Thứ sáu 09/05/2025 16:56
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Từ McDonalds đến IKEA, sự di dời từ các thương hiệu phương Tây sinh ra những công ty nhái nhãn hiệu tại Nga

29/03/2022 22:49
Các doanh nghiệp tại Nga có thể đang tính toán rằng họ sẽ có lợi thế nếu họ có thể thu hút được khách hàng của các thương hiệu phương Tây bằng cách nhái lại nhãn hiệu nổi tiếng.

Logo cho một nhà hàng thức ăn nhanh

Logo cho một nhà hàng thức ăn nhanh "Uncle Vanya" của Nga (bên trái) được cho là giống hệt như chữ M màu vàng biểu trưng của thương hiệu McDonald's (bên phải)

Sự di dời của nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới khỏi Nga để phản đối việc đất nước này xung đột vũ khí với Ukraine đã tạo ra một ngành tiểu thủ công nghiệp mới trong nước chuyên bắt chước theo nhãn hiệu các thương hiệu lớn. Họ tranh thủ tận dụng thời cơ các thương hiệu lớn rời đi để xin cấp bằng sáng chế cho các logo thương hiệu nhái lại.

Ngày 12 tháng 3, một công ty thực phẩm đóng hộp của Nga đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Uncle Vanya mới của mình. Logo của họ giống hệt như chữ M màu vàng biểu trưng của thương hiệu McDonalds nhưng quay sang một bên.

Chuỗi cửa hàng bánh hamburger của Mỹ đã thông báo vào ngày 8/3 rằng, họ sẽ tạm thời đóng cửa tất cả 850 địa điểm ở Nga để nhằm phản đổi với chiến tranh ngày 24/2 của Moscow. Hàng dài hình thành tại các nhà hàng ngay sau đó cho thấy nhiều người Nga cảm thấy rất buồn khi thấy họ đóng cửa.

Tuy nhiên, Matxcơva đã tìm cách tạo ra một phong trào yêu nước đối với động thái của McDonald's. Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh 'Uncle Vanya' của Moscow đã công bố logo mới sau khi McDonalds rời khỏi Nga. Công ty có trụ sở chính tại Moscow đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế biểu tượng màu đỏ và vàng của mình, sau khi một chính trị gia Nga nói rằng nước này nên bắt đầu phiên bản McDonalds của riêng mình, để đáp lại quyết định rời khỏi đất nước từ tập đoàn đa quốc gia Mỹ.

Vào ngày 10 tháng 3, Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) và là người trung thành với Tổng thống Vladimir Putin, nói: "Ngày mai ở những địa điểm đó chúng ta không nên có McDonalds, mà là Uncle Vanya". Nhận xét này dường như đã truyền cảm hứng cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Việc bắt chước không chỉ dừng lại ở McDonalds. Một đơn đăng ký đã được nộp vào ngày 21 tháng 3 để đăng ký nhãn hiệu cho một nhà bán lẻ đồ nội thất của Nga có tên là IDEA. Logo của công ty - là tên của họ bên trong một hình oval màu vàng với nền màu xanh lam - rất giống với biểu tượng của thương hiệu IKEA của Thụy Điển, công ty cũng đã có tuyên bố sẽ đình chỉ các hoạt động của Nga.

Ảnh chụp màn hình đơn đăng ký nhãn hiệu của Nga cho một cửa hàng đồ nội thất có tên IDEA.
Ảnh chụp màn hình logo đăng ký nhãn hiệu của Nga cho một cửa hàng đồ nội thất có tên IDEA.

Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, nhà thiết kế đã nộp đơn cho biết, công ty mới sẽ có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu tại thị trường Nga sau khi IKEA rời đi. Trong khi một số người chỉ ra rằng nhãn hiệu này khó có thể được chấp thuận vì màu sắc gợi nhớ đến quốc kỳ của Ukraine, người nộp đơn thậm chí không cố gắng che giấu đi sự giống nhau với biểu tượng của thương hiệu nổi tiếng IKEA.

Rossgram, một dịch vụ mạng xã hội dự kiến ​​ra mắt vào ngày 28 tháng 3, không chỉ có tên gần giống với Instagram, mà màu sắc của logo cũng gần như giống nhau. Những người quen thuộc với ứng dụng mô tả nó như một bản sao Instagram cho phép người dùng - bao gồm cả những người có ảnh hưởng của Nga vốn cảm thấy bế tắc vì không thể đăng bài trên mạng xã hội Instagram phần lớn chuyển qua tài khoản Rossgram

Meta Platforms, công ty Hoa Kỳ đứng sau Instagram và Facebook, đã nới lỏng các quy định của mình ở Ukraine và các nơi khác để cho phép các bài đăng có nội dung bạo lực, cho thấy rõ ràng sự chết chóc đối với những hành vi xâm lược từ Nga. Đáp lại, cơ quan quản lý truyền thông của Nga đã chặn quyền truy cập vào Instagram vào ngày 14/3.

Đằng sau những thương hiệu sao chép này là lời đe dọa của Chính phủ Nga khi xem xét thu giữ tài sản của các thương hiệu nước ngoài tạm ngừng hoạt động tại Nga hoặc rút lui khỏi Nga. Các doanh nghiệp địa phương có thể đang tính toán rằng họ sẽ có lợi thế nếu họ có thể thu hút được khách hàng của các thương hiệu phương Tây.

Kiyoshi Kurihara, một luật sư và nhà tư vấn sở hữu trí tuệ, cho biết trong các cuộc đấu tranh tại tòa án về vi phạm nhãn hiệu, một trong những vấn đề quan trọng là liệu người tiêu dùng có nhầm lẫn giữa nhãn hiệu gốc và nhãn hiệu nhái hay không.

Nhưng "không chắc rằng các thương hiệu đã rời khỏi Nga sẽ nộp đơn kiện ở Nga về vi phạm nhãn hiệu", ông nói.

Bảo Bảo

Tin bài khác
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.