Thứ năm 03/07/2025 11:34
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

40 nghệ sĩ trượt viên chức vì thiếu văn bằng, chứng chỉ: Bóp nghẹt nghệ thuật?

12/10/2020 00:00
Câu chuyện 40 nghệ sĩ TPHCM trượt xét viên chức vì thiếu văn bằng, chứng chỉ khiến giới nghệ sĩ một phen ú ớ, ngơ ngác. Một số yêu cầu này đang bóp nghẹt nghệ sĩ vốn luôn đề cao tố chất tài năng, sáng tạo.

NSƯT Tú Sương Ảnh: Zing

TRƯỢT TỨC TƯỞI

Anh em hoàng tử xiếc Giang Quốc Cơ - Giang Quốc Nghiệp hài hước lên tiếng rằng bỗng một ngày đẹp trời được xuất hiện khắp các mặt báo, mạng xã hội khi đó mới hay mình trượt viên chức. Trong đợt xét đặc cách viên chức của TPHCM vừa qua, có 40 trường hợp “trượt vỏ chuối” do thiếu bằng cấp chuyên môn, hoặc chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn. Ngoài anh em Cơ-Nghiệp, giới nghệ sĩ bức xúc vì có nhiều tên tuổi khác như NSƯT Trọng Phúc, NSƯT Tú Sương.

Anh xem Cơ - Nghiệp tham gia Đoàn xiếc TPHCM gần 20 năm nay, sau này khi đoàn xiếc sáp nhập với đoàn rối trở thành Đoàn Nghệ thuật Phương Nam, hai anh em tiếp tục gắn bó. Sinh ra trong gia đình truyền thống xiếc và võ thuật, từ nhỏ Cơ - Nghiệp được bố cho tiếp xúc với xiếc, rồi sau đó vào đoàn xiếc khổ luyện. “Ngần ấy năm anh em tôi cứ tập luyện không ngừng để chinh phục những sự gồ ghề, gian nan của nghiệp xiếc và thỏa mãn đam mê”, hai nghệ sĩ chia sẻ.

Người được mệnh danh là “viên ngọc bích của sân khấu cải lương tuồng cổ Việt Nam”, NSƯT Tú Sương cũng nằm trong diện không đủ tiêu chuẩn xét viên chức. Chị là con nhà nòi chính hiệu: Con gái của đôi vợ chồng nghệ sĩ tuồng cổ Trường Sơn-Thanh Loan, là hậu duệ 5 đời của nghệ nhân hát bội Vĩnh Xuân, nhiều đời cha ông khác theo nghệ thuật truyền thống, là nghệ sĩ gạo cội nổi tiếng. Nghệ sĩ sinh năm 1977 đang đầu quân cho Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, được khán giả yêu mến, giới nghệ sĩ đánh giá cao và có nhiều đóng góp cho cải lương. Nhưng soi theo quy chế viên chức, chị vẫn bị gạt ra.

“Tôi nghĩ nhiều gia đình có điều kiện lo cho con học hành đến nơi đến chốn, còn khó khăn như gia đình tôi làm sao cha mẹ có thể cho con học hành đầy đủ. Cha mẹ tôi ngày xưa dồn hết sức lo cho đoàn, lo cho nghệ sĩ và cải lương. Nhiều nghệ sĩ cả đời cống hiến tới chết cũng chưa được xét danh hiệu, nhiều bậc tiền bối yêu nghề hết tâm lực cũng không được ghi nhận. Nhà nước đòi hỏi bằng cấp đầy đủ có lí, nhưng thử hỏi Nhà nước có lo hết cho nghệ sĩ cống hiến hết mình vì nghệ thuật không?”, Tú Sương nói.

Giới nghệ sĩ còn được phen “hú vía” vì văn bản của Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM gửi cho các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở GD&ĐT các tỉnh thành và các cơ sở đào tạo về việc gia hạn đăng ký các lớp chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng I, II, III, IV. Một số hội văn học nghệ thuật phía Nam cũng nhận được văn bản này khiến nhiều họa sĩ ngỡ ngàng, thậm chí phẫn nộ vì làm sao có thể phân cấp họa sĩ theo hạng. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam, phân tích, đây là sự nhầm lẫn. “Việc phân hạng này chỉ áp dụng với trường đào tạo nghệ thuật, đánh giá giảng viên theo bậc lương chứ không thể áp dụng cho họa sĩ. Họ phần lớn là họa sĩ tự do, không làm cho Nhà nước nên không thể phân loại”, ông Đoàn nói.

KHÔNG HÀNH CHÍNH HÓA NGHỆ THUẬT

Một giảng viên Trường Cán bộ Quản lý Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) kể, từng đứng lớp giảng cho một số nghệ sĩ hoàn thiện hồ sơ nâng ngạch lương. Nghệ sĩ ngồi hiền khô cả ngày không nói năng gì, khi được mời phát biểu xua tay xin thôi và nói cảm giác như bị “tra tấn” vì phải “tiêu hóa” những kiến thức không phục vụ cho chuyên môn của họ.

“Chúng tôi nói chuyện với nhau đều lắc đầu, không hiểu nghệ sĩ cần học để làm gì”, nghệ sĩ T.A-một gương mặt quen thuộc, tài năng được ghi nhận ở nhiều giải thưởng sân khấu và điện ảnh nói. Những nghệ sĩ này vốn được đào tạo trong các đợt tuyển diễn viên nhà hát, nay muốn nâng ngạch lương phải hoàn thành một loạt chứng chỉ, bằng cấp. Những giấy tờ này thực chất không có tác dụng giúp tác phẩm tốt lên, giúp họ trở thành nghệ sĩ lớn.

NSƯT Tú Sương thẳng thắn: Nhiều quy định về bằng cấp, chứng chỉ vô lí và không chính đáng. “Dù có là nhân viên nhà nước hay không cũng không làm thay đổi niềm say mê, sự cống hiến của chúng tôi dành cho nghệ thuật, chỉ có điều buồn vì thấy khá phũ phàng. Có những người sẵn sàng bỏ tiền ra để có bằng cấp, nhưng tôi không muốn làm điều đó. Tôi chỉ mong được làm nghề, trả ơn tổ nghiệp, tri ân khán giả, tận tâm dạy các em để mong có truyền nhân và đóng góp cho cải lương Việt Nam”, Tú Sương nói. Anh em Quốc Cơ-Quốc Nghiệp chung nỗi niềm, nói rằng dù có ra sao họ vẫn gắn bó với cái nôi nuôi dưỡng nghề nghiệp và đam mê xiếc hơn chục năm qua.

Một đạo diễn bày tỏ quan điểm trung dung hơn, cho rằng nghệ sĩ ở trong hệ thống ăn lương Nhà nước cần tuân thủ quy định, dù đúng là đồng lương chưa phản ánh hết sự cống hiến và tài năng của họ. “Nếu họ không chấp nhận những quy định về bằng cấp, họ có quyền từ chối”, đạo diễn này nói.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn cho rằng, không nên áp dụng cứng nhắc quy định viên chức đối với nghệ sĩ. “Nhiều nghệ sĩ không qua đào tạo bài bản theo hệ thống trung cấp hay đại học, nhưng họ có tài năng bẩm sinh còn ăn đứt người được đào tạo đầy đủ nhưng tài năng vừa vừa. Trong mọi chính sách, quy định cần chi tiết và xê dịch nhất định đối với ngành nghề đặc thù, bằng không người thực sự có tài bị loại bỏ chỉ vì đòi hỏi bằng cấp, chứng chỉ”, ông nói.

Nguyễn Khánh

Tin bài khác
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.