Thứ sáu 09/05/2025 23:32
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

09/05/2025 15:35
Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Bài liên quan
Đề xuất lùi thời hạn áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
EuroCham: Cân nhắc hoãn tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu vang, rượu mạnh nhập khẩu
Cần cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Trong phiên thảo luận, Đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm không đồng tình với đề xuất áp mức thuế suất 8% đối với nước giải khát có đường. Ông cho rằng mức thuế này quá thấp so với thực tế tác động tiêu cực của loại đồ uống này đến sức khỏe cộng đồng. Theo ông, lập luận rằng áp thuế 10% sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng chỉ đúng trong một điều kiện lý tưởng – khi Việt Nam không đang đối mặt với một "đại dịch thầm lặng" đang ngày ngày bào mòn sức khỏe của người dân.

Đại biểu dẫn chứng một loạt con số đáng báo động: Hiện nay, Việt Nam có hơn 21 triệu người trưởng thành mắc bệnh tim mạch, chiếm gần 1/4 dân số. Mỗi năm, có tới 200.000 người tử vong vì bệnh này, con số tương đương toàn bộ dân số quận Ba Đình (Hà Nội). Cùng với đó, hơn 5 triệu người Việt đang sống chung với bệnh tiểu đường, trong khi tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em thành thị lên tới 40%. Những căn bệnh không lây nhiễm này đều có mối liên hệ trực tiếp đến chế độ ăn uống, trong đó nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân chính.

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá
Đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh

"Đồ uống có đường không có giá trị dinh dưỡng đáng kể nhưng lại đang được tiêu thụ ngày càng nhiều, kéo theo sự gia tăng của các loại bệnh tật, trong đó có ung thư," ông Hoàng Anh nhấn mạnh. Dẫn báo cáo y tế, ông cho biết tính đến năm 2024, Việt Nam có hơn 360.000 người đang mắc ung thư, với khoảng 180.000 ca mắc mới mỗi năm. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do ung thư lên tới 73,5%, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn cầu.

Đại biểu cũng cảnh báo về tốc độ tăng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam. Từ mức 1,59 tỷ lít năm 2009, sản lượng tiêu thụ đã vọt lên 6,67 tỷ lít năm 2023 – tức tăng tới 420%. Trung bình, mỗi người Việt tiêu thụ hơn 70 lít nước ngọt mỗi năm, cao gấp đôi mức được khuyến nghị để đảm bảo sức khỏe. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu các loại đồ uống có đường cũng không ngừng gia tăng.

Từ thực tế đó, ông khẳng định việc đánh thuế nước giải khát có đường không chỉ là một chính sách thuế đơn thuần mà còn là một lựa chọn chiến lược của các quốc gia có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng. Ông dẫn ví dụ: Thái Lan đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt từ năm 2017; Philippines và Malaysia thu về hàng tỷ USD từ sắc thuế này, đồng thời đạt được hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ bệnh tật liên quan đến đường. Ngay cả Brunei, một quốc gia nhỏ hơn Việt Nam, cũng đang áp dụng mức thuế cao hơn.

"Chúng ta mới chỉ bàn và chỉ bàn theo hướng đạt "3 nhất" trong khu vực – tức là mức thuế thấp nhất, tác động ít nhất tới bán lẻ và giảm ít nhất với người sử dụng. Nhưng nếu hôm nay chúng ta không hành động, ngày mai chúng ta sẽ phải trả giá – bằng ngân sách y tế, bằng năng suất lao động, và bằng chính sinh mệnh của người dân", ông Hoàng Anh cảnh báo.

Theo đại biểu, việc áp thuế đủ mạnh không chỉ góp phần định hướng tiêu dùng mà còn phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Ông nhấn mạnh, các doanh nghiệp có quyền vận động chính sách để bảo vệ lợi ích của họ, nhưng Quốc hội – với tư cách là cơ quan đại diện cho nhân dân – có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy sản xuất có trách nhiệm.

Vì vậy, ông đề nghị không giảm mức thuế suất xuống 8%, mà nên giữ nguyên mức 10% từ năm 2026. Đồng thời, ông kiến nghị bổ sung thêm thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường, tương tự như chính sách mà Thái Lan đang áp dụng, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi sang sản phẩm có ít đường hơn.

Về phía cơ quan soạn thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, việc bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế là bước khởi đầu trong tiến trình xây dựng các giải pháp nhằm hạn chế sản xuất, tiêu dùng thực phẩm chứa nhiều đường, góp phần định hướng tiêu dùng và giảm gánh nặng bệnh tật không lây nhiễm.

Dù vậy, ông Mãi cũng thừa nhận rằng đây là một mặt hàng mới bổ sung vào danh mục chịu thuế nên cần có lộ trình áp dụng, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp thích ứng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất và chuyển hướng dần sang các sản phẩm có hàm lượng đường thấp.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đề xuất chỉnh lý dự thảo luật theo hướng: Từ năm 2027 áp dụng mức thuế suất 8%; Từ năm 2028 tăng lên 10%.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để có thể xem xét mở rộng đánh thuế đối với các sản phẩm khác có chứa đường trong tương lai.

Tin bài khác
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
"Điểm nghẽn" giải ngân đầu tư công: TP. Hồ Chi Minh mới đạt 7,2% kế hoạch

"Điểm nghẽn" giải ngân đầu tư công: TP. Hồ Chi Minh mới đạt 7,2% kế hoạch

Tính đến ngày 29/4/2025, TP. Hồ Chí Minh mới chỉ giải ngân được 6.068 tỷ đồng, đạt 7,2% so với kế hoạch được giao là 85.500 tỷ đồng (mục tiêu giải ngân 95%, phấn đấu 100%).
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Tạo xung lực mới để phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Tạo xung lực mới để phát triển kinh tế tư nhân

Nhiều nhận định Nghị quyết số 68-NQ/TW sẽ sớm đi vào cuộc sống, giúp củng cố lòng tin, khơi dậy khát vọng và tinh thần cạnh tranh lành mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam; tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Bài X: Dự án Habico Tower nghìn tỷ “đắp chiếu” gần hai thập kỷ, gây lãng phí

Bài X: Dự án Habico Tower nghìn tỷ “đắp chiếu” gần hai thập kỷ, gây lãng phí

Từng được kỳ vọng là biểu tượng mới của Hà Nội, Habico Tower giờ là công trình hoang phí, bỏ hoang gần hai thập kỷ làm mất mỹ quan đô thị ,gây lãng phí.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.