Thứ tư 11/12/2024 21:59
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

11/12/2024 10:24
Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 sẽ sớm được ban hành, tập trung vào nhà sản xuất, người tiêu dùng để thay đổi hành vi, đổi mới thông nghệ, đổi mới quy trình sản xuất.
Bài liên quan
Đồng Tháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, đạt nhiều kết quả tích cực
Đẩy mạnh cơ cấu lại vùng Đông Nam Bộ theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Ngành đồ uống Việt Nam hướng tới phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn

Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn lần thứ 3 năm 2024, tổ chức vào ngày 10/12, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã nhấn mạnh vai trò thiết yếu của kinh tế tuần hoàn trong việc giảm thiểu tác động môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, mô hình kinh tế tuần hoàn được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào nền kinh tế toàn cầu, giúp giảm 40% lượng khí thải vào năm 2050, tạo ra khoảng 6 triệu việc làm mới, đồng thời giảm lượng rác thải rắn đô thị từ 4,5 tỷ tấn mỗi năm xuống còn 2 tỷ tấn. Đây được xem là giải pháp mang tính chiến lược nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm rác thải và phát thải ròng về 0 vào năm 2050, điều mà nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang hướng đến. Hiện tại, đã có 49 quốc gia xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn, triển khai các chiến lược nhằm thúc đẩy mô hình này.

Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn
Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đã sớm được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đặc biệt tại Điều 142, với bốn tiêu chí quan trọng: Tối ưu hóa việc sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng; kéo dài vòng đời của sản phẩm và vật liệu; giảm phát thải và rác thải ra môi trường; đồng thời không gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.

Trên cơ sở các tiêu chí này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, tập trung vào các dòng thải chính như rác thải nhựa, kim loại, gỗ, giấy và sinh khối, cũng như những ngành hàng có mức độ phát thải cao, điển hình là bao bì thực phẩm và nhựa. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng đặt trọng tâm vào những lĩnh vực mà phát thải đang chiếm tỷ lệ lớn trên toàn cầu, bao gồm thực phẩm (chiếm 33% lượng phát thải), xây dựng xanh (chiếm 8-10%), và giao thông vận tải (chiếm 8-10%).

Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường

Đáng chú ý, ngành dệt may, vốn đã ghi nhận sự sụt giảm 10% về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2022 và 2023, đang phải đối mặt với những thách thức lớn khi hàng năm thế giới sản xuất ra khoảng 100 tỷ sản phẩm dệt may, tạo ra 92 triệu tấn rác thải rắn, tiêu thụ 93 tỷ mét khối nước và phát thải khoảng 8% lượng khí nhà kính toàn cầu. Do đó, đây cũng là một trong bốn lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn của Việt Nam.

Trong giai đoạn tới, các nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra nhằm đạt được các mục tiêu đến năm 2030 và 2035 bao gồm mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, áp dụng lộ trình phân loại rác thải tại nguồn từ ngày 1/1/2025, và yêu cầu hơn 2.166 doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê, báo cáo phát thải khí nhà kính vào tháng 3/2025. Ngoài ra, hệ thống lương thực, các ngành công nghiệp như sắt, thép, xi măng với mức phát thải lớn sẽ phải thực hiện đồng xử lý chất thải và giảm tỷ lệ phát thải, nhằm xây dựng một nền sản xuất bền vững và hiệu quả hơn.

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cũng nhấn mạnh, việc triển khai kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu rác thải chôn lấp và tận dụng rác thải như một nguồn tài nguyên, mà còn mang lại cơ hội lớn để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng quá trình thực hiện sẽ đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Vì vậy, trong tương lai, cần thiết lập các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn, bao gồm việc ban hành Nghị quyết và xây dựng Luật Kinh tế tuần hoàn, nhằm đảm bảo mô hình này được triển khai hiệu quả và thành công. Dự kiến, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 sẽ sớm được ban hành, mở ra cơ hội phát triển bền vững, góp phần đưa Việt Nam tiến tới nền kinh tế xanh và tuần hoàn.

Tin bài khác
Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Việc xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục cả về kim ngạch lẫn giá trị trong năm 2024 thêm một lần nữa đặt ra tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,6%, nhờ vào thương mại mạnh mẽ, đầu tư công và các chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Với việc thông qua một loạt các luật quan trọng, với tư duy bứt phá, tháo gỡ khó khăn và khơi thông điểm nghẽn của nền kinh tế, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công tin tưởng các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng năm 2025.
Việt Nam thu hút 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng của năm 2024

Việt Nam thu hút 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng của năm 2024

Các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2024 gồm Singapore với 9,14 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản, chiếm 77% tổng vốn đầu tư.
Xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh

Xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh

Đây là nội dung quan trọng nêu trong Chỉ thị số 44/CT-TTg (ngày 9/12/2024) của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
TP.HCM đã hút 491,7 triệu USD vào các khu chế xuất và khu công nghiệp

TP.HCM đã hút 491,7 triệu USD vào các khu chế xuất và khu công nghiệp

Theo Ban Quản lý Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng vốn đầu tư thu hút vào các khu chế xuất và khu công nghiệp đạt 491,7 triệu USD, tương ứng 89,4% kế hoạch năm.
Thanh Hóa: Thúc đẩy kinh tế xanh để phát triển bền vững

Thanh Hóa: Thúc đẩy kinh tế xanh để phát triển bền vững

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030. Trọng tâm của chiến lược tăng trưởng xanh tại Thanh Hóa là cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển các ngành kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, góp phần vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Tiền Giang hướng đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tiền Giang hướng đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tiền Giang đặt ra mục tiêu đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng không gian hợp tác đầu tư

Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng không gian hợp tác đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên như đổi mới sáng tạo, phát triển xanh, năng lượng tái tạo, đô thị thông minh, công nghiệp chế tạo, chuyển đổi số và các ngành công nghệ cao.
Thị trường bất động sản: Ngân hàng “xuống nước”, khách hàng vẫn “chê”

Thị trường bất động sản: Ngân hàng “xuống nước”, khách hàng vẫn “chê”

Mặc dù ngân hàng “xuống nước” bằng cách giảm lãi suất thấp nhất đến mức có thể, giúp khách hàng vay để mua nhà nhưng người dân vẫn e dè chuyện vay vốn.
Siêu cảng Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế

Siêu cảng Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế

Siêu cảng Cần Giờ đặt trong chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước, bổ sung cho hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, nâng tầm cụm cảng biển số 4 thành một trung tâm cảng biển quốc tế trong tương lai.
TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để tăng trưởng bền vững

TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để tăng trưởng bền vững

Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng khoảng gần 80 chương trình đề án, chiến lược, chính sách hỗ trợ cho tất cả lĩnh vực sản xuất xanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin tưởng tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin tưởng tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra các thông tin tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế cho năm 2024.
Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Động lực mới cho an ninh năng lượng Việt Nam

Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Động lực mới cho an ninh năng lượng Việt Nam

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không chỉ là câu chuyện về đầu tư mà còn là khát vọng vươn tới một nền kinh tế phát triển bền vững, gắn với an ninh năng lượng và môi trường trong lành cho thế hệ mai sau.
Tối ưu hóa mạng lưới sân bay: Phát triển sân bay nhỏ làm vệ tinh cho sân bay lớn

Tối ưu hóa mạng lưới sân bay: Phát triển sân bay nhỏ làm vệ tinh cho sân bay lớn

Đề xuất xây sân bay Măng Đen tại huyện Kon Plông, Kon Tum đang thu hút sự quan tâm của dư luận. PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - chủ nhiệm ngành kỹ thuật hàng không, Trường đại học Văn Lang cho ý kiến xung quanh vấn đề này.