Thứ bảy 23/11/2024 10:28
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bịt kẽ hở thất thoát tài sản công bằng cách nào?

12/10/2020 00:00
Công tác quản lý tài sản công vẫn còn nhiều kẽ hở, vẫn còn thất thoát, lãng phí, đã có nhiều vụ việc vi phạm, đặc biệt là liên quan đến nhà, đất công. Cách nào để bịt kẽ hở thất thoát tài sản công vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp bị thất thoát khủng khiếp với vòng xoáy mua đắt, bán rẻ và nhiều chiêu "hô biến" khác. Trong phiên thảo luận mới đây tại Nghị trường về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan ngại về "kẽ hở" trong định giá doanh nghiệp khiến tài sản nhà nước bị bòn rút, thất thoát. Quản lý, sử dụng tài sản công là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm.

Trên diễn đàn Quốc hội của nhiều kỳ họp, vấn đề này cũng được các đại biểu nhiều lần đưa ra bàn thảo. Chính phủ cũng đã có báo cáo Quốc hội về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công. Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, một trong những điểm được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh là việc quản lý, sử dụng tài sản công chưa chặt chẽ, đã phát hiện thất thoát lớn, phải xử lý trách nhiệm hình sự, đề nghị tính toán tỷ lệ thất thoát, lãng phí tài sản công so với GDP để cảnh báo đầy đủ về thực trạng này. Các chuyên gia nhận định, có 3 dạng làm thất thoát tài sản nhà nước.

Nguồn ảnh minh họa: Họa sĩ Khuề

Đó là kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến lỗ, làm mất vốn; mua bán tài sản làm thất thoát tài sản và tiền vốn; và định giá doanh nghiệp thấp khi cổ phần hóa. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu nằm ở khâu tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị có tài sản và các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Qua kết quả sắp xếp nhà, đất (cả đất của DNNN) đã chuyển giao cho địa phương 621 cơ sở nhà, đất; thu hồi 641 cơ sở nhà, đất; đề nghị chấm dứt việc cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết không đúng quy định trên 100 cơ sở nhà, đất...

Một số trường hợp còn bố trí làm nhà ở trong khuôn viên trụ sở, cho thuê, cho mượn không đúng quy định, không có nhu cầu sử dụng nhưng chưa trả lại nhà nước... Có một số trường hợp bán, chuyển nhượng tài sản chưa đúng thẩm quyền, xác định giá bán chưa phù hợp với quy định, gây thất thoát, lãng phí. Qua công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng thời gian vừa qua đã phát hiện một số trường hợp quyết định bán, chuyển nhượng tài sản chưa đúng thẩm quyền, hình thức xử lý, việc xác định giá bán chưa phù hợp với quy định, gây thất thoát, lãng phí.

Tài sản công có phạm vi rất rộng, đa dạng, phong phú về chủng loại, mục đích sử dụng, được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Do vậy, việc phân cấp, giao quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản công là hết sức cần thiết. Hiện, tài sản công do Trung ương quản lý và tài sản công do địa phương quản lý đã được phân định. Tài sản do cấp nào quản lý thì cấp đó quyết định việc đầu tư, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản. Bộ Tài chính quản lý tài sản công tại khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, quản lý tài chính đối với các tài sản khác.

Việc quản lý với đất đai, tài nguyên, tài sản hạ tầng do các bộ chuyên ngành thực hiện. Giá đất do các cơ quan chức năng của địa phương xác định và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Tài sản công khi thanh lý phải qua đấu giá theo quy định. Để chống thất thoát, lãng phí tài sản công, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đó là cần bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát. Phải xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.

Bộ Tài chính đang đánh giá để sửa đổi Nghị định 192/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng xác định rõ hành vi, nâng cao mức phạt để răn đe, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Một giải pháp nữa là đẩy mạnh thực hiện đấu giá trong giao đất, cho thuê đất, cấp quyền khai thác tài nguyên, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, DNNN...

Bên cạnh các giải pháp đã và đang thực hiện trong thời gian vừa qua, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như: Triển khai đồng bộ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để khắc phục cho được những lỗ hổng pháp lý như vấn đề định giá đất, đấu giá tài sản...; Xây dựng hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công để thực hiện các giao dịch xử lý tài sản qua hệ thống này; bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát...

Hoàng Phi

Tin bài khác
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.
Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/11/2024, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số - một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 kỳ vọng mở ra nền tảng kết nối lâu dài và bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác” tạo cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước phát triển bền vững, mở rộng thị trường và gia tăng hợp tác đầu tư.
PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.
Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Theo kế hoạch hành động về chiến lược phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.
Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã chia sẻ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ 27 dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao theo phương thức PPP là không khả thi.
Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Các doanh nghiệp Việt chia sẻ chiến lược và đề xuất về cơ chế chính sách, cơ hội hợp tác quốc tế và năng lực để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Việt Nam sẽ có Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế?

Việt Nam sẽ có Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế?

Bộ Chính trị vừa đồng ý chủ trương đối với đề án xây dựng Trung tâm Tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại hai địa điểm là TP. Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng.
Hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh – Điểm đến bốn mùa”

Hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh – Điểm đến bốn mùa”

Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp whội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Đánh thức “viên kim cương xanh” du lịch Quảng Bình

Đánh thức “viên kim cương xanh” du lịch Quảng Bình

Quảng Bình được xem không chỉ là một Việt Nam thu nhỏ mà đây còn là “viên kim cương xanh” của ngành du lịch, một điểm đến hấp dẫn ở Việt Nam.