Thứ bảy 26/04/2025 18:35
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Đề xuất MobiFone, EVN và Viettel thành ‘sếu đầu đàn’ tham gia đề án thí điểm

21/12/2020 07:40
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chính thức công bố Dự thảo Đề án Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn. Bộ đề xuất MobiFone, EVN và Viettel là doanh nghiệp đại diện 3 ngành tham gia đề án thí điểm những chính sách riêng biệt đối với doanh nghiệp Nhà n

Tiêu chí đầu tiên để lựa chọn DNNN quy mô lớn là phải có vốn điều lệ trên 1.800 tỷ đồng.

Tiêu chí đầu tiên để lựa chọn DNNN quy mô lớn là phải có vốn điều lệ trên 1.800 tỷ đồng.

Tiêu chí lựa chọn " Sếu đầu đàn"

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chính thức công bố Dự thảo Đề án Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới.

Lần đầu tiên, đề xuất thí điểm thực hiện những chính sách riêng biệt đối với doanh nghiệp được chọn để thúc đẩy sự hình thành của những con sếu đầu đàn.

Nhưng, câu hỏi đầu tiên phải trả lời, đó là sếu đầu đàn là thế nào thực sự quan trọng, vì với vị trí này, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện được vai trò hình thành và mở rộng chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị, trước hết ở trong nước, tiến tới ra khu vực và xa hơn.

Trong phần xác định tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp nhà nước tham gia thí điểm Đề án, các chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xác định 5 tiêu chí:

Một là, phải đạt yêu cầu kinh tế quy mô xét trên tiêu chí về quy mô tài sản hoặc vốn điều lệ. Mục vốn điều lệ được đề xuất ở mức trên 1.800 tỷ đồng.

Hai là, phải có khả năng mở rộng thị trường hoặc/và tăng được thị phần, phải đạt được thị phần đủ lớn để có khả năng chi phối thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sếu đầu đàn phải có được mức chiếm thị phần từ 30% trở lên.

Ba là, phải có hệ thống quản trị tốt, đạt được yêu cầu tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trang thiết bị, áp dụng trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến…

Bốn là, hoạt động trong những ngành có tính chất lan tỏa, dẫn dắt, nhưng không thuộc ngành, lĩnh vực Nhà nước độc quyền. Có thể kể đến các ngành như kết cấu hạ tầng kinh tế, công nghiệp, năng lượng, viễn thông, tài chính - ngân hàng…

Năm là, phải là công ty 100% vốn nhà nước hoặc có vốn góp, cổ phần chi phối của Nhà nước. Tuy nhiên, ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp đã đa dạng hóa sở hữu hoặc có khả năng đa dạng hóa sở hữu trong thời gian tới, với Nhà nước sẽ nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên.

Thí điểm với những doanh nghiệp nào

Từ việc phân tích tình hình tài chính, tầm nhìn và định hướng hoạt động của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, cơ quan soạn thảo lựa chọn thí điểm đưa ra những chính sách riêng biệt đối với doanh nghiệp trong 3 lĩnh vực năng lượng, viễn thông và công nghiệp quốc phòng.

Theo đó, đây đều là ngành, lĩnh vực quan trọng với sự phát triển và an ninh quốc gia. Đề xuất này còn xuất phát từ yêu cầu, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm tới, từ đó đưa ra chính sách hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp.

Cụ thể, trong lĩnh vực viễn thông, Bộ KHĐT đề xuất MobiFone là doanh nghiệp tham gia thí điểm, với lý do đây là doanh nghiệp có tình hình tài chính và kết quả kinh doanh tốt nhất trong 3 doanh nghiệp viễn thông (MobiFone, Viettel, VNPT).

Bên cạnh đó, MobiFone cũng là doanh nghiệp có công nghệ và hệ thống quản trị tốt do trước đây đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik của Thụy Điển. Doanh nghiệp này cũng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để quản trị hoạt động.

Theo Bộ KHĐT, định hướng đầu tư của MobiFone sẽ tập trung chuyển đổi số rất mạnh và xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm chuyển đổi số cho nhóm doanh nghiệp tư nhân (gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Đây là yếu tố thu hút các nhà đầu tư, đồng thời là điều kiện để hình thành chuỗi liên kết và thực hiện vai trò dẫn dắt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và dữ liệu data.

Đề xuất được đưa ra cho MobiFone chính là ưu tiên đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.

Theo Quyết định 26/QĐ-TTg của Thủ tướng, cả Mobifone và VNPT phải thực hiện cổ phần hóa trong năm nay. Tuy nhiên, 2 doanh nghiệp này đều có vốn chủ sở hữu lớn, việc cả 2 cùng IPO có thể khiến thị trường khó hấp thụ và không đạt lợi ích cao nhất cho Nhà nước.

Do đó, đề án cho rằng cần ưu tiên cổ phần hóa MobiFone trước, Nhà nước sẽ nắm 51% vốn doanh nghiệp để phù hợp với tiêu chí phân loại DNNN theo Quyết định số 58/2016.

Trong lĩnh vực năng lượng, dự thảo đề án của Bộ KHĐT chọn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ vai trò dẫn dắt các tập đoàn năng lượng Nhà nước và tư nhân trong ngành.

Theo cơ quan soạn thảo, EVN là doanh nghiệp được thành lập với vai trò điều độ, sản xuất và truyền tải phân phối điện năng. Hiện sản lượng điện sản xuất của EVN chiếm gần 50% sản lượng điện toàn quốc.

Cơ quan soạn thảo đề xuất Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) phối hợp với EVN đầu tư các dự án năng lượng tái tạo và thu hút thêm sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, ưu tiên nghiên cứu điện gió ngoài khơi có sự tham gia của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) để đánh giá tính khả thi hướng tới phát triển điện gió.

Nghiên cứu định hướng chuyển Trung tâm điều độ thuộc EVN về Bộ Công Thương quản lý (vẫn đảm bảo quy định Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực truyền tải điện) để thực hiện cổ phần hóa EVN trong thời gian tới. Điều này nhằm đảm bảo huy động nguồn lực tài chính và đổi mới quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, đề án đề nghị nghiên cứu bổ sung hình thức (thí điểm) thuê quản lý vận hành cụm nhà máy điện của EVN.

Đề án lựa chọn Viettel trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng do đây là đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu - phát triển, chế tạo, sản xuất, chuyển giao công nghệ, xuất nhập khẩu các sản phẩm, trang thiết bị kỹ thuật quân sự và các mặt hàng lưỡng dụng phục vụ quốc phòng và dân sự.

Điểm đáng nhấn mạnh là, trong định hướng phát triển của mình, Viettel đang xây dựng và phát triển lĩnh vực công nghiệp, tập trung vào 3 mảng là công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, công nghiệp điện tử viễn thông, công nghiệp an ninh mạng; phấn đấu từ nay đến năm 2025, nằm trong Top 80 doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động quốc phòng cao trên thế giới.

Bộ KHĐT đề xuất cơ chế cho Viettel tập trung vào nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển công nghiệp quốc phòng từ nguồn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp (trích thêm 20% lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp quốc phòng an ninh để hình thành quỹ). Quỹ này sẽ được doanh nghiệp sử dụng để phục vụ các hoạt động liên quan phát triển công nghiệp quốc phòng.

Bên cạnh đó, Đề án cũng đề xuất nghiên cứu hình thành Quỹ đổi mới sáng tạo, đầu tư mạo hiểm cho Viettel với mục đích tiếp tục thử nghiệm, điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm và thương mại hóa để khai thác kết quả từ nghiên cứu khoa học và tạo ra những sản phẩm mới.

LyLy

Tin bài khác
Nhiều cơ hội với ngành cảng biển

Nhiều cơ hội với ngành cảng biển

Dù đối mặt với rủi ro ngắn hạn do thuế quan Mỹ mới, nhưng ngành cảng biển vẫn duy trì triển vọng tích cực nhờ nền tảng xuất khẩu ổn định, theo chuyên gia HSC.
Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán dịp lễ 30/4 và 1/5

Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán dịp lễ 30/4 và 1/5

Các giao dịch chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 thực hiện trong hai ngày 28 và 29/4/2025 sẽ lần lượt được thanh toán vào ngày 5 và 6/5/2025.
Sự nhất quán và kiên nhẫn là chìa khóa để trở thành nhà đầu tư thành công

Sự nhất quán và kiên nhẫn là chìa khóa để trở thành nhà đầu tư thành công

Sự nhất quán và kiên nhẫn chính là chìa khóa để xây dựng thành công trên thị trường chứng khoán. Dù đóng vai trò then chốt trong việc giúp nhà đầu tư đạt được tự do tài chính và những mục tiêu đáng quý trong cuộc sống, thị trường chứng khoán lại thường bị hiểu sai – đôi khi một cách nghiêm trọng.
Nhà đầu tư theo trường phái trading, quản lý tiền như thế nào để hiệu suất tốt nhất?

Nhà đầu tư theo trường phái trading, quản lý tiền như thế nào để hiệu suất tốt nhất?

Với công cụ Super Sinh Lời của VPBank, việc quản lý tài chính trong giai đoạn “chờ thời” chưa bao giờ trở nên dễ dàng hơn đối với các nhà đầu tư theo trường phái trading.
Tại sao vàng vẫn tiếp tục là lựa chọn đầu tư thông minh?

Tại sao vàng vẫn tiếp tục là lựa chọn đầu tư thông minh?

Vàng vẫn giữ vững vai trò là một trong những lựa chọn thông minh nhất trong danh mục đầu tư cá nhân. Từ tính thanh khoản, sự ổn định, chi phí thấp đến khả năng bảo vệ tài sản, vàng xứng đáng là điểm tựa vững chắc cho những nhà đầu tư thận trọng trong mọi giai đoạn của chu kỳ tài chính.
Startup Neuralink của Elon Musk đạt định giá 8,5 tỷ USD

Startup Neuralink của Elon Musk đạt định giá 8,5 tỷ USD

Trước đó, vào năm 2023, giá trị của Neuralink do ông Elon Musk điều hành được ước tính khoảng 5 tỷ USD, dựa trên các giao dịch cổ phiếu riêng tư mà Reuters tiếp cận được.
Nhà máy vôi Xuân Thiện – Hơi thở công nghiệp hiện đại giữa lòng Tây Bắc

Nhà máy vôi Xuân Thiện – Hơi thở công nghiệp hiện đại giữa lòng Tây Bắc

Sáng 24/4/2025, Tập đoàn Xuân Thiện chính thức khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ tại Hòa Bình, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp xanh, bền vững tại cửa ngõ Thủ đô.
Highlands Coffee khởi động lại kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán

Highlands Coffee khởi động lại kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán

Highland Coffee - Chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam khởi động lại kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán đã bị trì hoãn từ năm 2016.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc rút khỏi Mỹ khi thuế quan “bào mòn” lợi nhuận

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc rút khỏi Mỹ khi thuế quan “bào mòn” lợi nhuận

Mức thuế quan cao kỷ lục đang khiến nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc ngừng vận chuyển hàng hóa sang Mỹ, chuyển hướng sang thị trường mới như Trung Đông, Đông Nam Á để tránh lỗ và duy trì dòng tiền.
Tổng vốn đầu tư vào startup AI Việt đạt 80 triệu USD

Tổng vốn đầu tư vào startup AI Việt đạt 80 triệu USD

Không chỉ tăng trưởng vượt bậc về dòng tiền, Việt Nam còn vươn lên vị trí thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng startup AI, chỉ sau Singapore.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia mạnh tay với bán hàng đa cấp: Quảng cáo và sản phẩm bị kiểm tra toàn diện

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia mạnh tay với bán hàng đa cấp: Quảng cáo và sản phẩm bị kiểm tra toàn diện

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp khẩn trương rà soát toàn bộ hoạt động công bố và quảng cáo sản phẩm theo đúng quy định pháp luật.
Từ "trái vàng" tỷ đô đến "nỗi sầu" nội địa: Sầu riêng đang trượt dốc đến đâu?

Từ "trái vàng" tỷ đô đến "nỗi sầu" nội địa: Sầu riêng đang trượt dốc đến đâu?

Từ “trái vàng” tỷ đô, sầu riêng đang đối mặt nguy cơ trở thành “nỗi sầu chung” của cả ngành nếu những rào cản về kiểm định, thị trường và năng lực xuất khẩu không được tháo gỡ kịp thời.
Đa dạng hóa thị trường – Giải pháp sống còn cho xuất khẩu Việt Nam

Đa dạng hóa thị trường – Giải pháp sống còn cho xuất khẩu Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động mạnh mẽ, các chuyên gia cảnh báo rằng để hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phát triển bền vững và tránh rủi ro, doanh nghiệp cần quán triệt nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.
Vượt ra khỏi ‘ao làng’: Thương hiệu Việt chinh phục thế giới bằng đổi mới

Vượt ra khỏi ‘ao làng’: Thương hiệu Việt chinh phục thế giới bằng đổi mới

Chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia từ nội lực đổi mới chính là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp Việt không chỉ khẳng định vị thế mà còn tạo ra sức cạnh tranh bền vững và lâu dài trong môi trường kinh doanh toàn cầu đang ngày càng khốc liệt.
Nông sản Việt chinh phục thị trường Trung Quốc: Từ ‘tiểu ngạch’ đến thương hiệu quốc gia

Nông sản Việt chinh phục thị trường Trung Quốc: Từ ‘tiểu ngạch’ đến thương hiệu quốc gia

Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký kết loạt nghị định thư xuất khẩu chính ngạch cho ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt tại thị trường tỷ dân mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ về tư duy sản xuất, chế biến và hội nhập của ngành nông nghiệp.