Thứ ba 13/05/2025 08:50
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Từ tin đồn về Samsung, nhìn lại chính sách thu hút và giữ chân doanh nghiệp FDI

12/10/2020 00:00
Trong những ngày qua, truyền thông bàn luận về thông tin Samsung chuyển nhà máy (hoặc chuyển một phần đơn hàng từ các nhà máy tại Việt Nam sang các nhà máy tại Ấn Độ).

Nếu đặt lên bàn cân giữa hai trường hợp Việt Nam và Ấn Độ trong các nhân tố để thu hút và giữ chân FDI thì lợi thế cạnh tranh là tương đương nhau ở những khía cạnh chính. Ảnh: Tư liệu TBKTSG

Việt Nam và Ấn Độ: lợi thế cạnh tranh tương đương nhau

Các công ty đa quốc gia hay xuyên quốc gia (gọi chung là MNE) thực hiện các hoạt động đầu tư nước ngoài từ hai nguyên nhân chính: mục tiêu kinh tế (hay lợi nhuận) và mục tiêu chiến lược (hay mục tiêu dài hạn và phục vụ gián tiếp cho mục tiêu lợi nhuận). Mục tiêu kinh tế gồm chi phí nhân công thấp và kỹ năng lao động tốt, nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào và dễ tiếp cận, các ưu đãi thuế cao và có thị trường đầu ra sản phẩm tốt. Còn mục tiêu chiến lược là tiếp cận được nguồn lực khan hiếm và khả năng học hỏi cũng như mạng lưới công nghiệp dày đặc.

Trong khi đó, từ phía nước nhận đầu tư, mục tiêu cơ bản thu hút đầu tư là giải quyết vấn đề việc làm trong nước, và tạo hiệu ứng lan tỏa cho các ngành kinh tế khác trong nước phát triển và một phần để thu thuế.

Nếu đặt lên bàn cân giữa hai trường hợp Việt Nam và Ấn Độ trong các nhân tố để thu hút và giữ chân FDI thì lợi thế cạnh tranh là tương đương nhau ở những khía cạnh chính.

Về quy mô thị trường và nguồn lao động: dân số Ấn Độ cao gấp 13 lần Việt Nam nên thị trường nội địa của Ấn Độ có quy mô rất lớn so với Việt Nam. Tuy nhiên, bù lại Việt Nam lại có thị trường ASEAN với 600 triệu dân và nhiều hiệp định thương mại tự do (như EVFTA và 12 hiệp định khác đang thực hiện) nên hàng hóa từ Việt Nam có thể tiếp cận nhiều thị trường khác với dung lượng hàng trăm triệu người và có nhu cầu chi trả cao. Thực tế, Ấn Độ đang bị thâm hụt thương mại đối với hàng hóa hữu hình (không tính dịch vụ) khi nước này hàng năm chi đến 500 tỉ đô la Mỹ cho hàng hóa nhập khẩu trong khi xuất khẩu khoảng 300 tỉ đô la.

Năm 2019, kim ngạch song phương hai nước Việt Nam - Ấn Độ đạt 11,3 tỉ đô la, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ là 6,6 tỉ đô la, tăng 2,1% so với 2018, và chiều ngược lại xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam là 4,7 tỉ đô la, tăng 8,1% so với 2018. Mặt hàng điện thoại từ Việt Nam luôn chiếm một cơ cấu cao trong danh mục mặt hàng xuất khẩu hàng đầu vào Ấn Độ. Theo đó, Ấn Độ đã nhập hơn 1 tỉ đô la mặt hàng này trong 10 tháng đầu năm 2019 với mức tăng hơn 60%.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Ấn Độ đã lên kế hoạch tăng thuế nhập khẩu đối với hơn 50 mặt hàng bao gồm điện tử, đồ điện... với giá trị nhập khẩu khoảng 56 tỉ đô la từ Trung Quốc và các nước kể cả ASEAN. Đây là một phần trong kế hoạch ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính Ấn Độ cho giai đoạn 2020-2021 bắt đầu từ ngày 1-2, cùng với các biện pháp kích thích khác nhằm vực dậy tăng trưởng kinh tế mà nước này đang phải gánh chịu. Mục đích là hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu vào Ấn Độ.

Ưu đãi đột phá của của Ấn Độ

Bên cạnh các biện pháp nhập khẩu, Chính phủ Ấn Độ cũng đã nới lỏng các hạn chế và định mức thương mại để khuyến khích các nhà sản xuất di động thiết lập cơ sở tại nước này. Theo báo cáo mới nhất của tờ Economic Times của Ấn Độ, Bộ Thương mại của nước này đã quyết định dỡ bỏ một loạt các quy định và giúp các thương hiệu nhiều hơn trong việc ra quyết định cho hoạt động sản xuất tại nước này. Tất cả những điều này có khả năng sẽ thu hút những gã khổng lồ như Apple chuyển đơn vị sản xuất khỏi Trung Quốc và tìm cách thiết lập cơ sở tại Ấn Độ (hoặc các nước ASEAN) trong những năm tới.

Hiện tại có hàng loạt thương hiệu đang “xếp hàng” để nhận các ưu đãi kèm theo Chương trình liên kết sản xuất trị giá hàng tỉ đô la này. Những công ty như Vivo, Foxconn, Samsung, Wistron và Oppo là trong số những ứng viên sẽ nộp đơn cho đề xuất này. Ngay cả những thương hiệu như Xiaomi cũng có thể gia nhập hàng ngũ này.

Lợi ích chiến lược và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam

Các nhân tố trên được xem là thách thức lớn cho các nước nhận đầu tư FDI như Việt Nam hay các nước Đông Nam Á. Bởi chúng có thể làm tăng lợi thế cạnh tranh của Ấn Độ trong ngắn hạn do ưu đãi cao, thị trường trực tiếp lớn. Trong khi đó, các ưu đãi trực tiếp (thuế hay các khoản ưu đãi tài chính khác) của các quốc gia khác khó có thể cao hơn do tình trạng kinh tế khó khăn

Tuy nhiên, Ấn Độ chưa hoàn toàn chiếm ưu thế về lợi ích chiến lược so với các quốc gia khác như Việt Nam. Ở mặt đầu tư chiến lược, các công ty thường chọn các quốc gia về khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng và có kỹ năng tay nghề cao, có nền tảng công nghệ thông qua nghiên cứu và phát triển (R&D) tốt, đặc biệt là các quốc gia có mạng lưới các công ty cùng ngành tập trung theo địa lý để tạo nên các tổ hợp công nghiệp mà ở đó hệ thống hỗ trợ là hoàn hảo, dịch vụ hậu cần đảm bảo và một bộ phận các công ty công nghệ cao phụ trợ và học hỏi lẫn nhau.

Đây chính là yếu tố còn thiếu của các công ty Ấn Độ. Nếu quốc gia nào có thể tận dụng để phát triển các yếu tố này thì các MNE này sẽ lựa chọn quốc gia đó. Phát triển mạng lưới doanh nghiệp không chỉ là mục tiêu phục vụ doanh nghiệp MNE mà còn là mục tiêu phát triển doanh nghiệp nội địa.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tận dụng lợi thế gần các cứ điểm cung cấp đầu vào như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan - nơi có nguồn cung linh kiện dồi dào cho hoạt động sản xuất lắp ráp. Muốn vậy, cần tạo hệ thống logistic nội địa cũng như hệ thống logistic quốc tế ổn định và cạnh tranh để tạo thuận lợi cho mục tiêu giao thương này.

Phan Đình Mạnh

Tin bài khác
Trong tháng 5/2025, Bộ Công Thương phải báo cáo Chính phủ về kế hoạch đàm phán, ký kết FTA

Trong tháng 5/2025, Bộ Công Thương phải báo cáo Chính phủ về kế hoạch đàm phán, ký kết FTA

Một trong các nhiệm vụ được đưa ra tại Nghị quyết số 124/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025, đó là Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng phải báo cáo Thủ tướng trong tháng 5.
“Ngành hốt bạc” của Việt Nam từ góc nhìn của cô gái ngoại quốc…

“Ngành hốt bạc” của Việt Nam từ góc nhìn của cô gái ngoại quốc…

Thấy bảo, khách du lịch từ nước ngoài đến Việt Nam, khát vọng lớn nhất không thể bỏ qua đó là trải nghiệm những giá trị văn hoá lịch sử ngàn năm của dân tộc…
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Tại phiên thảo luận sáng 12/5 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã dành sự quan tâm đặc biệt đến Dự thảo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực làm mới quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động.
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.