Thứ bảy 24/05/2025 11:22
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Vụ việc tranh chấp Vinasun – Grab: Vấn đề không của riêng ai!

12/10/2020 00:00
Vụ hãng taxi Vinasun khởi kiện Công ty TNHH Grab Việt Nam gây tốn kém nhiều thời gian và công sức của các bên tham gia cũng như cơ quan nhà nước (Tòa án) nhắc nhở các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm phát hiện hoặc tiếp nhận, nghiên cứu, ban hành văn

Ảnh minh họa

Việc Hội đồng xét xử ngừng xét xử vụ án dân sự nêu trên để các đương sự (nguyên đơn, bị đơn) có điều kiện chuẩn bị các điều kiện liên quan tuy hơi muộn, nhưng rất cần thiết và thể hiện tính khách quan, thận trọng của Hội đồng xét xử. Nếu nguyên đơn, bị đơn thỏa thuận được toàn bộ các vấn đề liên quan vụ án một cách tự nguyện không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội sẽ là cơ sở pháp luật để Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. Trường hợp các đương sự (nguyên đơn, bị đơn) thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành không chỉ giúp các đương sự tham gia tố tụng trong vụ án này tiết kiệm được thời gian, vật chất mà còn mang đến cho xã hội nhiều lợi ích khác và rất nhân văn, song vẫn đảm bảo được lợi ích, quyền lợi hợp pháp của các bên. Bởi, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (Điều 213 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).

Xem xét diễn biến quá trình giải quyết vụ án, nghe ý kiến của luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, chứng cứ liên quan vụ án; các căn cứ pháp luật được Hội đồng xét xử thẩm tra; quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tiến hành tố tụng tại phiên tòa; sự quan tâm của dư luận được giới truyền thông phản ánh. Tác giả bài báo đồng quan điểm với nhiều ý kiến đánh giá đây là một vụ án phức tạp, chưa hề có tiền lệ và có một số vấn đề chưa được làm rõ hoặc có thể không thể giải quyết công bằng nếu được quyết định bằng quyết định của bản án. Bởi, Grab không thể tự ý xâm nhập vào Việt Nam để thực hiện hoạt động kinh doanh, nếu không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền hoặc ý kiến của cá nhân nào đó có chức trách trong cơ quan nhà nước - trước khi Grab bị Vinasun kiện đã gây thiệt hại cho nguyên đơn về kinh tế, lợi nhuận. Vấn đề này cần phải làm rõ để xem xét. Không làm rõ vấn đề nêu trên để xác định tư cách tham gia tố tụng của ai đó liên quan cũng gây thiệt hại, nhưng lại áp dụng văn bản pháp luật liên quan xác định cá nhân Grab vi phạm luật gây thiệt hại cho Vinasun 41,7 tỷ đồng là chưa đầy đủ, không công bằng; giá trị thiệt hại do Grab gây ra cho Vinasun dựa trên kết quả giám định của công ty Cửu Long có nội dung (bao gồm cả các xe taxi Vinasun phải nằm bãi...) được dùng làm một trong những chứng cứ xác định đã thực sự chính xác chưa? Lý do, nguyên nhân các xe phải nằm bãi không được đưa vào khai thác có phải do bị Grab tranh khách gây nên hay còn nguyên nhân nào khác? Việc đơn vị cung cấp phần mềm cho Grab để Grab hoạt động kinh doanh gây thiệt hại cho Vinasun có chịu trách nhiệm không? Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh này như thế nào?. Tại thời điểm Grab kinh doanh chưa có Quyết định 24 của Bộ giao thông vận tải về vấn đề thí điểm triển khai ứng dụng KHCN hỗ trợ quản lí và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng? Đó là những vấn đề pháp lý cần phải làm rõ.

Một thực tế khi người dân tham gia sử dụng dịch vụ vận tải họ được quyền tự do lựa chọn sản phẩm dịch vụ mà họ thấy hài lòng và có lợi ích cao nhất. Nên Vinasun hay Grab đều không thể tự can thiệp vào ý thức tiêu dùng của người dân và càng khó có thể nói Grab tranh khách của Vinasun. Một minh chứng rất sinh động khi trên mạng xã hội có đăng một số hình ảnh khẩu hiệu được dán sau xe taxi truyền thống “Sử dụng taxi truyền thống là bảo vệ tài chính ngoại tệ Quốc gia” cùng với đó là sự đáp trả từ cộng đồng mạng: “Sử dụng taxi công nghệ là bảo vệ tài chính gia đình”.

Ảnh: ictnews

Đối với lợi ích xã hội sự tham gia của Grab vào hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường bộ tại Việt Nam cũng đem lại lợi ích cho hành khách tiết kiệm được kinh phí chi tiêu cá nhân của toàn xã hội; kích thích các doanh nghiệp vận tải taxi truyền thống đổi mới áp dụng công nghệ khoa học tiến bộ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho người thuê xe, đi bằng phương tiện taxi.....

Đối với lợi ích xã hội, nếu hãng taxi truyền thống “là lính bảo thủ” họ vẫn giữ cách thức kinh doanh như hàng chục năm về trước và rất chậm trễ trong công việc tự thay đổi chính mình nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người dùng khiến cho hiệu quả kinh doanh cạnh tranh không tích cực, doanh thu ngày càng giảm.

Theo thống kê sơ bộ hiện ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 24.000 ô tô tham gia mạng lưới của Uber và Grab, gần gấp đôi so với 11.060 chiếc taxi truyền thống đang hoạt động; còn tại Hà Nội trong khi taxi truyền thống chỉ có 19.265 xe thì hệ thống của ứng dụng đặt xe trên đang sở hữu khoảng 25.000 xe hoạt động thường xuyên. Cùng với đó, kinh doanh của các ứng dụng này cũng đều đặn tăng theo từng năm. Số liệu thống kê phản ánh nêu trên không chỉ sự kinh doanh hiệu quả của cả hai loại hình vận tải hành khách khác nhau, mà ẩn chứa sau nó là sự tiện ích, cước phí cạnh tranh khác biệt nên phù hợp để người tiêu dùng lựa chọn.

Nếu không có quyết định của Hội đồng xét xử tạm ngừng giải quyết vụ án để các đương sự thực hiện “hòa giải” với nhau; nếu vụ án chỉ được giải quyết trên cơ sở văn bản pháp luật hiện hành nhưng chưa đáp ứng được thực tiễn sinh động của cuộc sống – đặc biệt là thời đại công nghệ 4.0 đang được Chính phủ khuyến khích phát triển và ứng dụng vào thực tiễn xã hội.

Vụ án liên tiếp được mở ra để giải quyết một quan hệ tranh chấp dân sự tốn tới 9 tháng, thu hút nhiều công sức của các bên tham gia cũng như cơ quan nhà nước (Tòa án) mà vấn đề chưa đủ căn cứ để Hội đồng xét xử ra được bản án, thì đề nghị của bên nguyên đơn, bị đơn đối với Hội đồng xét xử cho hai bên được tự “hòa giải” với nhau và được Hội đồng xét xử chấp thuận là việc làm sáng suốt.

Vụ án chưa biết kết quả “hòa giải” với nhau của các đương sự như thế nào nhưng qua đây cũng là sự gợi mở dành cho cá nhân hay doanh nghiệp muốn làm ăn lớn, hợp pháp, phục vụ cuộc sống xã hội theo phương châm “ích nước, lợi nhà” khi đầu tư tham gia hoạt động kinh doanh sản xuất cần phải tìm hiểu kỹ quy định pháp luật liên quan, hiện hành. Nếu quá trình đầu tư mà chưa có văn bản pháp luật quy định thì cần kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành chính sách pháp luật. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước thiết nghĩ cũng sớm phát hiện hoặc tiếp nhận, nghiên cứu, ban hành văn bản pháp luật để tránh tình trạng trong dân gian hay nói “mất bò mới lo làm chuồng”.

Luật sư Nguyễn Lương Thuận

Tin bài khác
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời chất vấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu về việc tổ chức phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn.
Hơn 10.000 người Bộ Tài chính nghỉ hưu trước tuổi

Hơn 10.000 người Bộ Tài chính nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Tài chính chi hơn 11.400 tỷ đồng hỗ trợ hơn 10.400 người nghỉ hưu trước tuổi, sau đợt tái cơ cấu quy mô lớn, giảm mạnh đầu mối, tinh gọn bộ máy và nhân sự.
Quản lý người hành nghề y bằng mã định danh ngăn chặn hành vi gian lận trong y tế

Quản lý người hành nghề y bằng mã định danh ngăn chặn hành vi gian lận trong y tế

Bộ Y tế đề xuất quản lý người hành nghề y bằng mã định danh trên toàn quốc nhằm minh bạch hóa hoạt động y tế, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong bệnh viện.
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Bộ trưởng Bộ Y tế nói siết chặt quản lý, không có “vùng cấm”

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Bộ trưởng Bộ Y tế nói siết chặt quản lý, không có “vùng cấm”

Sáng 23-5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế.
Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định không hợp thức hóa sai phạm, chấp nhận "mất học phí" để xử lý hàng nghìn dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp phải thực hiện trực tuyến trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp phải thực hiện trực tuyến trong năm 2025

Ngày 22/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 69/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khẩn trương rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu là đến cuối năm 2025, toàn bộ TTHC liên quan đến doanh nghiệp phải được thực hiện trực tuyến, minh bạch, hiệu quả và giảm tối đa giấy tờ.
Quốc hội bàn giải pháp tăng trưởng GDP 8% và gỡ nút thắt nền kinh tế

Quốc hội bàn giải pháp tăng trưởng GDP 8% và gỡ nút thắt nền kinh tế

Quốc hội sẽ thảo luận một số giải pháp đột phá như đầu tư công, xử lý nợ xấu, cải cách tín dụng để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025.
Lương tối thiểu thay đổi lớn từ 1/7/2025: Địa phương nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Lương tối thiểu thay đổi lớn từ 1/7/2025: Địa phương nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Từ ngày 1/7/2025, mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh theo các đơn vị hành chính cấp xã và tỉnh mới sau sáp nhập, theo dự thảo nghị định của Bộ Nội vụ.
Bộ Tài chính đồng bộ hóa toàn diện hệ thống ngành dọc: Thuế, kho bạc, thống kê và BHXH

Bộ Tài chính đồng bộ hóa toàn diện hệ thống ngành dọc: Thuế, kho bạc, thống kê và BHXH

Bộ Tài chính triển khai tổ chức lại hệ thống thuế, kho bạc, thống kê và BHXH thành 34 đơn vị cấp tỉnh, phù hợp với mô hình hành chính mới.
Đẩy nhanh mở rộng sân bay Phú Quốc trước APEC 2027 bằng cơ chế đặc thù nào?

Đẩy nhanh mở rộng sân bay Phú Quốc trước APEC 2027 bằng cơ chế đặc thù nào?

Chính phủ thống nhất chủ trương đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, giao UBND tỉnh Kiên Giang thẩm quyền triển khai, hoàn thành trước APEC 2027.
Quốc hội thảo luận về giảm thuế VAT: Đề xuất mở rộng để kích cầu tiêu dùng

Quốc hội thảo luận về giảm thuế VAT: Đề xuất mở rộng để kích cầu tiêu dùng

Phần lớn các đại biểu bày tỏ sự đồng thuận cao với đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.
"Bỏ thuế khoán là lúc yêu cầu hộ kinh doanh phải công khai, minh bạch"

"Bỏ thuế khoán là lúc yêu cầu hộ kinh doanh phải công khai, minh bạch"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Văn Phụng – nguyên Cục trưởng Cục Thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế. Việc xóa bỏ cơ chế này được kỳ vọng sẽ giúp minh bạch thu nhập, chống thất thu và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.
Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư đường sắt Lào Cai - Hải Phòng

Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư đường sắt Lào Cai - Hải Phòng

PowerChina muốn tham gia dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, cam kết tiến độ, chất lượng, chi phí và mở rộng hợp tác công nghệ, năng lượng với Việt Nam.
Giảm thuế VAT xăng dầu: Đòn bẩy hạ giá, kích cầu toàn nền kinh tế

Giảm thuế VAT xăng dầu: Đòn bẩy hạ giá, kích cầu toàn nền kinh tế

Việc giảm VAT xăng dầu là một tín hiệu rất tích cực, giúp hạ giá thành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp và đặc biệt là kích thích tiêu dùng nội địa.
Mở rộng cao tốc Bắc – Nam: Doanh nghiệp xin làm, không xin tiền

Mở rộng cao tốc Bắc – Nam: Doanh nghiệp xin làm, không xin tiền

Tập đoàn Đèo Cả đề xuất đầu tư mở rộng 5 đoạn cao tốc Bắc – Nam bằng hình thức PPP, cam kết không sử dụng ngân sách nhà nước và sẽ khởi công ngay trong năm 2025 nếu được chấp thuận.