Thứ sáu 04/07/2025 19:21
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Người Việt dùng "siêu ứng dụng" 5 lần/tuần: Gọi xe, đặt đồ ăn, thanh toán chỉ với một chạm

Theo báo cáo “Thói quen sử dụng siêu ứng dụng tại Việt Nam 2025” do Cimigo, một công ty nghiên cứu thị trường độc lập hoạt động tại châu Á vừa công bố, người Việt sử dụng siêu ứng dụng trung bình 5 lần mỗi tuần. Trong đó, dịch vụ thanh toán điện tử dẫn đầu với tần suất 3,88 lần/tuần, tiếp theo là gọi xe máy 3,04 lần/tuần và đặt giao đồ ăn 2,83 lần/tuần.
Tham vọng về một "siêu ứng dụng" của tỷ phú Elon Musk gặp khó ở Mỹ

Mô hình "tất cả trong một" lên ngôi

Mô hình siêu ứng dụng tích hợp đang trở thành lựa chọn ưu tiên nhờ khả năng giúp người dùng tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thao tác chuyển đổi giữa các nền tảng. Tại TP. Hồ Chí Minh, nơi có mật độ dân số cao và nhịp sống nhanh, nhóm người trong độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi sử dụng siêu ứng dụng nhiều hơn hẳn, đặc biệt chi tiêu mạnh tay cho các dịch vụ giao đồ ăn.

Ngược lại, người từ 44 tuổi trở lên lại sử dụng dịch vụ gọi ô tô thường xuyên hơn, phản ánh sự khác biệt rõ nét về nhu cầu di chuyển giữa các thế hệ.

Người Việt dùng
Người Việt dùng app 5 lần/tuần: Gọi xe, đặt đồ ăn, thanh toán chỉ với một chạm

Thị trường đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi tiêu dùng. Từ việc chỉ sử dụng một ứng dụng cho một nhu cầu, người dùng hiện nay có xu hướng lựa chọn nhiều siêu ứng dụng cùng lúc để so sánh giá, săn ưu đãi và tối ưu trải nghiệm. Điều này thể hiện sự linh hoạt và nhạy bén về chi phí của người tiêu dùng Việt.

Về mức độ nhận diện thương hiệu, bốn cái tên nổi bật nhất theo khảo sát của Cimigo là MoMo, Shopee, Be và Grab. Đặc biệt, Be ghi nhận hiệu quả cao trong ba tháng gần nhất cả về độ nhận diện và tần suất sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ người dùng gắn bó lâu dài với Be vẫn khá khiêm tốn chỉ khoảng 15%, cho thấy ứng dụng này còn nhiều tiềm năng để cải thiện mức độ trung thành và chất lượng trải nghiệm.

Người dùng Be chủ yếu là nam giới từ 18 đến 24 tuổi, sử dụng chính cho các dịch vụ gọi xe máy, ô tô và giao hàng nhanh. Trong khi đó, nhóm tuổi từ 25 đến 44 lại ưa chuộng Grab, ZaloPay và Traveloka hơn. TikTok Shop chiếm ưu thế ở nhóm 18 đến 24 tuổi. Riêng MoMo và Shopee sở hữu độ phủ rộng nhất, xuất hiện đều ở mọi nhóm tuổi.

Chị Phan Thanh Hằng (29 tuổi, nhân viên văn phòng, quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Ngày nào tôi cũng dùng siêu ứng dụng, chủ yếu là để gọi đồ ăn trưa, tối thì đặt xe về nhà. Mấy cái thao tác giờ chỉ cần đúng một chạm, nhanh lắm. Tôi còn dùng luôn để chuyển tiền, nạp điện thoại. Tiện đến mức không còn nhớ lần cuối ra ATM là khi nào nữa.”

Anh Nguyễn Minh Tâm (42 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi thường đặt ô tô qua ứng dụng để đi họp, di chuyển giữa các chi nhánh. Thấy ổn định, đúng giờ. Tôi dùng nhiều app để so giá, cái nào ưu đãi hơn thì chọn. Cảm giác mình làm chủ được chi tiêu và thời gian.”

Bạn Trần Lê Anh (22 tuổi, sinh viên, Hà Nội) nói thêm: “Em dùng Be với MoMo nhiều. Be hay có mã giảm giá, còn MoMo thì gần như cái gì cũng làm được, từ nạp tiền điện đến đặt vé xem phim. Bạn bè em ai cũng dùng app, mỗi người mỗi gu, có bạn còn mở tới 4-5 ứng dụng cùng lúc để săn ưu đãi.”

Những chia sẻ này phản ánh rõ xu hướng tiêu dùng thông minh, linh hoạt của người Việt, nhất là ở các đô thị lớn. Thay vì trung thành tuyệt đối với một nền tảng, người dùng ngày càng “đa nhiệm”, cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí, trải nghiệm và giá trị gia tăng mà mỗi siêu ứng dụng mang lại.

Ba yếu tố then chốt khiến người dùng quyết định gắn bó với một siêu ứng dụng bao gồm: giá cả cạnh tranh, thao tác nhanh gọn và tính ổn định.

Cạnh tranh khốc liệt trong “miếng bánh” gọi xe

Ở mảng gọi xe công nghệ, một trong những dịch vụ chủ lực trên siêu ứng dụng, cuộc đua đang trở nên khốc liệt với sự góp mặt của nhiều cái tên. Grab vẫn giữ vị trí dẫn đầu nhờ mạng lưới dày đặc và tệp khách hàng lớn. Tuy nhiên, hãng này cũng phải đối mặt với áp lực không nhỏ từ chính sách chiết khấu cao, khiến một bộ phận tài xế và người dùng chuyển sang các nền tảng khác.

Be, ứng dụng thuần Việt, đang dần khẳng định vị thế bằng chiến lược tích hợp đa dịch vụ. Trong năm 2024, Be ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với tổng giá trị giao dịch (GMV) toàn nền tảng tăng 60%, lượng người dùng tăng 50%. Đáng chú ý, 70% người dùng Be sử dụng từ hai dịch vụ trở lên, với mức chi tiêu gấp 25 lần so với nhóm chỉ dùng một dịch vụ.

Hiện Be cung cấp tới 12 nhóm dịch vụ, bao gồm gọi xe, giao hàng, beFood, giúp việc, đặt vé máy bay, xe khách, bảo hiểm, dịch vụ viễn thông và nhiều tiện ích khác.

Trong khi đó, Xanh SM, thương hiệu gọi xe điện của Tập đoàn Vingroup, nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng nhờ chất lượng dịch vụ ổn định và thông điệp bảo vệ môi trường rõ nét. Tada, dù không quảng bá rầm rộ, lại ghi điểm với chính sách không thu phí hoa hồng đối với tài xế, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Mỗi ứng dụng có chiến lược riêng, nhưng điểm chung là đều đang chạy đua để giành lấy thời gian sử dụng và túi tiền của người dùng Việt - một thị trường năng động, nơi người tiêu dùng ngày càng thông minh và yêu cầu cao hơn về sự tiện lợi trong từng lựa chọn.

Tin bài khác
Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Trong 6 tháng đầu 2025, các tuyến cao tốc VEC phục vụ gần 37 triệu lượt xe, tăng 9,43%. Mở rộng quy mô, khởi công dự án mới, hướng đến hệ thống giao thông hiện đại.
Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Dù được kỳ vọng là ngành hàng tăng trưởng nhanh nhờ lợi thế mùa vụ và các hiệp định thương mại tự do, xuất khẩu rau quả năm 2025 đang đối mặt với thách thức lớn, khi thị trường chủ lực giảm mạnh nhập khẩu. Mục tiêu đạt 7,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vì thế trở nên đầy áp lực.
Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là cú hích mạnh mẽ, tạo thuận lợi tối đa cho khởi nghiệp và thu hút đầu tư, minh bạch hóa thủ tục.
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Partnership Marketing “Marketing 0 đồng”, một ý tưởng nghe qua tưởng như phi thực tế – lại đang trở thành một lối đi hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh chia sẻ quan điểm sâu sắc: Người lãnh đạo giỏi không tạo động lực bằng lời khen, mà bằng cách xây dựng môi trường giúp nhân viên tự khơi dậy nội lực.
Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7, doanh nghiệp không cần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chỉnh sửa địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi địa giới hành chính được cập nhật. Cơ quan thuế sẽ tự động đồng bộ dữ liệu, đảm bảo quyền lợi và tránh xử phạt.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.