Thứ ba 15/07/2025 07:59
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Bất chấp tuyên bố của Tổng thống Trump, doanh nghiệp dệt may vẫn tìm kiếm các thị trường mới

Trong vài phiên chứng khoán trở lại đây, dòng tiền đổ dồn về cổ phiếu dệt may sau lời tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc Mỹ sẽ không hướng tới sản xuất một ngành dệt may bùng nổ. Tuy nhiên, không có điều gì là chắc chắn nếu chưa có phán quyết cuối cùng.

Cổ phiếu dệt may thu hút dòng tiền chứng khoán sau lời "trấn an" của Tổng thống Trump

Hôm 26/5 đến nay, cổ phiếu nhóm dệt may thu hút được dòng tiền từ thị trường. Nhóm cổ phiếu này tăng bung nóc với thanh khoản cao đột biến. Chỉ trong 3 ngày, mã TCM của CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công tăng hơn 14%, TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Dệt may TNG) tăng gần 13,7%, STK của Sợi Thế Kỷ tăng 9% và MSH của May Sông Hồng tăng gần 7%,…

Bất chấp tuyên bố của Tổng thống Trump, doanh nghiệp dệt may vẫn tìm kiếm các thị trường mới
Diễn biến một số mã cổ phiếu dệt may sau 3 phiên gần nhất. (Ảnh: TradingView).

Đà tăng tích cực này được ghi nhận sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cụ thể, Tổng thống Trump cho biết ông đồng tình với bình luận ngày 29/4 của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, rằng Mỹ không nhất thiết cần "một ngành dệt may bùng nổ".

"Chúng tôi không hướng tới sản xuất giày thể thao và áo phông. Doanh nghiệp Mỹ có thể sản xuất những mặt hàng đó rất tốt ở những nơi khác. Chúng tôi đang tìm cách sản xuất chip, máy tính và nhiều thứ khác như xe tăng và tàu biển”.

Thực tế, các doanh nghiệp tại Trung Quốc và Việt Nam - hai trung tâm xuất khẩu quần áo lớn nhất thế giới - vẫn đang phải đối mặt với bất ổn khó lường. Cả hai quốc gia đang được tạm hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày và phải cố gắng đạt thoả thuận với Mỹ để ngăn chặn một đợt thuế khác.

Trong bối cảnh đó, những bình luận gần đây của các quan chức Mỹ dường như là tin tốt cho các nhà xuất khẩu hàng may mặc khu vực, vì điều đó cho thấy nỗ lực thúc đẩy ngành sản xuất của chính quyền ông Trump sẽ không mở rộng sang những ngành có biên lợi nhuận thấp.

Bất chấp tuyên bố của Tổng thống Trump, doanh nghiệp dệt may vẫn tìm kiếm các thị trường mới
Biên lãi gộp một số công ty dệt may Việt Nam trong quý I/2025. (Nguồn: Báo cáo tài chính).

Doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ trước tháng 7

Dù vậy, các doanh nghiệp dệt may đang tranh thủ thời gian còn lại để xuất khẩu sang Mỹ nhanh nhất có thể, để tránh các thiệt hại không đáng có sau khi thời hạn 90 ngày kết thúc vào đầu tháng 7 tới đây.

Điều này thể hiện trong số liệu Cục Hải quan Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong tháng 4 đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Hội thảo chuyên đề tháng 5 mới đây, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex - Mã: VGT) Lê Tiến Trường cho biết các công ty thành viên trong hệ thống Vinatex đang gấp rút sản xuất để tranh thủ cơ hội thị trường trong 90 ngày hoãn áp thuế, một số đơn vị đã kín đơn hàng trong các tháng quý III.

Chủ tịch Lê Tiến Trường nhận định thị trường ngành may có nhiều cơ hội về đơn hàng trong 6 tháng đầu năm, thậm chí kéo dài đến hết quý III.

"Khi tình hình đơn hàng còn thuận lợi, các doanh nghiệp trong hệ thống cần tối ưu hóa lợi nhuận, phấn đấu hoàn thành 2/3 kế hoạch ngay trong 6 tháng đầu năm, để dự phòng cho tổ chức sản xuất, cũng như tránh các rủi ro về câu chuyện thuế quan của nửa cuối năm 2025”, ông nói.

Phó Chánh Văn phòng HĐQT Hoàng Mạnh Cầm thông tin thêm một số thông tin tích cực cho ngành như quan hệ thương mại Mỹ – Trung có xu hướng hạ nhiệt, giá cước vận tải giảm và tỷ giá VND/USD có diễn biến tích cực hơn.

Hơn nữa, tồn kho thực tế tại Mỹ đang ở mức rất thấp, nhiều nhãn hàng chỉ đủ dùng cho 6-8 tuần tới, khan hiếm hàng cho mùa tựu trường và lễ hội cuối năm; một số quốc gia cạnh tranh như Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh xảy ra bất ổn...

Bất chấp tuyên bố của Tổng thống Trump, doanh nghiệp dệt may vẫn tìm kiếm các thị trường mới
Top thị phần của các quốc gia xuất khẩu dệt may vào Mỹ. (Nguồn: Cục Hải quan).

Tuy nhiên nhìn ở khía cạnh khác, với mức thuế 46% mà Việt Nam sắp phải gánh chịu nếu kết quả không thay đổi sau cuộc đàm phán thì đây được xem là áp lực cạnh tranh lớn so với hai quốc gia cũng xuất khẩu dệt may lớn vào Mỹ là Bangladesh (mức thuế quan dự kiến là 37%) và Ấn Độ (27%).

Trên thực tế, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khác mà thuế quan không thể bù đắp đó chính là trình độ và tính ổn định. Các chuyên gia cho rằng điểm cộng lớn nhất đối với ngành dệt may Việt Nam là khả năng gia công những hàng phức tạp và trình độ ngang ngửa với Trung Quốc.

“Mỗi quốc gia có một thế mạnh vào mặt hàng khác nhau. Ví dụ như Bangladesh, tuy họ xuất khẩu nhiều nhưng họ không thể nào làm được những đơn hàng như Việt Nam và Trung Quốc làm. Nếu làm được thì họ cũng cần phải có thời gian vì liên quan đến tay nghề, kỹ năng… Trong khi đó, thị phần của Việt Nam và Trung Quốc tại Mỹ đang rất sát nhau (tính tới quý I/2025 lần lượt là 18,7% và 18,9%). Do đó, việc lựa chọn chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam là lựa chọn tối ưu hơn là chuyển sang Bangladesh, Ấn Độ hoặc một nước nào khác”, Chủ tịch Dệt may TCM cho biết tại Diễn đàn “Thúc đẩy năng lượng xanh trong khu công nghiệp: Giải pháp cho doanh nghiệp triển khai hiệu quả”.

Ấn Độ gần đây cũng ghi nhận đơn hàng tăng lên nhưng họ đang để mất cơ hội. Theo Reuters, nước này đang đứng trước cơ hội lớn khi các nhà mua hàng Mỹ tìm cách tăng cường nhập khẩu từ Ấn Độ trong bối cảnh các trung tâm may mặc khác ở châu Á phải đối mặt với mức thuế cao hơn. Bởi đây là quốc gia chịu thuế thấp nhất trong top 4 nguồn cung hàng dệt may cho Mỹ. Tuy nhiên, hy vọng tận dụng lợi thế thuế quan của Ấn Độ đang bị cản trở bởi tình trạng thiếu lao động có tay nghề, quy mô sản xuất nhỏ và chi phí cao.

Doanh nghiệp dệt may tìm kiếm các thị trường mới, không phụ thuộc Mỹ

Dẫu những kỳ vọng về sự hạ nhiệt về thuế quan của Mỹ lên Việt Nam sẽ sớm diễn ra, song nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn đang tìm đường rút khỏi Mỹ, và cố gắng đa dạng hóa danh sách bạn hàng.

Bà Winnie Lam, Tổng thư ký hội đồng quản trị của Hiệp hội doanh nghiệp Hong Kong (Trung Quốc) tại Việt Nam, chia sẻ với South China Morning Post rằng nhiều nhà đầu tư Hong Kong (Trung Quốc) và Việt Nam đang áp dụng chiến lược tương tự.

Vị quan chức cho biết bình luận của ông Trump chỉ mang lại “sự cứu trợ tạm thời” cho các nhà xuất khẩu tại Việt Nam và nhiều công ty “đang dứt khoát đa dạng hoá và ngày càng ít chú ý đến thị trường Mỹ”.

Số liệu mới nhất của Dệt may TCM cho thấy trong tháng 4, doanh thu công ty mẹ hơn 305 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 32 tỷ đồng, tăng tới 50%. Công ty cho biết đang đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU, thị trường CPTPP, Trung Đông, Nam Mỹ... Công ty đã tiếp nhận khoảng 80% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý III/2025.

Tin bài khác
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 14/7: Giá cà phê giảm nhẹ, ca cao và đường tăng

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 14/7: Giá cà phê giảm nhẹ, ca cao và đường tăng

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 14/7/2025 ghi nhận giá cà phê Arabica tăng nhờ thuế nhập khẩu của Mỹ với Brazil, trong khi Robusta, ca cao và đường đồng loạt đi xuống trước áp lực nguồn cung và nhu cầu yếu.
Thị trường nhóm nông sản 14/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng

Thị trường nhóm nông sản 14/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng

Thị trường nông sản ngày 14/7/2025 ghi nhận giá lúa mì, ngô và đậu tương kỳ hạn tại Mỹ đồng loạt đi xuống do tiến độ thu hoạch nhanh và thời tiết hỗ trợ mùa màng.
Giá cà phê tăng mạnh sau đe dọa thuế 50% của Mỹ với Brazil

Giá cà phê tăng mạnh sau đe dọa thuế 50% của Mỹ với Brazil

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế 50% lên hàng hóa từ Brazil, khiến giá cà phê arabica toàn cầu tăng vọt và đẩy ngành cà phê đối mặt nguy cơ khủng hoảng giá mới.
Thị trường nhóm nông sản 11/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng

Thị trường nhóm nông sản 11/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng

Thị trường nông sản ngày 11/7/2025 ghi nhận giá lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng do hoạt động mua bù bán khống, xuất khẩu chậm trễ và kỳ vọng điều chỉnh tồn kho từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 11/7: Giá Arabica tăng do thuế Mỹ, Robusta và ca cao – đường cùng giảm

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 11/7: Giá Arabica tăng do thuế Mỹ, Robusta và ca cao – đường cùng giảm

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 11/7/2025 ghi nhận giá cà phê Arabica tăng nhờ thuế nhập khẩu của Mỹ với Brazil, trong khi Robusta, ca cao và đường đồng loạt đi xuống trước áp lực nguồn cung và nhu cầu yếu.
Giá cà phê tăng “không tưởng” là do các quỹ đầu cơ

Giá cà phê tăng “không tưởng” là do các quỹ đầu cơ

“Trong suốt bốn năm qua, khi giá cà phê tăng mạnh, 80% là do đầu cơ, đặc biệt là các quỹ đầu cơ”, ông Giuseppe Lavazza, Chủ tịch Tập đoàn cà phê Lavazza, cho biết.
Thị trường nhóm nông sản 10/7: Giá lúa mì tăng nhẹ, ngô phục hồi, đậu tương giảm

Thị trường nhóm nông sản 10/7: Giá lúa mì tăng nhẹ, ngô phục hồi, đậu tương giảm

Thị trường nông sản ngày 10/7/2025 ghi nhận giá lúa mì và ngô tăng nhẹ nhờ động lực thị trường, trong khi đậu tương tiếp tục giảm do lo ngại thương mại và áp lực bán ra.
Thị trường nhóm nông sản 9/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt giảm do mùa vụ thuận lợi và nguồn cung tăng

Thị trường nhóm nông sản 9/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt giảm do mùa vụ thuận lợi và nguồn cung tăng

Thị trường nông sản ngày 9/7/2025 ghi nhận giá lúa mì, ngô và đậu tương trên sàn CBOT giảm phiên thứ Ba do mùa vụ cải thiện và kỳ vọng cung tăng.
TP. Hồ Chí Minh siết chặt kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế

TP. Hồ Chí Minh siết chặt kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn yêu cầu toàn bộ hệ thống y tế trên địa bàn đồng loạt rà soát, kiểm tra danh mục sản phẩm đang lưu hành, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng có nguy cơ cao bị làm giả.
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2025 có thể đạt kỷ lục mới

Sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2025 có thể đạt kỷ lục mới

Báo cáo mới nhất từ Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) mang đến một tín hiệu tích cực: Sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2025 dự kiến đạt mức cao kỷ lục 2,925 tỷ tấn, tăng 2,3% so với năm 2024.
Ngân hàng Barclays nâng dự báo giá dầu Brent trong năm 2025

Ngân hàng Barclays nâng dự báo giá dầu Brent trong năm 2025

Dựa trên triển vọng nhu cầu cải thiện, ngân hàng Barclays đã nâng dự báo giá dầu Brent thêm 6 USD lên mức 72 USD/thùng trong năm 2025 và 70 USD/thùng cho năm 2026.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 7/7: Giá cà phê và ca cao cùng tăng, đường trắng giảm nhẹ

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 7/7: Giá cà phê và ca cao cùng tăng, đường trắng giảm nhẹ

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 7/7/2025 ghi nhận giá cà phê Robusta và ca cao đảo chiều tăng, trong khi giá đường trắng suy yếu nhẹ do kỳ vọng mùa vụ thuận lợi tại châu Á.
Thị trường nhóm nông sản 7/7: Giá lúa mì đồng loạt giảm, ngô và đậu tương tăng nhẹ nhờ chốt lời

Thị trường nhóm nông sản 7/7: Giá lúa mì đồng loạt giảm, ngô và đậu tương tăng nhẹ nhờ chốt lời

Thị trường nông sản ngày 7/7/2025 ghi nhận giá lúa mì giảm do nguồn cung dồi dào và hoạt động chốt lời, trong khi ngô và đậu tương ghi nhận mức tăng nhẹ trong tuần.
Brazil dự báo tăng sản lượng cà phê trong niên vụ tới

Brazil dự báo tăng sản lượng cà phê trong niên vụ tới

Sau đợt hạn hán năm nay, Brazil – nước trồng cà phê lớn nhất thế giới, có thể hồi phục sản lượng vào năm 2026 nhờ mưa thuận lợi.
Sau dữ liệu việc làm của Mỹ: Đồng USD tăng, giá vàng đảo chiều “giảm mạnh”

Sau dữ liệu việc làm của Mỹ: Đồng USD tăng, giá vàng đảo chiều “giảm mạnh”

Sáng sớm nay (4/7) giá vàng thế giới bất ngờ giảm 21,99 USD/ounce so với sáng qua, niêm yết tại Kitco giao dịch ở mức 3.326,64 USD/ounce. Một trong những tác động lớn tới giá vàng là bởi dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực, thị trường lao động mạnh lên.
Xưởng may balo uy tínXưởng may túi vải bố tại TPHCM