới: Tăng trưởng kinh tế đạt 7,5%

Tỉnh Gia Lai mới: Tăng trưởng kinh tế đạt 7,5%

Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của tỉnh Gia Lai (mới) tăng 7,5% (trong đó khu vực Bình Định tăng 7,92% và khu vực Gia Lai tăng 6,9%), trong đó, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,5%.
Kho dự trữ quốc gia 2025: Khẩn trương đấu thầu mua 280.000 tấn lương thực

Kho dự trữ quốc gia 2025: Khẩn trương đấu thầu mua 280.000 tấn lương thực

Cục Dự trữ Nhà nước yêu cầu các Chi cục hoàn thành việc nhập thóc vào kho Dự trữ quốc gia chậm nhất là ngày 15/10/2025 và hoàn thành nhập gạo trước ngày 31/10/2025.
Bộ Tài chính đề xuất tăng giảm trừ gia cảnh lên 15,5 triệu đồng

Bộ Tài chính đề xuất tăng giảm trừ gia cảnh lên 15,5 triệu đồng

Bộ Tài chính đề xuất hai phương án điều chỉnh giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2026, cao nhất lên 15,5 triệu đồng/tháng, nhằm giảm gánh nặng cho người nộp thuế.
​​​​​​​Khánh Hòa: Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm ổn định và tăng trưởng trong bối cảnh sắp xếp hành chính mới

​​​​​​​Khánh Hòa: Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm ổn định và tăng trưởng trong bối cảnh sắp xếp hành chính mới

Sau khi triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 của Quốc hội, trong đó hợp nhất toàn bộ tỉnh Ninh Thuận vào Khánh Hòa, bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực, tạo nền tảng cho sự bứt phá trong giai đoạn tới.
Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy, giảm chi phí logistics

Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy, giảm chi phí logistics

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 113/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả vận tải đường thủy, góp phần thúc đẩy logistics và kinh tế bền vững.
Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 của Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu tại khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.