Thứ sáu 04/07/2025 09:10
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Vĩnh Long: Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực

Thu chi ngân sách trong 9 tháng năm 2024, Vĩnh Long có tổng thu ngân sách thực hiện 5.055 tỷ đồng, đạt 85% dự toán giao. Tổng chi ngân sách thực hiện 7.076,3 tỷ đồng, đạt 60,5% dự toán năm.

Tại cuộc họp báo quý III chiều ngày 28/10/2024, tại tỉnh Vĩnh Long, bà Phạm Thị Nở - người phát ngôn của UBND tỉnh Vĩnh Long đã thông tin đến báo giới tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024. Theo đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng của tỉnh đạt 13.064,7 tỷ đồng, tăng 6,54% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn khu vực nhà nước đạt 2.973,5 tỷ đồng, giảm 13,58%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.178,4 tỷ đồng, tăng 37,28% so với cùng kỳ.

bà Phạm Thị Nở - người phát ngôn của UBND tỉnh Vĩnh Long
Bà Phạm Thị Nở - người phát ngôn của UBND tỉnh Vĩnh Long.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 9 tháng tăng 12,75% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,98%. Thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển và tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng đạt 52.021 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh chuyển biến tích cực, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục ghi nhận tăng trưởng, các thị trường xuất khẩu chủ lực được duy trì và đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 738,7 triệu USD, tăng 37,82% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh. Tổng lượt khách đến tỉnh 9 tháng năm 2024 đạt 1.350.000 lượt khách, đạt 107% kế hoạch năm; trong đó, khách quốc tế khoảng 33.000 lượt. Doanh thu du lịch 684 tỷ đồng, đạt 140% kế hoạch năm.

Quang cảnh buổi họp báo Quý 3/2024 của tỉnh Vĩnh Long
Quang cảnh buổi họp báo quý III/2024 của tỉnh Vĩnh Long.

Trong 9 tháng, tỉnh Vĩnh Long cũng đã cấp mới chủ trương đầu tư/chứng nhận đăng ký đầu tư cho 06 dự án (04 dự án trong nước, 2 dự án FDI), với tổng số vốn đăng ký tương đương 266,5 tỷ đồng và 1,72 triệu USD; có 08 dự án đầu tư mở rộng (03 dự án trong nước, 05 dự án FDI) với số vốn đăng ký tăng thêm 139,05 tỷ đồng và 3,92 triệu USD.

Theo bà Nở, tỉnh tiếp tục triển khai chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số; hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; Hệ thống một cửa điện tử đã triển khai tại 100% sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

Đối với công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục duy trì và củng cố các quan hệ hữu nghị truyền thống, phát triển và mở rộng mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi trong thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại còn vướng mắc ở các cân đối lớn của kinh tế cơ bản ổn định nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó khăn; một số ngành, lĩnh vực sản xuất phục hồi chậm, mức tăng trưởng thấp, tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế; khai thác thị trường xuất khẩu mới còn khó khăn; doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước. Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn hạn chế; lãi suất cho vay được không giảm nhưng tăng trưởng tín dụng còn thấp; triển khai gói tín dụng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ chưa phát huy hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng tăng so với cùng kỳ năm trước và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

 Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long - ông Lương Trọng Nghĩa
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long - ông Lương Trọng Nghĩa.

Về vấn đề đầu tư công, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long - ông Lương Trọng Nghĩa cho biết, vốn đầu tư công năm 2024 được UBND tỉnh, các sở ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo quyết liệt và tập trung thực hiện; trong quá trình triển khai thực hiện, thường xuyên tổ chức kiểm tra đôn đốc thực hiện và giải quyết, tháo gỡ kịp thời nhiều khó khăn, vướng mắc. Những tháng qua, việc triển khai thực hiện có chuyển biến tích cực, tiến độ giải ngân tăng khá và nhanh hơn so với những tháng đầu năm. Đến ngày 30/9/2024, giải ngân đạt 39% kế hoạch. Nếu tính theo số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao thì 9 tháng tỉnh Vĩnh Long đã giải ngân đạt 54,86% (cao hơn tỷ lệ bình quân của cả nước 47,29%).

Bên cạnh đó, lý giải cho nguyên nhân về việc giải ngân vẫn còn thấp, ông Nghĩa cũng cho biết thêm, do nguồn cung cát san lấp tại một số thời điểm khó khăn, chưa đáp ứng theo tiến độ triển khai các công trình, nhất là các công trình đường giao thông, kè,… Nhiều dự án có giải phóng mặt bằng lớn, trình tự thực hiện dài. Ngoài ra, thực hiện Luật Đất đai năm 2024 tỉnh phải xây dựng, ban hành các chính sách mới tại địa phương để áp dụng nên có ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện xác định giá đất, phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng.

Một số dự án trong quá trình thực hiện theo thực tế và để phát huy hiệu quả đầu tư tốt hơn cần phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế; một số dự án khi triển khai theo thiết kế có lệch vị trí so với quy hoạch sử dụng đất nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lương Trọng Nghĩa, phương án sắp tới mà tỉnh hướng tới là tỉnh đã rà soát, đánh giá lại trữ lượng các mỏ cát, xem xét lại tác động môi trường để làm cơ sở gia hạn thời gian cấp phép khai thác các mỏ cát để sớm cung cấp cát cho các công trình. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, hoàn thiện nhanh các phương án để phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng, chi trả cho người dân và giao mặt bằng cho chủ đầu tư, nhà thầu để thi công.

Tỉnh ủy đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, kiểm tra, đôn đốc thực hiện; UBND tỉnh, Ban chỉ đạo xây dựng cơ bản tỉnh tiếp tục kiểm tra, giải quyết nhanh những khó khăn trong quá trình thực hiện để đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn. Tiếp tục giao nhiệm vụ và phân công lãnh đạo các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, chỉ đạo thực hiện từng dự án; lập kế hoạch thực hiện, giải ngân chi tiết cho từng dự án theo hàng tuần; giải quyết nhanh những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền…

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phan Văn Giàu
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long Phan Văn Giàu tại buổi họp báo.

Cũng tại buổi họp báo, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phan Văn Giàu đã thông tin thêm về Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024, sẽ được tổ chức từ ngày 16 - 23/11/2024 sắp tới. Đây là lần đầu tiên, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Festival tập trung vào hai nội dung chính là Gạch Gốm Đỏ và Kinh tế Xanh nhằm tạo điều kiện để tỉnh Vĩnh Long xúc tiến, quảng bá những tiềm năng, lợi thế khai thác du lịch của làng nghề sản xuất gạch, gốm Mang Thít - một làng nghề nổi tiếng, độc đáo trong khu vực. Đồng thời, tạo điều kiện để địa phương cùng các tỉnh, thành tham gia Festival triển lãm, giới thiệu, quảng bá những thành tựu và tiềm năng, thế mạnh trên các lĩnh vực, qua đó góp phần thu hút đầu tư, tăng cường liên kết vùng, tìm kiếm cơ hội lan tỏa đến các thị trường trong và ngoài nước. Sự kiện cũng nhằm góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường.

không gian trải nghiệm tìm hiểu làng nghề sản xuất gạch, gốm, văn hóa đặc trưng “Đất và người Vĩnh Long”
Không gian trải nghiệm tìm hiểu làng nghề sản xuất gạch, gốm, văn hóa đặc trưng “Đất và người Vĩnh Long”.

Bên cạnh đó, chương trình sẽ đem đến không gian trải nghiệm tìm hiểu làng nghề sản xuất gạch, gốm, văn hóa đặc trưng “Đất và người Vĩnh Long”; Hoạt động tái hiện trên bến dưới thuyền; Tổ chức công diễn và xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam, Hội thi đờn ca tài tử 03 thế hệ, biểu diễn flyboard, thi đấu đua ghe tam bản. Trình diễn múa rối nước, diều led…

Tin bài khác
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.