Thị trường trái phiếu doanh nghiệp quý II, III sẽ tiếp tục trầm lắng?
- 148
- Vấn đề
- 23:55 25/04/2022
DNHN - Theo VnDirect, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể trầm lắng trong một, hai quý tới do thị trường đang chờ đợi những thay đổi về mặt chính sách, pháp lý được cơ quan quản lý nhà nước ban hành trong thời gian tới.
Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong Q1/2022 đạt mức 45.374 tỷ đồng, giảm 84,9% so với quý trước dù vẫn tăng mạnh 48,3% so với cùng kỳ. Trong đó, phát hành riêng lẻ chiếm 87%, phát hành ra công chúng chiếm 13% tổng khối lượng phát hành. Tỷ lệ phát hành thành công đạt 102,6%.
Trong đó, có 40 doanh nghiệp phát hành tổng cộng 39.478 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, tăng 67,2% so với cùng kỳ, giảm 86,0% so với quý trước. Các doanh nghiệp có giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ lớn nhất trong quý bao gồm: Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tường Khải (5.980 tỷ đồng), Công ty CP Xây dựng Minh Trường Phú (5.900 tỷ đồng), NH TMCP Quốc tế Việt Nam (3.948 tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư và Phát triển Eagle Side (3.390 tỷ đồng), Hưng Thịnh Investment 2.000 tỷ đồng.

Có 5.896 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành ra công chúng, giảm 15,7% so với cùng kỳ và giảm 68,8% so với quý trước. Các doanh nghiệp có giá trị phát hành lớn nhất gồm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2.209 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (1.695 tỷ đồng).
Khối lượng phát hành trái phiếu riêng lẻ có xu hướng giảm dần qua các tháng trong quý I/2022, với giá trị tháng 1 là 27.115 tỷ đồng, tháng 2 là 8.193 tỷ đồng, tháng 3 là 4.170 tỷ đồng. Điều này trái ngược với diễn biến trong quýI/2021 khi giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có xu hướng tăng dần qua các tháng.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thông tư 16/2021/TTNHNN có hiệu lực kể từ 15/01/2022, áp dụng các quy định chặt chẽ hơn dành cho các Tổ chức tín dụng trong việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp, cũng như nâng cao chất lượng của doanh nghiệp phát hành.
Chính phủ đã có những động thái chấn chỉnh hoạt động của thị trường Trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 3. Những hành động cụ thể gần đây là những nỗ lực cần thiết của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đưa thị trường hoạt động lành mạnh, quy củ hơn trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã có công điện số 304 ngày 7/4/2021 nhằm chấn chỉnh và ổn định hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐCP nhằm lấp các lỗ hổng chính sách và đưa thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Trong ngắn hạn, theo VnDirect, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể trầm lắng trong một, hai quý tới do thị trường đang chờ đợi những thay đổi về mặt chính sách, pháp lý được cơ quan quản lý nhà nước ban hành trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp phát hành, tổ chức tư vấn, bảo lãnh phát hành, nhà đầu tư tổ chức (Ngân hàng, công ty bảo hiểm) cũng cần thời gian để thích ứng với những thay đổi mới về mặt chính sách, pháp lý khi các Thông tư, Nghị định mới đi vào hiệu lực. Nhà đầu tư cá nhân cần thêm thời gian để ổn định tâm lý, suy xét và đánh giá tình hình thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
PV
Bài liên quan
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
#trái phiếu doanh nghiệp

Tháo gỡ vướng mắc về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Trong bối cảnh phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp tăng và tiềm ẩn nhiều rủi ro, Bộ Tài chính đã cảnh báo nhà đầu tư khi có hiện tượng môi giới của một số doanh nghiệp và tổ chức tài chính chèo kéo nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp như hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng, với lãi suất lên tới 12-13% một năm.

Bộ Tài chính quan ngại khả năng thanh toán trái phiếu doanh nghiệp
Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý khả năng thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong thời gian tới.

Bộ Tài chính tiếp tục cảnh báo việc doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu
Theo Bộ Tài chính, việc tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua TPDN không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu.

Đã phát hành 30 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm
Nhóm ngân hàng thương mại đứng đầu về giá trị phát hành với giá trị là 27,29 nghìn tỷ đồng, lãi suất phát hành trung bình 5,16%/năm.

Sắp có thêm 3 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Fecon là 1 trong 3 đơn vị đã phê duyệt phương án phát hành riêng lẻ tối đa 150 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 18 tháng, lãi suất cố định 11%/năm.

Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
Nếu tính riêng phát hành thị trường trong nước, nhóm ngành ngân hàng chiếm phần lớn tỷ trọng phát hành trong nửa đầu tháng 5.
Đọc thêm Vấn đề
Thanh Hóa chỉ đạo khắc phục tình trạng dự án “treo”
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Công văn số 4358/VPCP-CN ngày 13/7/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc khắc phục tình trạng quy hoạch “treo” và dự án “treo”, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản số yêu cầu các đơn vị có liên quan khắc phục tình trạng trên.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình cho ý kiến những nội dung quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh
Chiều 11/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn
Ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình vừa có buổi làm việc với BTV Huyện ủy Lương Sơn về tình hình chính trị, phát triển KT-XH 8 tháng đầu năm và công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện. Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh.
Ứng phó với lạm phát
Cả thế giới quay cuồng trong cơn bão lạm phát cùng với đó là tiếng chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái đang ngày một hiện hữu.
Thủ tướng chỉ đạo xem xét quản lý về thu phí không dừng và vận tải bằng xe buýt
Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu xem xét, chỉ đạo đối với các kiến nghị của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Dragon Capital: Kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều áp lực
Theo Dragon Capital, rủi ro lớn nhất chính là sự kéo dài về tình trạng giá nhiên liệu, hàng hóa thế giới ở mức cao có thể tiêu tốn nguồn lực mà Việt Nam đã tích lũy được trong các năm qua.
Long An: Cấp chủ trương đầu tư cho KCN mở rộng một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín
Tại Diễn đàn khu công nghiệp (KCN) Việt Nam do Tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức sáng ngày 11/8, ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Long An cho biết, theo quy định của Nghị định 35, việc cấp chủ trương đầu tư cho KCN mở rộng mất 60 ngày. Ở Long An, việc này mất một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này đều mất trên một năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Hà Nội tiến hành rà soát, xử lý 700 dự án "treo"
Trên địa bàn Thủ đô có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp làm việc với các ngành chức năng và chỉ đạo đến hết tháng 10/2022 có những phương án xử lý cụ thể của từng dự án để tổng hợp báo cáo HĐND thành phố.
Vĩnh Phúc: Cầu 600 tỷ bắc qua Đầm Vạc - Vĩnh Yên có thể hoạt động dịp Quốc khánh
Sau nhiều tháng "lỡ hẹn", vào dịp quốc khánh 2/9 năm nay người dân Vĩnh Yên có thể bắt đầu di chuyển qua cây cầu Đầm Vạc, trị giá hơn 600 tỷ đồng vay từ quỹ OPEC.
Hết năm 2022, Đắk Lắk dự kiến thu hút khoảng 20 dự án với tổng vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng
Ngày 11/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án; tổng số vốn đầu tư là 9.985 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm, tỉnh Đắk Lắk sẽ thu hút khoảng 20 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 22.000 tỷ đồng.