Chủ nhật 27/07/2025 18:27
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Dệt may xuất siêu tỷ đô, doanh nghiệp vẫn lo thiếu nguyên liệu

Xuất siêu gần 7 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2025 là tín hiệu tích cực của ngành dệt may giữa bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng ấy là nỗi lo thiếu hụt nguyên phụ liệu kéo dài, đặt ra yêu cầu cấp thiết về giải pháp căn cơ để phát triển bền vững và nâng cao tính tự chủ.
Bất chấp tuyên bố của Tổng thống Trump, doanh nghiệp dệt may vẫn tìm kiếm các thị trường mới

“Cơn khát” nguyên phụ liệu và bài toán tự chủ

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt trên 17,58 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu là 10,63 tỷ USD, đưa ngành vào thế xuất siêu 6,95 tỷ USD.

Tính đến hết năm 2024, ngành dệt may đã xuất khẩu sang 104 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt tổng kim ngạch 43,6 tỷ USD. Thị trường Mỹ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với kim ngạch 16,6 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng xuất khẩu. Các nước thuộc khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đạt trên 7 tỷ USD, tương đương 16,25%; riêng Nhật Bản chiếm 10,5%, Canada đạt hơn 1,2 tỷ USD (2,8%). Xuất khẩu sang EU đạt gần 4,5 tỷ USD (10,25%), Trung Quốc (bao gồm cả xuất khẩu sợi) đạt 3,6 tỷ USD (8,3%), Hàn Quốc chiếm 8,5%, ASEAN 7,1%, Anh 1,8%. Đáng chú ý, Nga đang nổi lên là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm 1,75% tổng kim ngạch xuất khẩu.

5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt trên 17,58 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024
5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024

Tuy nhiên, hai khu vực đông dân như Trung Đông và châu Phi vẫn chưa được khai thác hiệu quả, với tỷ lệ lần lượt là dưới 1% và 0,34%. Điều này cho thấy ngành dệt may vẫn còn khá kén thị trường.

Một điểm sáng là tỷ lệ xuất khẩu giữa doanh nghiệp trong nước và khối FDI đang dần cân bằng. Doanh nghiệp Việt Nam đã chiếm khoảng 40% thị phần xuất khẩu và bắt đầu có những bước tiến đầu tư ra nước ngoài khẳng định năng lực cạnh tranh không thua kém.

Theo khảo sát tại 6 quốc gia (Bangladesh, Campuchia, Lào, Nepal, Trung Quốc và Việt Nam) dệt may Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc ở một số chỉ tiêu nhỏ, còn lại đều vượt trội về chất lượng, giá thành và uy tín. Dù vậy, ngành vẫn phải đối diện hàng loạt thách thức như dịch chuyển chuỗi cung ứng, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn môi trường lao động ngày càng cao và xu hướng thời trang bền vững.

Trong danh sách những rào cản lớn của ngành, thiếu hụt nguyên phụ liệu luôn là điểm nghẽn nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng truy xuất nguồn gốc, điều kiện tiên quyết để hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do, tình trạng này còn khiến Việt Nam khó nâng cao giá trị thiết kế và làm giảm sức cạnh tranh toàn ngành.

Về vấn đề này, phía doanh nghiệp cho biết, việc sáng tạo mẫu chào hàng chậm phần vì năng lực, phần lớn do thiếu chợ nguyên liệu trong nước. Doanh nghiệp phải liên hệ nhà cung cấp nước ngoài, tốn thời gian và chi phí.

Một thực tế khác, Việt Nam chưa có khu công nghiệp riêng cho dệt nhuộm, trong khi nhiều địa phương vẫn e ngại các dự án có yếu tố môi trường. Muốn thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực này, cần những chính sách đủ mạnh từ trung ương đến địa phương.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp đã nỗ lực kết nối với nhà cung cấp Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… song thường gặp rào cản chống bán phá giá. Từ đó dẫn đến tâm lý e dè, thiếu sự ổn định lâu dài.

Về giải pháp bền vững, theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần xây dựng các khu công nghiệp dệt may lớn có tích hợp chuỗi sản xuất nguyên phụ liệu và nhuộm hoàn chỉnh. Đây không chỉ là bước đi chiến lược để nâng cao tự chủ mà còn là chìa khóa mở đường cho phát triển xanh và tuần hoàn.

Thời cơ từ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), hiện nay 50% sản lượng nguyên phụ liệu ngành dệt may và da giày đang tập trung tại các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành điểm đến mới của các nhà sản xuất quốc tế.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều đó, ngành cần nghiên cứu rõ: Doanh nghiệp nào đang giữ chuỗi nào, sản phẩm chủ lực ra sao để từ đó đề xuất chính sách cụ thể và có thể ‘kéo’ họ về Việt Nam.

Cũng theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại, việc chủ động nguồn nguyên liệu trong nước không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng các cam kết FTA, mà còn phòng tránh hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước ngoài như điều tra chống lẩn tránh thuế.

Ngành dệt may Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong xuất khẩu, khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu. Nhưng nếu không giải được bài toán nguyên phụ liệu, tức là nền tảng của mọi khâu sản xuất ngành sẽ khó giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và yêu cầu bền vững ngày càng cao.

Để làm được điều đó, không chỉ cần sự chủ động của doanh nghiệp mà còn là chiến lược tổng thể từ Chính phủ, kết nối từ các bộ ngành và đặc biệt là các chính sách đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư vào chuỗi cung ứng trong nước.

Tin bài khác
Tesla gặp khó: Phải đặt cược vào robotaxi để cứu doanh thu

Tesla gặp khó: Phải đặt cược vào robotaxi để cứu doanh thu

Doanh số xe điện lao dốc, Tesla buộc phải kỳ vọng vào mảng robotaxi chưa thành hình nhằm giữ vững định giá thị trường và lấy lại đà tăng trưởng.
Trái phiếu bất động sản đối mặt áp lực đáo hạn kéo dài

Trái phiếu bất động sản đối mặt áp lực đáo hạn kéo dài

Theo Báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp quý II/2025 của S&I Ratings, nhóm trái phiếu bất động sản đang đối mặt với áp lực đáo hạn lớn kéo dài đến năm 2027.
IFRS – Cánh cửa hội nhập toàn diện cho doanh nghiệp Việt

IFRS – Cánh cửa hội nhập toàn diện cho doanh nghiệp Việt

IFRS hé lộ về lộ trình chuẩn hóa tài chính cho doanh nghiệp Việt, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận vốn toàn cầu trong bối cảnh hội nhập sâu rộng
6 tháng đầu năm 2025: Những con thuyền "trái phiếu" tìm thấy dòng chảy ổn định

6 tháng đầu năm 2025: Những con thuyền "trái phiếu" tìm thấy dòng chảy ổn định

Có thể ví thị trường quỹ Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 giống như một con thuyền đang chèo lái qua một vùng biển đầy biến động. Trong khi các con thuyền "cổ phiếu" đang gặp phải những cơn gió ngược và dòng chảy mạnh làm tiêu hao nguồn lực (rút ròng), thì những con thuyền "trái phiếu" lại tìm thấy được dòng chảy ổn định hơn, thậm chí có dấu hiệu bắt đầu lấp đầy khoang tàu (vào ròng), dù chưa hoàn toàn quay trở lại trạng thái khởi sắc ban đầu.
Univ.Star 2025 truy tìm ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo từ đại học Hàn Quốc và Việt Nam

Univ.Star 2025 truy tìm ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo từ đại học Hàn Quốc và Việt Nam

Theo thông tin mới nhất, Univ.Star 2025- Cuộc thi đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo đã nhận hơn 203 dự án với sự tham gia của hơn 750 sinh viên từ 37 trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh và 12 trường Đại học Hàn Quốc. Với sự tài trợ của HS HYOSUNG, tổng giải thưởng cuộc thi lên đến 200 triệu đồng.
Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp lao đao vì giá giảm và vướng mắc VAT

Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp lao đao vì giá giảm và vướng mắc VAT

Trong nửa đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,72 triệu tấn gạo, thu về 2,44 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2024, sản lượng tăng 3,6%, nhưng kim ngạch lại giảm mạnh 15,4%, chủ yếu do giá xuất khẩu bình quân giảm sâu.
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.