Thứ bảy 23/11/2024 20:17
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Nhà máy của Xuân Thiện là một bước tiến quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp

07/06/2024 12:16
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Phùng Đức Tiến cho rằng, nhà máy của Xuân Thiện với công nghệ hiện đại và đồng bộ là một bước tiến quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến.

Thưa Thứ trưởng, sau khi tham quan Nhà máy thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Xuân Thiện, ông có đánh giá như thế nào về quy mô và công nghệ của nhà máy này?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Đây là một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi vừa được khánh thành với quy mô lớn, sử dụng toàn bộ công nghệ và thiết bị nhập khẩu từ Đan Mạch, một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ chăn nuôi tại châu Âu. Hệ thống thiết bị tại nhà máy rất đồng bộ và hiện đại, đóng góp quan trọng vào sản lượng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. Với công suất lên đến 500.000 tấn/năm, được coi là một trong những nhà máy hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực này.

Trong năm vừa qua, cả nước đã sản xuất được 20 triệu tấn thức ăn hỗn hợp, cho thấy sự tự chủ vững mạnh về nguồn cung thức ăn chăn nuôi của chúng ta. Việc thiết lập các vùng nguyên liệu cũng đã bước đầu được thực hiện. Sự xuất hiện của những nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đại như vậy không chỉ giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm mà còn giúp tăng cường sức cạnh tranh của ngành.

Hiện nay, nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu. Do đó, việc xuất hiện những nhà máy như Xuân Thiện với công nghệ hiện đại và đồng bộ sẽ là một bước tiến quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp, từ đó tăng cường sức cạnh tranh trong giai đoạn mới.

Trong thời gian qua và trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chính phủ đã và sẽ có những chính sách gì để hỗ trợ ngành chăn nuôi nói chung và các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Để hỗ trợ ngành chăn nuôi và các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, chúng tôi đã có những chính sách ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực như đất đai, nguồn nhân lực và cải thiện hệ thống các văn bản pháp chế. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi cũng đã áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế và phí.

Ảnh minh họa
Nhà máy thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Xuân Thiên tại tỉnh Thanh Hóa.

Chúng tôi tin rằng, những việc này sẽ tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi và nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Thực tế đã chứng minh rằng, trong và sau đại dịch Covid-19, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế và là tiền đề cho sự phát triển của các ngành sản xuất khác.

Thưa ông, làm cách nào để giảm thiểu lượng Carbon phát thải trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nước ta đạt được thỏa thuận đã cam kết tại COP 26 và làm thế nào để ngành nông nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Sản xuất xanh và sản xuất hữu cơ đang là xu hướng toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Ở Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp như truy xuất nguồn gốc và chuyển đổi số để giảm phát thải. Trong nông nghiệp, các hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản đều góp phần vào phát thải môi trường. Để giảm phát thải, chúng ta cần thực hiện quản lý quyết liệt và đồng bộ trong các lĩnh vực này.

Đối với chăn nuôi, Đề án ưu tiên đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 đang chờ phê duyệt từ Thủ tướng Chính phủ.

Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030.

Đối với trồng trọt, các biện pháp như giảm phát thải carbon đã được triển khai thông qua việc xuống giống trên cây có múi, cây ăn quả và đặc biệt là trên cây lúa để thực hiện đề án 1 triệu ha phát thải thấp. Mục tiêu của chúng ta là đảm bảo vào năm 2050, phát thải carbon sẽ về 0 và ngành nông nghiệp của chúng ta sẽ đạt được sự tiến bộ đáng kể. Đồng thời, giá trị của nông sản cũng sẽ được nâng cao.

Hiện nay, chúng ta đã xuất khẩu nông sản tới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khi đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, chúng ta sẽ có đỉnh cao về sản lượng, giá trị. Chúng ta đang xếp hạng 15 trên bản đồ thế giới,hoàn toàn có thể tin tưởng và chắc chắn là nông sản Việt Nam sẽ còn nhiều dư địa để phát triển nếu thực hiện đồng thời với chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, truy xuất nguồn gốc và giảm phát thải.

Vậy ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn trong ngành nông nghiệp?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Dễ thấy, sự cạnh tranh giữa các quốc gia và khu vực đang ngày càng trở nên quyết liệt. Nếu Việt Nam không thể thực hiện một kinh tế tuần hoàn hiệu quả, chúng ta sẽ mất đi sức cạnh tranh. Kinh tế tuần hoàn đồng nghĩa với việc tăng chi phí và giá thành sản phẩm cũng như tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu. Ví dụ, trong ngành nông nghiệp, chúng ta hiện có khoảng 156 triệu tấn phế phẩm hoặc phụ phẩm. Nếu chúng ta khai thác được nguồn lượng lớn này, theo đánh giá của các chuyên gia, chúng ta có thể tạo ra một "mỏ vàng" mới.

Bên cạnh đó, kinh tế tuần hoàn đã được tích hợp vào các đề án được đề xuất để trình Chính phủ xem xét và phê duyệt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, kế hoạch hành động sẽ bao gồm trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, và chăn nuôi. Kế hoạch này sẽ hướng tới mục tiêu phát triển và tối ưu hóa sự sử dụng tài nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bền vững trong tương lai.

Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Phùng Đức Tiến trao đổi với báo giới trong chuyến thâm nhà máy thức ăn của Xuân Thiện tại tỉnh Thanh Hóa.

Ông có thể chia sẻ về hướng phát triển mục tiêu tương lai về các dự án giống như dự án của Xuân Thiện và vai trò của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trong việc thúc đẩy các dự án Công nghệ cao về nông nghiệp?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Công nghệ cao trong nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chính thức đưa vào văn bản pháp luật. Hiện nay, chúng ta đã thấy sự phát triển mạnh mẽ của các khu nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư để lấp đầy các khu nông nghiệp công nghệ cao vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, việc thu hút công nghệ cao trong nông nghiệp vẫn chưa được triển khai một cách hiệu quả. Do đó, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ cùng với các tỉnh thành tiến hành đánh giá lại các tiêu chí liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao. Sau đó, Bộ sẽ lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có công nghệ cao để tận dụng tiềm năng và lợi thế của đất nước.

Về nhà máy Xuân Thiện, khi đã sở hữu thiết bị và công nghệ đồng bộ, chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi, giúp doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh. Thực tế, 60 – 65% chi phí trong chăn nuôi là thức ăn. Vì vậy, chúng tôi tin rằng, với sự hợp tác của Xuân Thiện, chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn mới trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Ông vừa nhắc tới xu thế phát triển công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Trong thời gian tới, chúng ta cần có sự thay đổi gì về mặt chính sách để thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Chúng ta đã thiết lập được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rất đồng bộ. Luật chăn nuôi hiện có một nghị định và bốn thông tư. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký bốn đề án và một đề án đang chờ ký. Năm đề án này bao gồm: đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi, đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường, đề án công nghiệp hỗ trợ, và đề án hướng đến đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Khi thực hiện cùng lúc cả năm đề án này một cách đồng bộ, chúng ta sẽ có năm "binh chủng" để thúc đẩy ngành chăn nuôi, tiến tới mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá cũng như nâng cao sức cạnh tranh.

Ước tính, tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào năm 2023 đã đạt 515 triệu USD; xuất khẩu thức ăn gia súc dự kiến đạt gần 1,2 tỷ USD trong cùng năm. Nếu chúng ta có thức ăn chăn nuôi với chi phí thấp, giá trị dinh dưỡng cao và chi phí tiêu tốn thức ăn trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp, chúng ta có thể đạt được con số cao hơn.

Đồng thời, với một chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh như vậy, kết hợp với việc chế biến và giết mổ, chúng ta có thể hướng tới mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi có giá trị lên đến tỷ USD trong tương lai không xa.

Phan Chính (thực hiện)

Tin bài khác
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).