Thứ bảy 12/07/2025 19:08
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Bộ LĐ TBXH đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 10 - 15%

30/03/2021 16:43
Theo dự thảo, Bộ này đề xuất 2 phương án tăng lương hưu, trợ cấp. Cụ thể, với phương án điều chỉnh từ ngày 1/7/2021, mức tăng dự kiến là 10%. Mức này nhằm để bù đắp trượt giá, chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế năm 2019 (GDP tăng 7,02%)

Số người được điều chỉnh từ ngân sách Nhà nước chi trả ước tính hơn 925.000, dự kiến kinh phí tăng thêm trong 6 tháng còn lại của năm 2021 là 44.538 tỷ đồng, bao gồm cả khoản đóng bảo hiểm y tế. Số người được thụ hưởng từ nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội khoảng 2,15 triệu người, với mức dự kiến kinh phí tăng thêm khoảng 144.585 tỷ đồng.

Phương án 2 là điều chỉnh tăng từ ngày 1/1/2022 với mức 15%. Theo lý giải của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức tăng này nhằm đảm bảo bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng do tác động bởi yếu tố lạm phát.

Đồng thời, mức này để chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của 3 năm 2019, 2020 và năm 2021 do trong năm 2020 và năm 2021 không thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Theo phương án này thì số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn ngân sách Nhà nước chi trả ước là 896.823 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 47.226 tỷ đồng (bao gồm cả khoản đóng bảo hiểm y tế). Số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả ước là 2.283.819 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 168.045 tỷ đồng.

Bày tỏ quan điểm về 2 phương án đề xuất tăng lương hưu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) nói với VnEconomy rằng, sẽ ủng hộ phương án nào có lợi hơn cho người hưu trí.

"Nhóm hưu trí có lương thấp này đa số là công nhân lao động trực tiếp. Do khi đi làm thu nhập đã thấp nên kéo theo tiền đóng bảo hiểm xã hội thấp, họ đã khó khăn rồi bây giờ về hưu lại tiếp tục khó khăn hơn. Do đó, tôi nghĩ một phương án có thể chậm hơn một chút nhưng tỷ lệ được hưởng cao hơn, có lợi hơn cho người hưu trí thì sẽ hợp lý", ông Quảng bày tỏ.

Cho rằng, trong đại dịch khó khăn này thì tâm lý muốn tăng lương là chính đáng, song theo ông Quảng, trên thực tế việc tăng lương hưu không phải là vấn đề có thể điều chỉnh liên tục được, mỗi lần điều chỉnh cần một khoảng thời gian nhất định để cân nhắc tính toán phương án nào sẽ có lợi hơn sau này.

Theo ông Quảng, phương án tăng lương hưu từ ngày 1/7/2021 là có tính đáp ứng kịp thời do khó khăn chung, nhưng tỷ lệ lại thấp. "Đúng là những người khó khăn thì tăng sớm được ngày nào đều rất quý. Nếu có điều kiện tăng từ 1/7 với tỷ lệ 15% là hợp lý nhất, nhưng rõ ràng để cân đối được ngân sách trong bối cảnh hiện nay là hơi khó.

Còn nếu như điều chỉnh từ ngày 1/1/2022 thì so với thời điểm 1/7 là chậm đi 6 tháng. Tuy nhiên, người lao động sẽ có thời gian tăng thêm mức hưởng. Về số đông, nếu tính toán chi phí kinh tế, chậm 6 tháng nhưng thời gian và tỷ lệ hưởng được tăng thêm thì quan điểm của tôi là ủng hộ phương án nào có lợi hơn cho người hưởng lương hưu", ông Quảng phân tích.

Trong khi đó, cũng bình luận về đề xuất này với VnEconomy, chuyên gia Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) lại bày tỏ quan điểm rằng, cả 2 thời điểm đề xuất tăng lương hưu đều chưa nên. Vị chuyên gia phân tích, mặc dù tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam cơ bản kiểm soát được, nhưng nhìn trong bối cảnh chung hiện nay cả doanh nghiệp và người lao động vẫn rất khó khăn.

"Đúng là nhóm hưởng lương hưu là những đối tượng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng dù sao họ vẫn có nguồn thu nhập ổn định. Trong khi đó, hiện nay chúng ta đang phải thực hiện rất nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp như cắt giảm thuế, chậm đóng bảo hiểm xã hội, do đó nguồn tiền bổ sung vào quỹ lương hưu chắc chắn bị sụt giảm. Vì vậy, theo tôi là chưa nên tăng ở cả 2 thời điểm như dự thảo mà nên xem xét tăng vào ngày 1/7/2022 thì sẽ hợp lý hơn", bà Hương đề xuất.

Đề xuất tăng lương hưu từ 10 - 15%: Sẽ cân nhắc phương án có lợi nhất - Ảnh 1.

Công nhân một doanh nghiệp dệt may tại Thái Nguyên. Ảnh - Mạnh Dũng.

Cũng theo bà Hương, việc tăng lương hưu trong bối cảnh năm 2021 cộng với lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế lớn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra lạm phát. Lúc này, việc tăng lương có khả năng gây ra hiệu ứng không tích cực đến những lĩnh vực khác, chẳng hạn kéo theo giá cả tăng, giá nhà, đất đai…đều có thể tăng lên trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, mặc dù số người hưởng lương hưu không quá cao nhưng cũng phải trích từ nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội và ngân sách Nhà nước, áp lực chi phí là không tránh khỏi. Vì vậy, bà Hương cho rằng, song song với việc tiếp tục thực hiện rất nhiều biện pháp hỗ trợ khác, kết hợp "thắt lưng buộc bụng" sẽ là cần thiết hơn trong thời điểm này.

"Vì khó khăn, chúng ta phải giảm đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến nguồn thu của quỹ đã không dồi dào rồi. Nếu trong bối cảnh này mà lại chi nhiều hơn thì càng gây áp lực cho quỹ.

Đúng là số chi cho nhóm hưu trí có thể dù không quá lớn, nhưng về hiệu ứng của xã hội theo tôi là cần phải chú ý. Tính đoàn kết, đồng cam cộng khổ phải được nhấn mạnh hơn trong thời kỳ khó khăn, chúng ta không thể nghĩ cho một nhóm được, mặc dù nhóm hưu trí đời sống cũng vất vả", vị chuyên gia nêu quan điểm.

Cũng theo chuyên gia này, do chưa thể lường trước diễn biến của dịch Covid-19, phương án đưa ra phải được tính toán rất kỹ, cân bằng lợi ích giữa các nhóm với nhau, nguồn tăng lương hưu cũng cần phải cân đối, song cho rằng sử dụng túi tiền hiệu quả để ưu tiên cứu trợ người lao động và nền kinh tế thì sẽ hợp lý hơn trong thời điểm hiện nay.

"Tôi nghĩ rằng, tăng ở thời điểm tháng 7 năm nay hay đầu năm sau đều vẫn còn sớm vì năm 2021 kinh tế vẫn bị ảnh hưởng nặng. Ngay cả tiền lương tối thiểu vùng, Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng đề xuất không tăng trong năm nay, khi kinh tế ổn định lúc đó mới tính đến chuyện tăng lương", vị chuyên gia nhấn mạnh.

PV

Tin bài khác
Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Sự thay đổi chiến lược thuê của các tập đoàn toàn cầu đang tạo bước ngoặt cho bất động sản công nghiệp. Việt Nam đứng trước cơ hội vàng – nhưng liệu có đủ năng lực để nắm bắt?
Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập địa giới hành chính từ 1/7/2025 mở ra cơ hội vàng giúc thị trường bất động sản chuyển mình vượt rào cản.
Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cải cách thủ tục hành chính và quy định đấu thầu để xử lý tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”, thúc đẩy bất động sản bền vững.
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.