Chủ nhật 11/05/2025 09:36
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

09/05/2025 20:06
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.

Sự kiện do nền tảng lãnh đạo Vanguard Việt Nam phối hợp cùng Singapore Leaders Network tổ chức, nhằm tạo không gian cho các nhà hoạch định chiến lược hai quốc gia chia sẻ các hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng giữa bối cảnh kinh tế đầy biến động. Bên cạnh các bài phát biểu và tọa đàm từ các diễn giả cấp cao, sự kiện còn dành thời gian cho kết nối và giao lưu giữa các nhà lãnh đạo đến dự.

Lãnh đạo không thể tư duy như ngày hôm qua

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới
Ông Cường Đặng, sáng lập Vanguard Việt Nam phát biểu tại lễ khai mạc

Mở đầu bằng một thông điệp từ ông Cường Đặng, sáng lập Vanguard Việt Nam, sự kiện không khởi sự bằng lý thuyết khô cứng, mà bằng chân lý lãnh đạo: “Điều nguy hiểm nhất trong thời kỳ biến động không phải là biến động, mà là tiếp tục hành xử bằng logic của ngày hôm qua".

Ông nhắc lại một cách đầy trân trọng: thế hệ lãnh đạo tiên phong của Việt Nam đã gây dựng nên những tập đoàn vững mạnh như Masan, TTC hay REE - trong bối cảnh không có nguồn vốn quốc tế, không có tấm bằng Ivy League, nhưng có một thứ mà không trường lớp nào dạy được, đó chính là niềm tin vào chính mình và đất nước.

“Nhưng thế giới ngày hôm nay đã khác. Mô hình cũ cần được thay đổi. Chúng ta đang cạnh tranh trong một môi trường không chỉ nhanh hơn, mà còn phức tạp và khốc liệt hơn rất nhiều. Lãnh đạo hôm nay không thể đi tiếp bằng tư duy của hôm qua”, ông Cường Đặng nhấn mạnh trong phát biểu của mình.

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới
ông Nadir Ali Zafar - Giám đốc Trải nghiệm tại Học viện Lãnh đạo Nhân sự (HCLI), đồng thời là Giám đốc Mạng lưới Lãnh đạo Singapore (Singapore Leaders Network) cung cấp những cách nhìn mới về quản trị

Tiếp nối thông điệp đó, ông Nadir Ali Zafar - Giám đốc Trải nghiệm tại Học viện Lãnh đạo Nhân sự (HCLI), đồng thời là Giám đốc Mạng lưới Lãnh đạo Singapore (Singapore Leaders Network), đã khái quát triết lý hành động qua ba chữ L: Lãnh đạo, Học hỏi, Kết nối (Lead, Learn, Link). Ông khẳng định: “Một ai đó phải bước lên để lấp đầy khoảng trống. Đã đến lúc chúng ta đầu tư nghiêm túc vào năng lực lãnh đạo - không chỉ để tồn tại, mà để vươn ra sân khấu khu vực và toàn cầu. Trong bối cảnh địa chính trị thế giới ngày càng phân cực và thiếu hụt các hình mẫu lãnh đạo tầm thế giới".

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên bất ổn
Ông Marco Breu - Chủ tịch Orionis Capital, Cố vấn cấp cao tại McKinsey & Company gây chú ý với bài thuyết trình của mình tại tọa đàm

Ông Marco Breu - Chủ tịch Orionis Capital, Cố vấn cấp cao tại McKinsey & Company - mở đầu phiên chính với bài chia sẻ đúc kết từ hơn 25 năm đồng hành cùng các chính phủ và tập đoàn lớn khắp châu Á. Không nói về mô hình hay lý thuyết, ông bắt đầu bằng một lời cảnh tỉnh: “Thời đại của kế hoạch 5 năm bất di bất dịch đã kết thúc. Doanh nghiệp cần một danh mục chiến lược - có thứ quen thuộc để duy trì ổn định, có thứ táo bạo để bứt phá, và quan trọng nhất là phải đủ linh hoạt để điều chỉnh theo tín hiệu thị trường. Trong môi trường hiện tại, không có điều gì là chắc chắn đúng. Doanh nghiệp nào chờ đủ rõ ràng mới hành động thì đã trễ".

Câu chuyện thật từ các “đại bàng” doanh nghiệp Việt

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới
Những chia sẻ các case study mà các doanh nghiệp Việt đã trải qua

Đại diện cho bốn doanh nghiệp tư nhân tiêu biểu trong nền kinh tế Việt Nam gồm Masan Group, TTC AgriS, PNJ và REE Corporation, các diễn giả đã mang đến những góc nhìn khác biệt nhưng đồng điệu ở khát vọng: làm sao để doanh nghiệp Việt bước ra khu vực, không chỉ bằng quy mô mà bằng tư duy, chiến lược và con người.

Ông Michael H. Nguyễn, Phó Tổng giám đốc Masan Group, chia sẻ về hành trình tái định vị của tập đoàn, từ một nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh với các sản phẩm như nước mắm, mì gói, đến việc xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ khép kín thông qua thương vụ mua lại WinMart. Khi bạn sở hữu 4.000 điểm bán và một nền tảng khách hàng thân thiết, bạn không còn chỉ là người bán hàng - bạn trở thành người lắng nghe và thấu hiểu.

Theo ông, Masan không đơn thuần theo đuổi tăng trưởng về thị phần mà tập trung vào việc xây dựng một hạ tầng vận hành bằng dữ liệu và con người. Từ những vai trò linh hoạt trong giai đoạn đầu, Masan ngày nay đòi hỏi những năng lực chuyên sâu về công nghệ, chuyển đổi số và quản trị dữ liệu. Chuyển đổi hệ thống là điều kiện cần, nhưng chuyển hóa con người mới là điều kiện đủ.

Về chiến lược M&A, ông Michael H. Nguyễn thẳng thắn cho rằng: “Không phải lúc nào cũng có sẵn mười mục tiêu để chọn. Đôi khi là cơ hội đến, bạn phải biết cách biến nó thành hiệu quả.”

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới
Bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch TTC AgriS và Betrimex chia sẻ về tư duy làm nông nghiệp toàn cầu

Bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch TTC AgriS và Betrimex, mang đến một câu chuyện đối lập nhưng đầy cảm hứng: làm nông nghiệp với tư duy công nghiệp và tầm nhìn toàn cầu. Khởi đầu từ ngành mía đường, TTC đã đầu tư sâu vào nghiên cứu, tài chính chuỗi cung ứng và tiêu chuẩn hóa sản phẩm theo yêu cầu của thị trường quốc tế. Một trái dừa có thể trở thành hơn 250 sản phẩm - từ thực phẩm, mỹ phẩm đến dược liệu. Giá trị không nằm ở khối lượng mà ở cách bạn khai thác nó.

Theo bà Đặng Huỳnh Ức My, mở rộng trong nông nghiệp không còn là bài toán sản lượng mà là kết nối - giữa nông dân, công nghệ, ngân hàng và thị trường. TTC đã xây dựng nền tảng số hóa giao dịch để giúp nông dân có cơ hội tiếp cận tín dụng và gia nhập chuỗi giá trị bền vững, chúng tôi muốn nâng nông sản Việt lên chuẩn quốc tế, bằng khoa học, hệ thống và cả trách nhiệm xã hội. TTC đã đầu tư xây dựng trung tâm R&D tại Singapore là một phần trong chiến lược đó, nhằm đảm bảo sản phẩm của TTC đủ sức cạnh tranh ở những thị trường có tiêu chuẩn cao nhất.

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới
Ông Lê Trí Thông, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PNJ kể lại hành trình PNJ lột xác và tăng doanh thu gấp 9 lần

Ông Lê Trí Thông, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PNJ, kể lại hành trình chuyển mình của doanh nghiệp từ một thương hiệu vàng gắn với tích trữ tài sản thành một thương hiệu trang sức dẫn đầu thị trường, định vị trong ngành thời trang và phong cách sống. “Chúng tôi không còn là nơi mua vàng, mà là nơi gửi gắm cảm xúc”, ông Thông nhấn mạnh.

Kể từ năm 2011, PNJ đã liên tục mở rộng mạng lưới bán lẻ, tăng doanh thu gấp 9 lần. Nhưng theo ông Thông, con số chưa nói lên hết chuyển biến quan trọng nhất mà nằm ở chỗ chuyển đổi văn hóa nội bộ. Bên cạnh đó, việc không thể thu hút những người giỏi nếu không thay đổi cách tổ chức vận hành. Vì vậy, PNJ phải tái lập trình từ bên trong.

"Doanh nghiệp đã mời về các nhân sự từ Lazada, Shopee, Grab, đồng thời áp dụng mô hình đa thương hiệu phục vụ các phân khúc tâm lý khác nhau. Câu chuyện thương hiệu được kể lại không còn qua các chiến dịch TV hàng tỷ đồng, mà qua dữ liệu và công nghệ. Chúng tôi vẫn là người kể chuyện - nhưng câu chuyện giờ được cá nhân hóa theo từng người tiêu dùng", ông Thông chia sẻ.

Ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng giám đốc REE Corporation, mang đến một lát cắt khác của doanh nghiệp Việt: bền bỉ, kỷ luật và có tầm nhìn dài hạn. Từ một xưởng cơ khí sau chiến tranh, REE là một trong những công ty đầu tiên thực hiện cổ phần hóa vào những năm 1990, và đã mở rộng thành tập đoàn đa ngành với danh mục trải dài từ điện, nước, bất động sản đến cơ điện lạnh.

Theo ông Bình, REE không chạy theo xu hướng. Tập đoàn chọn những lĩnh vực có dòng tiền ổn định và khả năng tích lũy tài sản lâu dài. “Chúng tôi không tăng trưởng bằng những cú nhảy, mà bằng những bước đi có chủ đích, có logic và có kỷ luật đầu tư. Thành công trong các thương vụ M&A với doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả cũng đến từ khả năng cải tổ quản trị và nâng cao hiệu suất tài sản. Cổ phần hóa là điều kiện để giải phóng năng lực. Nhưng tầm nhìn mới là thứ đưa doanh nghiệp đi xa”, ông Bình chia sẻ thêm.

Theo ông, việc mở rộng quy mô không chỉ để trở thành doanh nghiệp lớn, mà là để tạo ra nền tảng tái đầu tư cho tương lai - vào năng lượng xanh, con người và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Kết thúc chương trình, ông Nadir Zafar mời các nhà lãnh đạo suy ngẫm về chiến lược cá nhân cũng giống như chiến lược doanh nghiệp: "Ai cũng cần xây dựng danh mục sáng kiến riêng. Có thể là một vai trò mới, một ngành mới, hoặc học kỹ năng mới - lãnh đạo cũng cần thích nghi như doanh nghiệp."

Ông Cường Đặng khép lại với lời nhắn: "Đêm nay không chỉ là chia sẻ ý tưởng. Hãy mang về một hành động táo bạo và một kết nối ý nghĩa. Đó là cách chúng ta mở rộng - không chỉ doanh nghiệp, mà cả bản lĩnh lãnh đạo."

Tin bài khác
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.