Giá cà phê cập nhật lúc 06:35:01 ngày 13/5/2025 theo trang giacaphe.com, tại khu vực Tây Nguyên giảm 400 - 500 đồng/kg so với cuối tuần trước, xuống còn 127.500 – 127.800 đồng/kg. Tuy nhiên, với những con số ấn tượng về xuất khẩu và sự ưa chuộng ngày càng tăng đối với cà phê robusta, ngành cà phê Việt Nam được kỳ vọng sẽ thiết lập kỷ lục mới về doanh thu năm nay.
Trên thế giới, giá cà phê đồng loạt giảm mạnh trên sàn giao dich London và New York. Cụ thể, giá cà phê robusta tại kỳ giao hàng tháng 7/2025, giảm 174 USD/tấn (- 3,33%), xuống mức 5.052 USD/tấn; giá cà phê arabica tại kỳ giao hàng tháng 7/2025 giảm 14.40 cent/Ib (- 3,82%), xuống mức 372.95 cent/Ib.
![]() |
Giá cà phê hôm nay 13/5/2025: Giá cà phê đồng loạt giảm, nhưng Việt Nam kỳ vọng thu về 7 tỷ USD năm 2025 |
Giá cà phê trong nước hôm nay
Giá cà phê trong nước hôm nay 13/5 tại khu vực Tây Nguyên giảm 400 - 500 đồng/kg so với cuối tuần trước, xuống còn 127.500 – 127.800 đồng/kg.
Cụ thể, Lâm Đồng là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất ở mức 127.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tiếp đến là giá cà phê tại Gia Lai đứng ở mức 127.700 đồng/kg, giảm 400 đồng/kg.
Trong khi đó, giá cà phê tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đồng loạt được thu mua ở mức 127.800 đồng/kg, giảm lần lượt 400 đồng/kg và 500 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay trên thị trường thế giới
Trong phiên trực tuyến sáng nay 13/5. Tại London, giá cà phê robusta tiếp đà giảm mạnh. Cụ thể, tại kỳ giao hàng tháng 7/2025, giảm 174 USD/tấn (- 3,33%), xuống mức 5.052 USD/tấn; tại kỳ giao hàng tháng 9/2025, giảm 168 USD/tấn (- 3,24%), xuống mức 5.013 USD/tấn; tại kỳ giao hàng tháng 11/2025, giảm 161 USD/tấn (- 3,14%), xuống mức 4.961 USD/tấn;…
![]() |
Cập nhật: 13/05/2025 lúc 06:21:01 (delay 10 phút) |
Cùng chiều giảm, giá arabica trên sàn New York quay đầu giảm mạnh. Cụ thể, tại kỳ giao hàng tháng 7/2025 giảm 14.40 cent/Ib (- 3,82%), xuống mức 372.95 cent/Ib; kỳ giao hàng tháng 79/2025 giảm 14cent/Ib (- 3,66%), xuống mức 368.45 cent/Ib; kỳ giao hàng tháng 12/2025 giảm 13.20 cent/Ib (- 3,52%), xuống mức 361.85 cent/Ib;…
![]() |
Cập nhật: 13/05/2025 lúc 06:21:01 (delay 10 phút) |
Giá cà phê giảm mạnh do áp lực từ nguồn cung toàn cầu ổn định, trong khi nhu cầu tích trữ giảm bởi các yếu tố địa chính trị và tài chính quốc tế.
Theo Báo điện tử Chính phủ, dù giá giảm trong ngắn hạn, ngành cà phê Việt Nam đang có một năm bứt phá mạnh mẽ. Trong 4 tháng đầu năm 2025, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 67,5%, đạt mức kỷ lục 5.698 USD/tấn, kéo theo kim ngạch xuất khẩu tăng 51,1%, đạt 3,78 tỷ USD.
Theo ông Lê Đức Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, lượng cà phê tồn trong dân hiện nay không còn nhiều. Người nông dân chủ yếu bán cầm chừng do kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng. Nguồn cung hạn chế trong nước một phần đến từ điều kiện thời tiết bất lợi và sản lượng không đáp ứng đủ nhu cầu trong bối cảnh nhu cầu cà phê robusta toàn cầu tăng cao.
Ông Huy dự báo, với đà này, ngành cà phê Việt Nam hoàn toàn có thể chạm mốc 7 tỷ USD trong năm 2025 – một con số chưa từng có tiền lệ, khẳng định vị thế của Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta hàng đầu thế giới.
Dù đang trên đà tăng trưởng, ngành cà phê Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là từ các quy định mới của thị trường xuất khẩu lớn như Liên minh châu Âu (EU).
Quy định chống phá rừng (EUDR) yêu cầu tất cả sản phẩm cà phê xuất khẩu vào EU phải truy xuất nguồn gốc và đảm bảo không liên quan đến hoạt động phá rừng sau ngày 31/12/2024. Doanh nghiệp vi phạm có thể bị phạt lên tới 4% doanh thu hoặc bị cấm tham gia thị trường EU.
Dù vậy, EU đã chính thức gia hạn thời gian thực thi: doanh nghiệp lớn được lùi đến ngày 30/12/2025, còn doanh nghiệp nhỏ và vừa tới 30/6/2026, giúp ngành cà phê Việt Nam có thêm thời gian để thích nghi và chuẩn bị.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, để duy trì đà tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần tập trung hơn vào truy xuất nguồn gốc, canh tác bền vững, và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, cần đầu tư vào chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Giá cà phê robusta Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất lịch sử, với chất lượng ngày càng được thị trường quốc tế đánh giá cao, đặc biệt tại khu vực châu Á và Trung Đông. Đây là thời điểm vàng để Việt Nam tái khẳng định vị thế trên bản đồ cà phê thế giới – không chỉ là nước xuất khẩu hàng đầu, mà còn là quốc gia sản xuất cà phê chất lượng, bền vững và có trách nhiệm.