Ai lại đi “cổ vật hóa” ngành Đường sắt
- 109
- Chúng tôi nghĩ
- 16:34 22/10/2021
DNHN - Việc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có kiến nghị gửi Chính phủ, xin nhập 37 toa tàu cũ của Nhật, khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.
Đây không phải là lần đầu tiên đơn vị này chủ trương nhập toa xe cũ. Cách đây 5 năm, VNR đã cho phép Công ty TNHH MTV Hà Nội nhập 160 toa tàu cũ của Trung Quốc có tuổi đời 20 năm. Việc đó đã khiến nhiều nhân vật của VNR bị kỷ luật.

Lý do mà VNR đưa ra để xin nhập toa xe cũ của Nhật Bản lần này là những đồ để dùng cho nội địa của Nhật, có chất lượng cao hơn đồ xuất khẩu, vì vậy tuy đã cũ, nhưng những toa xe này vẫn rất tốt. Nếu nhập, chỉ mất chi phí vận chuyển và tốn một ít tiền cải hoán cho phù hợp với khổ đường sắt hiện nay của ta, tiết kiệm cho ngân sách…
Những lý do trên hoàn toàn không có sức thuyết phục.
Bởi lẽ 37 toa tàu đó đều được sản xuất từ những năm 1978-1982. Tuy là công nghệ Nhật, nhưng so với bây giờ đã hết sức lạc hậu.
Thứ hai, sau 40 năm khai thác, những toa xe này đã hết giá trị sử dụng, chính vì vậy mà họ mới “cho không” chúng ta.
Thứ ba, khổ đường sắt mà 37 toa tàu đó đang lăn bánh ở Nhật là 1,067 m, trong khi thế giới đang dùng loại đường sắt hiện đại, có khổ từ 1,4 m trở lên. Đường sắt của chúng ta lại càng lạc hậu hơn, toàn là đường khổ 1 m được xây dựng trước năm 1945, chỉ có hai đoạn Hà Nội - Đồng Đăng và Yên Viên - Cái Lân là đường có khổ 1,435 m, tương đương với khổ đường của các nước. Nay mang những toa tàu đó về, ngoài chi phí vận chuyển, còn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để cải hoán cho phù hợp với đường sắt khổ 1 m. Mà cải hoán xong rồi thì còn sử dụng được bao lâu nữa khi những “cụ” toa tàu đó đã trên 40 tuổi?
Thứ tư, là do những toa tàu đó đã hết thời hạn sử dụng, trở thành đống sắt vụn khổng lồ, nên người Nhật mới thải đi. Theo quy định của Nhật, thì để xử lý cái đống phế thải khổng lồ đó, họ phải trả phí môi trường rất cao. Trong khi chúng ta phải bỏ ra hàng trăm tỷ để nhận những toa tàu ấy về rồi chẳng bao lâu lại chất đống, gây ô nhiễm môi trường cho chính mình.
Và thứ năm, là VNR không thể không biết đến Nghị định 65/2018/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó Điều 18 đã quy định rất rõ: niên hạn sử dụng đối với đầu máy, toa xe chở khách không quá 40 năm. Đối với toa tàu cũ đã qua nhập khẩu thì không quá 10 năm, toa xe chở khách không quá 15 năm. Thế mà 37 toa xe của Nhật đã có tuổi đời 40 năm ?
Đảng và Nhà nước ta đang có chủ trương hiện đại hóa ngành đường sắt, xây dựng tuyến đường sắt Bắc- Nam có khổ trên 1,4 m, tốc độ chạy tàu từ 200- 300 km/giờ. Vì vậy việc xin nhập 37 toa tàu cũ nói trên của VNR chẳng khác gì việc “cổ vật hóa” ngành Đường sắt.
Bút Thép
Bài liên quan
- S&P chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB+
- Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế EVFTA
- Cần thiết phải có khung chuyển đổi số dành cho khối SMEs
- Thông tin về khả năng Việt Nam tham gia IPEF
- Hôm nay (27/5), Quốc hội thảo luận về các dự án luật: Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Thi đua, khen thưởng và Kinh doanh bảo hiểm
- Đẩy mạnh công tác cảnh báo phòng vệ thương mại sớm cho doanh nghiệp Việt
- Sự đoàn kết của phương Tây trong việc chống lại Nga có bị lung lay khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng?
- Đông Nam Á cần được hỗ trợ nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp công nghệ
- Sau ngày 31/7, Dự án BOT chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm
- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ lãi suất khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã
- HoREA đề xuất không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư có thời hạn
- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước muốn dừng cấp phép hãng bay mới
- Nhập khẩu xe dưới dạng quà biếu tặng: Tổng cục Hải quan nói gì?
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
Đọc thêm Chúng tôi nghĩ
Tinh thần SEA Games và khát vọng hùng cường
SEA Games 31 do Việt Nam đăng cai là sự kiện thể thao lớn nhất khu vực, với thời hạn diễn ra dài ngày (từ 12-23/5), tập trung hàng chục ngàn vận động viên, huấn luyện viên, quan chức, phóng viên và cổ động viên nước ngoài. Các cuộc tranh tài diễn ra ở 12 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Hải Dương, Quang Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và đã thành công trọn vẹn cả về công tác tổ chức, kết quả thi đấu, với việc Việt Nam về nhất toàn đoàn, giành được 205 HCV, 125 HCB, 116 HCĐ…
Khát nước cạnh nhà máy nước
Năm 2017, nhà nhà máy sạch Cư Mgar, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk được khởi công xây dựng với kinh phí 12 tỷ đồng, với mục đích cấp nước sạch cho 500 hộ dân 3 buôn (làng) của xã. Năm 2019, nhà máy hoàn thành. Sau bao nhiêu năm khô khát, phải dùng nguồn nước không hợp vệ sinh để sinh hoạt, những tưởng ước mơ có nước sạch của 500 hộ dân xã Cư Mgar đã biến thành hiện thực. Nhưng ước mơ đó chỉ kịp lóe lên một chút đã tắt ngóm.
Nhân tài… như lá mùa thu
Tại cuộc họp báo định kỳ gần đây của TP Hồ Chí Minh có chủ trương thu hút 14 nhân tài vào làm việc tại 4 cơ quan là Sở Kế hoạch- Đầu tư; Sở Khoa học công nghệ; Ban Quản lý khu công nghệ cao và Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao. Thế nhưng cho đến nay, sau gần 3 năm, mới chỉ thu hút được 5 nhân tài.
“Cầu” đã qua rồi, xin đừng “rút ván”
Đại dịch COVID 19 đã bị khống chế hoàn toàn, và trong tương lai gần, nó sẽ chỉ còn là một căn bệnh đặc hữu, khi tỷ lệ vaccine đã được bao phủ toàn dân. Các cánh cửa đều được mở toang, từ du lịch cho đến sản xuất, xuất nhập khẩu…Thế nhưng giữa hàng loạt tin vui về sự hồi phục, phát triển của nền kinh tế, lại nổi lên những tiếng kêu cứu của những “người lính áo trắng”.
Còn đâu nữa bãi cỏ hồng tuyệt đẹp
Gọi là Đà Lạt thứ hai nhưng Glar lại có một thứ “đặc sản” mà Đà Lạt có mơ cũng chẳng có là bãi cỏ hồng dưới rừng thông. Thế nhưng một quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổ hợp khách sạn- sân golf Đắc Đoa, để tập đoàn FLC của “ông trời con” Trịnh Văn Quyết nhẩy vào, đã được ký.
Những dự án làm nghèo đất nước
Kiến nghị thu hồi, bãi bỏ các quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 29 dự án trên địa bàn thành phố, có tổng diện tích 1.844 ha. Ngoài ra, qua đợt kiểm tra, rà soát 135 dự án trên địa bàn thành phố do Sở kế hoạch đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện thực hiện, chỉ có 11 dự án án đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh. Các dự án còn lại, dự án nào cũng “có vấn đề”…
Đắk Lắk: Lại chạy theo “lâm tặc”
Gần 400 ha rừng tự nhiên bị tàn phá nhưng lực lượng chức năng không hay biết. Có hay không sự tiếp tay, làm ngơ để lâm tặc phá rừng?
"Thái quá bất cập" và lằn ranh đỏ trên mạng xã hội
Sự vụ bà Nguyễn Phương Hằng là một kết cục buồn, một bài học không mới, nhưng cần nhắc lại cho những ai hay ngộ nhận đến mức lầm tưởng quyền lực của giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn là không giới hạn; quên mất giới hạn về quyền và nghĩa vụ của một công dân, đến mức tự cho mình “quyền sinh quyền sát”, thay tòa phán xử ai đó là có tội.
Tiền lương và mức sống, cuộc rượt đuổi không ngừng
Ngày 23/3/2022, báo Vietnamnet dẫn nguồn từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, với mức lương hiện nay, người lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ chi trả được 50% mức sống tối thiểu. Con số này ở khu vực sản xuất tuy có cao hơn, nhưng cũng chỉ đảm bảo được 80% mức sống tối thiểu.
Doanh nghiệp nhỏ, đóng góp lớn
Việc khối SME được nhận rất nhiều ưu đãi của chính phủ như: đưa các gói hỗ trợ tài chính có lãi suất thấp; đơn giản hóa thủ tục hành chính; thiết kế các giải pháp bền vững, giúp các doanh nghiệp kết nối với các sân chơi quốc tế…thì khối doanh nghiệp SME sẽ còn lớn mạnh, xứng đáng với kỳ vọng của Đảng và Nhà nước.